Kiểm toán là một trong những ngành có cơ hội việc làm tuyệt vời nhưng đồng thời độ cạnh tranh cũng cực kỳ cao. Đặc biệt, Big4 ngành kiểm toán bao gồm các công ty PWC, Deloitte, Ernst and Young, KPMG là những nơi làm việc được nhiều bạn trẻ mơ ước đặt chân vào. Vậy thì chuẩn bị CV xin việc như thế nào để nâng cao cơ hội bước chân vào Big4? Vieclam123.vn sẽ giúp bạn ngay với bài viết hướng dẫn cách viết CV kiểm toán chất lượng và thu hút nhà tuyển dụng nhất! Tìm hiểu ngay cùng chúng mình nhé!
MỤC LỤC
CV (Curriculum Vitae) hay Resume là gì ? Đây là một trong những giấy tờ, văn bản cực kỳ quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc, đặc biệt là hồ sơ xin việc ngành kiểm toán. Với tỷ lệ cạnh tranh cực kỳ cao, sở hữu CV xin việc xuất sắc là điều vô cùng cần thiết giúp bạn có được cơ hội bước tiếp vào vòng phỏng vấn.
Nhìn vào CV xin việc, nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ về năng lực, con người, đồng thời đánh giá tổng quan về bạn xem bạn có phải là ứng viên phù hợp mà họ đang tìm kiếm hay không.
Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp vô cùng lo lắng khi tìm việc kiểm toán bởi thường cơ hội có công việc tốt, lương cao sẽ dành cho những kiểm toán viên có trình độ cao và thời gian làm việc lâu dài. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn không có cơ hội cho những mẫu CV cho sinh viên mới ra trường. CV xin việc được chuẩn bị một cách chuẩn chỉnh và thu hút là bước đầu giúp bạn chiếm trọn cảm tình từ nhà tuyển dụng. Để sở hữu một CV xin việc hoàn hảo cần dành nhiều thời gian tìm hiểu và luyện tập, chỉnh sửa và cập nhật thường xuyên.
Trước khi đi vào chi tiết hướng dẫn làm CV xin việc vị trí kiểm toán chất lượng và thu hút, bạn cần đảm bảo CV của mình có đầy đủ các nội dung mà nhà tuyển dụng mong muốn thấy được. Đối với kiểm toán viên, độ chính xác trong công việc phải ở mức gần như tuyệt đối. Vì thế, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn cẩn thận và chỉn chu như thế nào ngay trong CV xin việc của mình. Một CV xin việc kiểm toán thông thường sẽ bao gồm các nội dung sau đây:
- Thông tin căn bản về ứng viên
- Mục tiêu nghề nghiệp
- Trình độ học vấn của ứng viên
- Kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên
- Các kỹ năng mà ứng viên sở hữu phục vụ cho công việc
- Bằng cấp, giải thưởng, hoạt động ngoại khoá và các thông tin thêm trong CV xin việc.
- Người tham chiếu (nếu có)
Phần thông tin cá nhân của ứng viên thường trình bày ở trên cùng hoặc góc bên trái, bên phải tuỳ theo sở thích. Các nội dung quan trọng cần có bao gồm:
- Tiêu đề CV (CV Title): ghi họ và tên ứng viên kèm vị trí ứng tuyển.
- Thông tin cơ bản: ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, địa chỉ. Mọi thông tin cần được trình bày ngắn gọn và có độ chính xác tuyệt đối. Đối với email, bạn cần sử dụng email chuyên nghiệp, tránh các email được đặt tên khó hiểu gây phản cảm. Ở địa chỉ, bạn chỉ cần cung cấp thông tin một cách chung chung như tên đường, tên quận và thành phố bạn sinh sống.
- Ảnh đại diện: ảnh CV xin việc khác với ảnh thẻ. Bạn nên sử dụng hình ảnh tổng quát thay vì chỉ có mỗi gương mặt. Tuy nhiên, yếu tố nghiêm túc và lịch sự vẫn cần đặc biệt quan tâm. Với vị trí kiểm toán viên, bạn cần thể hiện sự nghiêm túc và chín chắn của bản thân thông qua ảnh đại diện bạn nhé!
Mục tiêu nghề nghiệp được đặt ở vị trí ngay dưới thông tin cá nhân đủ để thấy tầm quan trọng của phần này. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được vì sao nó lại quan trọng và viết nó như thế nào cho đúng.
Nhìn chung, mục tiêu nghề nghiệp cho phép bạn trình bày và thuyết phục nhà tuyển dụng với mức độ “yêu nghề” của bạn khi ứng tuyển. Đặc biệt với ngành nghề mà thời gian công tác quan trọng như kiểm toán viên, trình bày mục tiêu nghề nghiệp lại càng quan trọng.
Để cho phần mục tiêu nghề nghiệp hay thì bạn hãy chia nó thành 2 phần: mục tiêu ngắn hạn (short-term) và mục tiêu dài hạn (long-term). Mỗi mục tiêu nên được trình bày ngắn gọn và dễ hiểu bằng gạch đầu dòng.
Một số cụm từ bạn có thể tham khảo để tăng tính thuyết phục cho mục tiêu nghề nghiệp như: “mong muốn học hỏi và trau dồi kinh nghiệm”,”mong muốn cống hiến hết mình cho công việc và công ty”,”nâng cao trình độ chuyên môn”,”trở thành kiểm toán viên chuyên nghiệp”,… Ngoài ra, đối với mục tiêu dài hạn, bạn nên cung cấp mốc thời gian cụ thể, ví dụ như: “phấn đầu trở thành trưởng phòng trong 2 năm công tác”.
Tóm lại, những gì bạn cần chính là chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn có chí hướng và có định hướng lâu dài trong công việc mà bạn ứng tuyển.
Trình độ học vấn là mục cực kỳ quan trọng với kiểm toán viên, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường. Ở cách viết trình độ học vấn trong CV bao gồm những thông tin cần thiết đó là: trường theo học, thời gian theo học, tình trạng (đã tốt nghiệp hay chưa), hạng bằng (nếu có), thời gian tốt nghiệp (đã hoặc dự kiến).
Mặt khác, theo đuổi ngành kiểm toán yêu cầu bạn phải sở hữu rất nhiều các chứng chỉ khác nhau ví dụ như chứng chỉ ACCA, chứng chỉ CFA, chứng chỉ CIA,… hãy cung cấp đầy đủ và nhấn mạnh vào các thành tích bạn đạt được để chiếm trọn sự quan tâm của nhà tuyển dụng nhé!
Một kiểm toán viên cần có bề dày trong kinh nghiệm chuyên môn. Những kinh nghiệm mà bạn đã có trước khi xin việc vào doanh nghiệp hiện tại cần được cung cấp một cách đầy đủ và chi tiết trong mục này. Cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV bao gồm những thông tin là: tên doanh nghiệp, vị trí, chức vụ, tóm tắt các công việc bạn làm, các thành tích nổi bật trong CV (nếu có).
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì sao? Đừng lo lắng, đối với một chuyên ngành đòi hỏi sự tập trung cao độ trong học tập như kiểm toán, không có thời gian đi làm cũng là một điều dễ hiểu. Bạn hãy cung cấp thông tin về các dự án bạn từng tham gia nghiên cứu, hoặc các công việc mà bạn đã có cơ hội thực hành trong thời gian thực tập. Có sự hiểu biết về các loại giấy tờ trong công việc như hạch toán hoá đơn, báo cáo tài chính, báo cáo thuế,… sẽ là điểm cộng hoàn hảo cho các bạn chưa có bề dày kinh nghiệm.
Kỹ năng, bằng cấp, giải thưởng, hoạt động trong CV sẽ là các thông tin thêm giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy cung cấp thông tin thật đầy đủ nhưng ngắn gọn để nhà tuyển dụng có thể hiểu thêm về bạn, đồng thời nhìn nhận sự năng động của bạn nhé!
Vậy người tham chiếu trong CV là gì ? Đây là mục giúp làm tăng mức độ uy tín của bạn với nhà tuyển dụng, hãy cung cấp thông tin về người tham khảo trong CV của bạn. Người tham khảo có thể là quản lý cũ, đồng nghiệp cũ, giáo viên hướng dẫn cũ,… họ có thể là bất cứ ai, miễn là hiểu được những gì bạn làm và những thành tích bạn đạt được. Hãy đảm bảo lựa chọn đúng những người có thể giúp bạn nâng cao hình ảnh bản thân, tránh lựa chọn người có định kiến hoặc không hiểu rõ về bạn.
- Nội dung trong CV
CV như là một “bản quảng cáo” của bạn dành cho nhà tuyển dụng, vì thế, hãy đảm bảo bạn trau chuốt cẩn thận mọi câu từ trong CV xin việc của mình. Tuy nhiên, tính chính xác cần được đảm bảo, tránh việc tô vẽ quá mức gây ra hiệu quả ngược. Bạn cần cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết nhưng ngắn gọn, súc tích. Trong CV xin việc, gạch đầu dòng, câu đơn hoặc câu ghép đơn giản nên được sử dụng.
- Trình bày CV
Với ngành nghề có tính “khô khan” như kiểm toán, bạn nên lựa chọn các trình bày, màu sắc, trang trí CV với đường nét đơn giản và tinh tế. Một số gam màu có thể tham khảo như trắng, nâu, be, xanh lá (tông đậm),… Bạn không nên sử dụng các gam màu quá rực rỡ như đỏ, cam, vàng gây cảm giác khó chịu cho nhà tuyển dụng.
- Mẹo nhỏ cho bạn!
Hãy lưu file CV ở định dạng mẫu CV xin việc file PDF nếu bạn nộp CV online. Điều này giúp bạn tránh tình trạng lỗi file, lỗi phông, xô lệch thông tin khi nhà tuyển dụng mở trên thiết bị khác. Ngoài ra, hãy đặt tên CV theo mẫu sau: “CV_Họ và tên_Vị trí ứng tuyển” để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm kiểm và nhận biết nhé!
Trên đây là hướng dẫn chi tiết và lưu ý giúp bạn sở hữu một CV kiểm toán chất lượng và thu hút. Hãy bắt tay vào thực hiện và luyện tập thường xuyên để có được một CV xin việc với phiên bản hoàn hảo nhất của bản thân nhé! Chúc bạn sớm có được cho mình công việc mơ ước!
Bạn đã công tác ở vị trí kế toán một thời gian dài, đã trang bị những kinh nghiệm chuyên môn, đã sở hữu những kỹ năng cần thiết và chuẩn bị xin việc kế toán trưởng tại một doanh nghiệp lớn? Bài viết sau sẽ giúp bạn chuẩn bị mẫu CV kế toán trưởng với chất lượng hoàn hảo giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng!
MỤC LỤC
Chia sẻ