Kinh nghiệm làm việc trong CV là phần rất quan trọng, giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực của ứng viên. Đây cũng là thế mạnh mà mỗi ứng viên cần tập trung vào để khiến CV của mình trở lên nổi bật. Vậy cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV như thế nào đúng chuẩn và chuyên nghiệp nhất ?
MỤC LỤC
Kinh nghiệm làm việc là một mục không thể thiếu khi viết CV xin việc. Ở mục này bạn cần mô tả ngắn gọn những kinh nghiệm của bản thân như trước đây làm vị trí gì? Công việc như thế nào? đồng thời nêu rõ những thành tựu và kỹ năng đạt được trong công việc. Cùng vieclam123, tìm hiểu về cách viết mục này qua các thông tin dưới đây nhé.
Kinh nghiệm làm việc là những thứ bạn đã từng làm hay được học ở vị trí công việc trước đây của mình. Ở phần kinh nghiệm trong CV bạn cần trình bày thời gian làm việc của bạn và những công việc, kỹ năng, thành tích bạn đạt được ở công việc trước đây của mình.
Mục kinh nghiệm làm việc trong CV
Khi viết kinh nghiệm làm việc trong mẫu cv tiếng Việt, ứng viên nên liệt kê kinh nghiệm làm việc theo thứ tự thời gian từ công việc gần đây nhất, đến những công việc đã thực hiện trước đó. Ví dụ năm nay là năm 2022, bạn nên liệt kê công việc làm trong năm 2022, rồi mới đến công việc làm trong năm 2021, 2020,... Bạn có thể trình bày kinh nghiệm làm việc theo cấu trúc:
Trong khi liệt kê những vị trí công việc bạn đã từng đảm nhận, nên nêu rõ tên công ty, địa chỉ làm việc, kèm theo mô tả chi tiết về những công việc bạn đã thực hiện. Từ những công việc hàng ngày như thế nào, cách bạn phân bổ thời gian làm việc ra sao, nêu tên những dự án đã từng phụ trách,...
Tiếp theo, bạn nên nêu cụ thể những thành tích đã đạt được trong CV ở từng công việc cụ thể. Ví dụ như đỉnh điểm trong một tháng bạn đã giúp công ty thu về bao nhiêu doanh số, kiếm được thêm bao nhiêu khách hàng, hiện tại mối quan hệ của bạn với khách hàng trong từng lĩnh vực là bao nhiêu,...
Lưu ý là bạn nên lựa chọn những công việc nổi bật, có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn thì có thể nêu lên một vài công việc làm thêm thời đi học giúp phát triển các kỹ năng mềm trong công việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thích nghi,...
=> Tóm lại, khi viết kinh nghiệm trong CV, nên viết ngắn gọn, súc tích nhưng ấn tượng. Chọn lựa công việc từng làm phù hợp với vị trí ứng tuyển hiện tại. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh vào kỹ năng, điểm mạnh của bản thân. Nêu rõ thời gian làm từng công việc để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hình dung quá trình làm việc của bạn.
Cách viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV
Mặc dù nói khi nêu phần kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV cần nêu chi tiết, cụ thể, nhưng cũng có một số điều dưới đây bạn không nên viết thêm vào vì chỉ khiến CV trở nên dài dòng, không có trọng tâm.
Không nên nêu những công việc thời vụ, làm trong thời gian ngắn hạn (ít hơn 3 tháng) trừ khóa thực tập thường kéo dài từ 2-3 tháng. Những công việc làm thêm quá nhỏ nhặt với mục đích kiếm thêm thu nhập và trải nghiệm là chính như phát tờ rơi, pha trà,...thì không cần thiết phải đưa vào.
Trong cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc không nên viết quá dài dòng, cũng như không áp dụng dạng thức văn tự sự, kể chuyện mà nên phân chia ý cụ thể và trình bày dưới dạng gạch đầu dòng.
=> Nhìn chung, không nên liệt kê quá tràn lan các công việc mà cần có sự chọn lọc. Lưu ý chèn các từ khóa liên quan đến những điều mà công việc hiện tại yêu cầu như kỹ năng, trình độ chuyên môn là gì chẳng hạn.
Tham khảo thêm: Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm gây ấn tượng tới nhà tuyển dụng
Sau đây sẽ là một số mẫu cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV cho bạn tham khảo dành cho người đã có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm. Từ những mẫu này bạn hãy áp dụng để tự viết kinh nghiệm nghề nghiệp trong của bạn nhé.
Ví dụ:
“KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
1. Công ty TNHH Nguồn Nhân lực Thanh Xuân
Vị trí: Phó trưởng phòng kế toán
Thời gian: từ năm 2017 đến nay
Công việc cụ thể:
Giám sát hoạt động kế toán trong doanh nghiệp, xem xét các báo cáo tài chính để đảm bảo các con số rõ ràng, minh bạch
Lập kế hoạch và phân công công việc cụ thể cho nhân viên ở từng vị trí như kế toán thuế, kế toán tổng hợp,kế toán kho...
Bảo đảm tiến độ công việc đúng thời hạn, luôn sẵn sàng cung cấp thông tin về kế toán-tài chính của doanh nghiệp khi được yêu cầu.
Kiểm tra quá trình lập hồ sơ, thực hiện các bút toán thành toán, quy trình kiểm kê tài sản trong doanh nghiệp
Khuyến khích, động viên cấp dưới làm việc hết mình, nâng cao năng lực chuyên môn.
2. Công ty TNHH Nguồn nhân lực Thanh Xuân
Vị trí: Nhân viên kế toán
Thời gian: từ năm 2014-2017
Công việc đảm nhận:
Kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp số liệu, thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp theo từng tháng, từng quý, từng năm
Cung cấp số liệu cho Ban giám đốc và cơ quan chức năng nhà nước khi có yêu cầu
Thực hiện các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công tác kế toán
Đối với CV cho sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm làm việc thực tiễn chưa có nhiều, vậy bạn có thể liệt kê một vài công việc làm thêm nổi bật. Ví dụ như khi bạn muốn làm CV xin việc chăm sóc khách hàng, bạn có thể thêm nội dung vào phần kinh nghiệm làm việc như sau:
Ví dụ:
“KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
1. Công ty: Công ty TNHH Thuốc Tân Dược
Vị trí: Thực tập sinh - nhân viên kinh doanh
Thời gian: 09/2022- 12/2022
Công việc cụ thể:
Học hỏi về kỹ năng tư vấn bán hàng, chốt sale sản phẩm
Giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm của công ty
Cung cấp thông tin về công ty, sản phẩm, công dụng, giá thành tới người tiêu dùng
Giải quyết những khiếu nại, băn khoăn của khách hàng về sản phẩm để làm hài lòng khách hàng.
=> Học hỏi được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, biết cách tạo dựng mối quan hệ.
2. Nhân viên tư vấn bán hàng thời trang
Thời gian: 12/2020-07/2021
Công việc cụ thể:
Tư vấn bán hàng, giới thiệu sản phẩm cho khách
Trưng bày sản phẩm trên kệ hàng
Thực hiện thanh toán hóa đơn sản phẩm cho khách hàng
Giải quyết mọi khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về chất lượng sản phẩm
=> Kỹ năng bán hàng, tư vấn cho khách, giải quyết và làm hài lòng khách hàng.
Ví dụ:
“1. Blue Sky Technology Company
02 / 2020-10 / 2022
Position: PHP developer
Work: Website programming, web interface
Project: Application programming allows users to book flight tickets online quickly.
Number of participants: 4 people
Role in the project: System analysis and design, Module development, code optimization, error correction.
Technologies used: Android Studio, Java, Google Cloud Message.
2. Realistis Technology Company
06 / 2021-12 / 2022
Position: Staff programming back-end, front-end, server
Works: Programming administration functions for game software, running ads, social networks, server administration for the company.”
Dịch:
1. Công ty Blue Sky Technology
02/2020-10/2022
Vị trí: Nhân viên lập trình PHP
Công việc: Lập trình website, giao diện web
Dự án: Lập trình ứng dụng cho phép người dùng đặt vé máy bay trực tuyến nhanh chóng.
Số lượng người tham gia: 4 người
Vai trò trong dự án: Phân tích và thiết kế hệ thống, phát triển Module, tối ưu code, sửa lỗi.
Công nghệ sử dụng: Android Studio, Java, Google Cloud Message.
2. Công ty Realistic Technology
06/2021-12/2022
Nhân viên lập trình back-end, front-end, server
Công việc: Lập trình chức năng quản trị cho phần mềm game, chạy quảng cáo, mạng xã hội, quản trị server cho công ty.
Như vậy, trên đây là hướng dẫn cơ bản để bạn biết được cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV chuẩn, ấn tượng nhất. Vieclam123.vn hy vọng bạn đã chắt lọc được những thông tin hữu ích với bản thân. Chúc các bạn sớm tìm được công việc như ý và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống!
MỤC LỤC
Chia sẻ