Tiện ích
Cẩm nang
Khi một người nước ngoài đến Việt Nam để thưởng thức cảnh đẹp, ăn các món ngon, xem những nét nghệ thuật thú vị thì đều sẽ phải có trong mình visa du lịch. Bên cạnh việc người nước ngoài được cấp thị thực để đi chơi, họ còn được cấp một loại thị thực khác để làm việc gọi là visa doanh nghiệp. Vậy rốt cục visa doanh nghiệp là gì? Những người nào mới được cấp loại visa đặc thù này? Mọi thông tin gây kích thích trí tò mò của các bạn sẽ được vieclam123.vn ghi chi tiết trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những có thị trường lao động nhất trên thế giới. Điều này đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp đến Việt Nam để làm việc, cũng như xây dựng thị trường. Tuy nhiên, bất kỳ người nước ngoài nào khi đặt chân đến Việt Nam để làm việc đều sẽ được cấp một loại thị thực riêng, gọi là visa doanh nghiệp. Vậy, bạn đã hiểu như thế nào về visa doanh nghiệp?
Visa doanh nghiệp, còn được biết đến là business visa, đây là một loại giấy tờ được cấp riêng bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, dành cho những người nước ngoài đặt chân đến Việt Nam để làm việc với doanh nghiệp nội địa. Điều này cho chúng ta thấy, visa doanh nghiệp là một loại thị thực đặc thù, chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới được cơ quan chính quyền cấp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, muốn được cấp loại visa này bạn cần chứng minh được mình đến đất nước này để làm việc, chứ không phải vì mục đích nào khác. Theo đó, để chứng minh bản thân mình, bạn cần có hồ sơ pháp lý công ty bạn đang làm việc. Đồng thời bạn sẽ cần làm việc cơ quan chính quyền, xin cấp công văn xét duyệt nhân sự người nước ngoài nhập cảnh vào đất nước Việt Nam.
Sau khi xét tình hình thực tế, người nước ngoài khi đến Việt Nam làm việc sẽ được chia làm nhiều loại trường hợp khác nhau. Do vậy, cơ quan chính quyền đã chia visa doanh nghiệp làm 2 loại visa chính là visa DN 1 và visa DN 2. Mỗi loại visa sẽ được quy định ở trong các trường hợp khác nhau, được xem xét cụ thể như sau:
Đầu tiên là loại visa DN 1. Đây là loại visa thương mại được cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp Việt Nam có tư cách pháp nhân rõ ràng.
Khi các doanh nghiệp muốn được sử dụng và làm việc với người nước ngoài thì cần bảo lãnh, xin cấp visa DN 1 cho họ. Các doanh nghiệp có thể làm được công việc này bao gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, chi nhánh của công ty TNHH hay cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và công ty có vốn đầu tư 100% trong nước.
Thứ hai là loại visa DN 2. Loại visa này chỉ được cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam để chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại,…với Việt Nam là thành viên. Để được cấp loại visa này, doanh nghiệp cần phải chịu trách nhiệm bảo lãnh, đảm bảo người nước ngoài đến nhập cảnh và làm việc đúng mục đích tại Việt Nam.
Visa doanh nghiệp là một loại thị thực được cấp cho người nước ngoài làm việc, đối tác với doanh nghiệp Việt Nam. Mục đích chính của loại visa này là trao đổi thông tin, ký kết hợp đồng, hợp tác thương mại,…
Do tính đặc biệt như vậy, những đối tượng được cấp visa doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm: các trưởng phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư nước ngoài, người lao động nước ngoài được cấp phép lao động và luật sư đã được Bộ tư pháp được cấp giấy phép hành nghề.
Mỗi loại thị thực với mục đích khác nhau sẽ có thời hạn khác nhau. Theo đó, dựa vào luật quy định hiện hành, visa doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ có thời hạn trong vòng 1 năm. Đối với các công dân của nước ngoài, thời hạn thị thực có hiệu lực là 3 tháng, riêng đối với công dân nước Mỹ, visa doanh nghiệp sẽ có thời hạn là 1 năm.
Ngoài ra, những người nước ngoài có mong muốn được làm việc tại Việt Nam lâu dài có thể xin cấp thẻ tạm trú trong thời gian 5 năm. Nếu visa doanh nghiệp của các cá nhân sắp hết hạn, cần làm đơn xin gia hạn trước khi visa hết hạn 1 tháng. Đây là điều cần lưu ý đối với người nước ngoài khi có nhu cầu làm việc lâu năm tại Việt Nam.
Đối với các nhân là người nước ngoài xin nhập cảnh vào Việt Nam cần chuẩn bị các hồ sơ sau để được cấp visa doanh nghiệp. Các cá nhân người nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ thông tin về lý lịch bản thân mình bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh. Đồng thời, các cá nhân còn cần chuẩn bị hộ chiếu gốc vẫn còn thời hạn sử dụng, làm tờ khai xin cấp visa tạm trú tại Việt Nam.
Không chỉ vậy, người nước ngoài còn cần có công văn nhập cảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Việt Nam cấp phép, giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài. Bên cạnh đó, người nước ngoài cần có lịch đặt vé khứ hồi tại Việt Nam, lịch đặt khách sạn, nơi cư trú tại Việt Nam.
Trong trường hợp các cá nhân người nước ngoài được doanh nghiệp trong nước mời làm đối tác để làm việc thì cần sử dụng đầy đủ các giấy tờ sau:
Giấy phép hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức: giấy đăng ký kinh doanh, văn phòng đại diện, giấy phép đầu tư,…
Giấy chứng nhận hay thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp.
Văn bản giới thiệu có chữ ký và đóng dấu của người có thẩm quyền tại doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh các cá nhân người nước ngoài.
Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên. Sau khi có sự xác thực chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, người nước ngoài mới được cơ quan có thẩm quyền cấp công văn và tiến hành làm thủ tục cấp visa doanh nghiệp. Các bước tiến hành làm thủ tục sẽ được trình bày đoạn sau của bài viết.
Để tiến hành làm thủ tục cấp visa, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau để người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam. Đầu tiên, các doanh nghiệp cần khai báo thông tin doanh nghiệp cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Đồng thời, doanh nghiệp cần gửi đơn xin nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Lúc này, hồ sơ xin cấp visa sẽ được Cục quản lý xuất nhập cảnh xem xét và chờ phê duyệt. Nếu hồ sơ được Cục quản lý chấp nhận, doanh nghiệp sẽ được nhận công văn từ Cục quản lý xuất nhập cảnh. Trong trường hợp bị từ chối, Cục sẽ gửi lại cho doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau khi đã được chấp nhận, doanh nghiệp sẽ phải gửi công văn nhập cảnh cho cơ quan đại diện ngoại giao để thực hiện thủ tục làm visa.
Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu sơ yếu lý lịch xin Visa chi tiết và chuẩn nhất
Để có thể thực hiện xin cấp visa, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian để chuẩn bị giấy tờ để đem đi nộp cơ quan có thẩm quyền. Trong thực tế, một bộ hồ sơ xin cấp tại Việt Nam có thời hạn là 5 – 7 ngày. Thời gian có thể kéo dài hơn, tùy thuộc vào quốc tịch, cũng như thời điểm nộp hồ sơ.
Như vậy, với các thông tin trên, vieclam123.vn đã cung cấp cho chúng ta visa doanh nghiệp là gì và những thủ tục cần phải biết để tiến hành làm thủ tục visa doanh nghiệp. Với các thông tin, các bạn đã có sự định hướng nếu có mong muốn làm việc tại Việt Nam.
Để có thể thưởng thức cảnh đẹp, món ăn ngon ở nước ngoài, bạn cần tiến hành làm thủ tục xin visa du lịch. Đây là một loại visa cực kỳ cần thiết để có thể ra nước ngoài một cách hợp pháp. Để có thể hiểu visa du lịch là như thế nào, các bạn hãy theo dõi trong bài viết sau!
MỤC LỤC
Chia sẻ