close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Hướng dẫn cách viết trình độ học vấn trong CV gây ấn tượng tốt với NTD

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong CV luôn có mục trình độ học vấn để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của ứng viên. Vậy cách viết trình độ học vấn trong CV như thế nào là đầy đủ, chuẩn xác và khoa học nhất? Bạn đã biết chưa? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Mục trình độ học vấn trong CV có cần thiết không?

Trong CV xin việc thì mục trình độ học vấn là một mục không thể thiếu. Đây là một mục rất quan trọng trong CV nhằm giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực của bạn. Vậy trình độ học vấn là gì? Nó có khác so với trình độ chuyên môn là gì không? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây.

1.1. Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn của một người là những tri thức, hiểu biết của người đó về một lĩnh vực nhất định thông qua quá trình học tập, đào tạo. Trình độ học vấn thường chia theo các cấp bậc: tiểu học, trung học, Đại học, Cao học,... mỗi một cấp bậc như vậy sẽ được gọi là trình độ học vấn.

Trình độ chuyên môn là trình độ mà bạn được đào tạo tới thời điểm hiện tại như Trung cấp, sơ cấp, cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học,...

Đừng nhầm lẫn giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn dẫn đến ghi sai thông tin trong CV xin việc nhé. Bạn sẽ bị đánh giá thấp và khả năng rất cao sẽ bị loại ngay đấy.

Xem ngay: Bạn có biết cách viết quá trình học vấn trong đơn xin việc chuẩn chỉnh như thế nào không ?

1.2. Tại sao cần viết trình độ học vấn trong CV

Để làm tốt một công việc cụ thể nào đó, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn nhất định, phù hợp với vị trí tuyển dụng. Đó là lý do vì sao trong mẫu CV xin việc luôn có phần trình độ học vấn của ứng viên. 

Ví dụ như với công việc của nhân viên kinh doanh, yêu cầu bạn phải có trình độ học vấn là “tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh”. Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí lập trình viên thì cần phải có trình độ học vấn là “tốt nghiệp cao đẳng, đại học ngành công nghệ thông tin”. Còn nếu như bạn muốn xin việc vào vị trí công nhân trong nhà máy thì trình độ học vấn được yêu cầu là “tốt nghiệp trung học phổ thông”.

Cách viết trình độ học vấn trong CV

Trình độ học vấn có thực sự quan trong trong CV

2. Cách viết trình độ học vấn trong CV đầy đủ

Bạn cần biết cách viết phần trình độ học vấn trong CV chuẩn và tìm một vị trí viết tốt nhất để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn cần thiết cho bạn.

2.1. Viết gì vào trình độ học vấn trong CV

Như đã nói ở trên, mục trình độ học vấn bạn cần điền cấp học cao nhất và khóa học ngoài liên quan tới công việc ứng tuyển mà bạn đã tốt nghiệp. Khi viết trình độ học vấn trong CV bạn cần lưu ý thực hiện theo những điều sau:

Thứ nhất, cần viết trình độ học vấn cao nhất là gì tính đến thời điểm hiện tại của bạn. Ví dụ như bạn tốt nghiệp Đại học thì bạn cần ghi trình độ học vấn là “Đại học” chứ không điền là “Tốt nghiệp trung học phổ thông”. Cũng như vậy, phải tốt nghiệp Đại học thì bạn mới có thể học Thạc sĩ. Nhưng khi học xong và có bằng thạc sĩ thì bạn cần ghi trình độ học vấn là “Thạc sĩ” chứ không phải là “Đại học”.

Thứ hai, khi ghi trình độ học vấn, bạn không chỉ ghi ngắn gọn là “Đại học”,”cao đẳng”, “Tốt nghiệp trung học phổ thông”,...mà bạn cần phải ghi rõ các thông tin đi kèm bao gồm: Tên trường học, Chuyên ngành học, Xếp loại bằng cấp, khóa học. Với những thông tin được đưa ra cần trình bày một cách mạch lạc, khoa học để nhà tuyển dụng tiện theo dõi. Ngoài ra nếu cần thiết bạn có thể ghi thêm diểm trung bình hay giải thưởng nếu cần thiết.

Thứ ba, nên liệt kê trình độ học vấn có liên quan đến công việc ứng tuyển. Ví dụ như bạn không chỉ tốt nghiệp một chuyên ngành mà tốt nghiệp hai, đến ba chuyên ngành thì không nhất thiết phải liệt kê hết. Bạn nên tập trung vào các khóa học nghề nghiệp, các chương trình đào tạo có liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Cách viết trình độ học vấn trong CV

Viết trình độ học vấn trong CV chuẩn

2.2. Viết trình độ học vấn trong CV ở vị trí nào?

Trong một CV, các phần đều cần được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ theo dõi để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy sắp xếp vị trí các phần như thế nào, trình độ học vấn nên được đặt ở đâu? Sắp xếp các thông tin một cách logic sẽ giúp thông tin phát huy được tính hiệu quả của nó.

- Đối với sinh viên mới ra trường:

Với những sinh viên mới ra trường, khi trình độ học vấn là điểm nhấn vì kinh nghiệm làm việc trong CV không có do chưa có nhiều trải nghiệm thực tế thì phần trình độ học vấn nên được đặt ở phần trên của CV, ngay sau mục thông tin chung. Bạn nên nêu cụ thể trình độ học vấn (Tốt nghiệp trường nào, ngành gì, xếp loại bằng, điểm trung bình...) cũng như những giải thưởng, thành tích mà bạn đã đạt được khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

- Đối với người đã đi làm nhiều năm:

Với những người đã có nhiều năm bươn trải ngoài cuộc sống, trải qua đủ công việc khác nhau thì phần kinh nghiệm làm việc thực tiễn sẽ thu hút nhà tuyển dụng hơn rất nhiều. Khi đó, mục trình độ học vấn sẽ được xếp sau mục thông tin chung, kinh nghiệm, kỹ năng trong CV

Cách viết trình độ học vấn trong CV

Vị trí để viết trình độ học vấn trong CV

3. Lưu ý cách viết trình độ học vấn trong CV

Mục trình độ học vấn trong CV tuy đơn giản nhưng bạn cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý sau đây. Bởi cách viết CV xin việc ở bất kì mục nào cũng cần được đầu tư chăm chút một cách chỉn chu. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy những điều nhỏ nhặt này trong CV của bạn mà đánh giá bạn cao hơn so với những ứng viên khác đấy.

Lưu ý 1: Trình bày ngắn gọn

Mục trình độ học vấn cần được trình bày ngắn gọn để nêu bật lên những thông tin quan trọng nhất.

Ví dụ bạn có thể ghi ở mục trình độ học vấn như:

“Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành loại Khá tại trường Đại học Hà Nội.”

Hoặc bạn có thể trình bày như sau:

“Trình độ học vấn: Đại học

Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Trường: Đại học Hà Nội (2014-2018)

Xếp loại: Khá”

Lưu ý 2: Chú trọng những chi tiết nhỏ

Dù vẫn giữ nguyên sự ngắn gọn, nhưng bạn cũng nên lưu ý đến những chi tiết nhỏ để tạo nên sự khác biệt so với những ứng viên khác. Ví dụ như bạn có bất kì chứng chỉ, kỹ năng chuyên môn trong CV nào phù hợp thì cũng nên đưa vào để ghi thêm điểm cộng từ nhà tuyển dụng nhé.

Lưu ý 3: Mạnh dạn bỏ qua những thông tin không quá hữu ích

Có nhiều ứng viên sở hữu cho mình rất nhiều loại bằng cấp, chứng chỉ khác nhau. Vì cảm thấy “tiếc” nếu như không liệt kê hết tất cả các chứng chỉ này vào nên bạn đã “vô tình” khiến CV của mình trở nên dài dòng.

Điều này không những khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng mà còn không thể làm nổi bật những loại chứng chỉ cần thiết trong công việc.

Bởi vậy, những thông tin về bằng cấp không mấy liên quan như kết quả học tập, điểm số, thành tích tham gia hoạt động ngoại khóa, thành tích đạt được từ cấp 1, cấp 2, cấp 3,........mà bạn cảm thấy không mấy liên quan đến tính chất công việc đang ứng tuyển thì cũng nên mạnh dạn loại bỏ nhé. Dù sao thì cũng không nên “bê” cả cuộc đời của mình vào trong CV. Hãy viết CV có tính chọn lọc nhé!

Lưu ý 4: Kê khai trình độ học vấn một cách trung thực

Những thông tin bạn đã trình bày trong CV chắc chắn sẽ được nhà tuyển dụng xác thực lại. Đặc biệt là với những thông tin về trình độ học vấn, khi nộp hồ sơ xin việc bạn sẽ phải cung cấp bản sao của các loại bằng cấp, chứng chỉ đã đề cập đến. Sự thổi phồng quá mức dẫn đến sai lệch thông tin chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không tốt về bạn. Từ đó, có thể loại bỏ CV của bạn để chọn những ứng viên khác trung thực hơn.

Trên đây là hướng dẫn ngắn gọn của Vieclam123.vn về “Cách viết trình độ học vấn trong CV”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể tự tin trình bày mục trình độ học vấn trong CV. Chúc các bạn thành công và sớm tìm được công việc như ý.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CV xin việc Quản lý chất lượng
CV xin việc Quản lý chất lượng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Một bản CV xin việc ấn tượng có vai trò như thế nào trong việc tạo nên thành công của buổi phỏng vấn? Các thông tin cần thiết phải có trong CV xin việc Quản lý chất lượng là gì? Hãy cùng vieclam123.vn khám phá thông tin dưới bài viết này.

liệt kê sở trường trong cv
Hướng dẫn cách liệt kê sở trường trong CV xin việc chuyên nghiệp
Học cách liệt kê sở trường trong đơn xin việc để giúp CV thêm phần hấp dẫn hơn. Mẫu CV xin việc sở trường trình bày như thế nào để dễ trúng tuyển?

mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng bạn đã biết cách viết sao cho chuẩn?
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng có quan trọng? Cách viết mẫu CV nhà hàng bằng tiếng Anh như thế nào mới chuẩn mời bạn theo dõi bài viết này để hiểu rõ.

cv xin việc nên viết tay hay đánh máy
Đi tìm câu trả lời mẫu CV xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Khi chuẩn bị CV để phục vụ ứng tuyển, các ứng viên thường phân vân không biết CV xin việc nên viết tay hay đánh máy? Tìm hiểu chi tiết vấn đề này.