Tiện ích
Cẩm nang
Bảo đảm tín dụng được ví như một chiến lược thông minh của các ngân hàng để đảm bảo phòng tránh sự cố đối với các giao dịch cho vay. Vậy bảo đảm tín dụng là gì và biện pháp này có vai trò gì đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng? Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu.
Hoạt động cho vay cấp tín dụng từ trước tới nay luôn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của các ngân hàng tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Nhìn chung, hoạt động giao dịch này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến rủi ro, sự cố. Để đảm bảo có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình cấp tín dụng, bảo đảm tín dụng sẽ là một biện pháp tiêu chuẩn với mục đích chính là bắt buộc bên vay và bên cho vay thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đối với khoản tín dụng được trao đổi.
Về bản chất, các phát sinh khoản nợ tín dụng đều dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa phía ngân hàng (bên cho vay) và cá nhân sử dụng khoản vay. Theo hướng này, bảo đảm tín dụng trước khi cho vay sẽ là việc ngân hàng xác minh điều kiện về khả năng tài chính của khách hàng trước khi tham gia vào hoạt động vay nợ tín dụng. Căn cứ vào những thông tin của người vay mà bên ngân hàng đã thẩm định, các cá nhân đủ điều kiện sẽ có quyền tham gia khoản vay tín dụng và phải đảm bảo có thể trả nợ tín dụng đúng thời hạn được đưa ra. (Ví dụ, hồ sơ sẽ có đủ điều kiện tham gia khoản vay tín dụng khi cá nhân đó có thu nhập ổn định hoặc tổng tài sản của cá nhân phải đạt mức 20% so với số vốn vay).
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp hồ sơ thông tin chưa đạt đủ tiêu chuẩn về độ uy tín để nhân viên ngân hàng tin tưởng bàn giao khoản tín dụng cho cá nhân vay nợ. Khi đó, bên cho vay và ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm bằng tài sản trước khi giải ngân khoản vay tín dụng. Khoản tài sản đảm bảo tiền vay này sẽ hạn chế được các rủi ro khi kế hoạch trả nợ dự kiến bị chậm hơn so với thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời nâng cao hơn trách nhiệm của bên vay đối với khoản tiền nợ tín dụng.
Do vậy, nhìn chung, bảo đảm tín dụng sẽ là quá trình ngân hàng đưa ra các điều khoản minh bạch để thiết lập nên những nguyên tắc nhằm tạo căn cứ ràng buộc pháp lý giữa ngân hàng và người sử dụng tín dụng. Những điều khoản được đưa ra sẽ buộc hai bên phải tuân theo. Trong trường hợp người vay không trả được nợ tín dụng, ngân hàng sẽ dựa vào các điều khoản đã được thiết lập để thu hồi tín dụng đã cấp, cụ thể là thu hồi vốn và lãi suất vay, nhằm để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình hoạt động tín dụng của mình.
Sự ra đời của bảo đảm tín dụng là một trong những chiến lược cần thiết của ngân hàng nói riêng trong thời điểm các hoạt động tín dụng đang đối mặt với nhiều rủi ro lớn. Đối với các ngân hàng thương mại, bảo đảm tín dụng sẽ là một rào chắn rủi ro bằng việc tạo ra các cơ sở pháp lý để ràng buộc người vay phải hoàn trả đủ vốn lẫn lãi theo đúng quy định hiện hành. Ngoài ra, bảo đảm tín dụng cũng là một căn cứ để ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng, không trả nợ đúng hạn. Nhờ có bảo đảm tín dụng, ngân hàng có thể kiểm soát được hành vi đối với nghĩa vụ trả nợ của khách hàng dựa vào các nguyên tắc đã được thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.
Bảo đảm tín dụng giúp cho khách hàng giải quyết được nhu cầu vốn trước mắt, thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng. Bằng việc có được một khoản vốn từ tín dụng, cá nhân có thể sử dụng để mở rộng đầu tư, kinh doanh, đem lại thu nhập cao cho bản thân và có lợi nhuận từ nguồn vốn này.
Bằng việc thiết lập chặt chẽ các nguyên tắc trong bảo đảm tín dụng, cá nhân sẽ có hướng đi đúng đắn trong việc sử dụng khoản vay đúng mục đích thỏa thuận, có ý thức cao hơn đối với nghĩa vụ trả nợ. Từ đó thiết lập được quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng thương mại là một trong những huyết mạch của nền kinh tế quốc gia. Việc bảo đảm tín dụng sẽ là biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng bảo toàn vốn của mình, tránh bị suy giảm hay gặp phải rủi ro về tiền tệ, giữ vững sự ổn định tài chính ở cấp vĩ mô của hệ thống ngân hàng nói riêng, của nền kinh tế quốc gia nói chung.
Đồng thời, cá nhân với nguồn vốn thu được từ khoản vay tín dụng có thể tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế. Ngân hàng cũng có thể tìm kiếm, đầu tư vào các dự án lớn, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế chung.
Xem thêm: Đầu tư là gì? Đâu sẽ là sự đầu tư tiềm năng mang đến lợi nhuận cao?
Tài sản vay vốn thế chấp là một trong những vật đảm bảo quan trọng nhằm ràng buộc người đi vay phải có ý thức trách nhiệm trong việc hoàn trả khoản tín dụng đã vay đúng thời hạn. Trong hợp đồng tín dụng thường sẽ sẽ quy định rõ, bên vay vốn sẽ sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình đối với tổ chức tín dụng (hay còn gọi là bên cho vay) nhằm đảm bảo thực hiện việc trả nợ. Tuy nhiên, trường hợp này, bên phía ngân hàng hay tổ chức tín dụng chỉ có thể quản lý tài sản thế chấp một cách gián tiếp thông qua giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản.
Một trường hợp khác cũng có thể xảy ra đó là việc bên thứ ba (không phải là bên vay vốn) chủ động đứng ra sử dụng tài sản của mình để thế chấp cho bên vay nợ. Bên thứ ba (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) sẽ bảo đảm thực hiện trả nợ một phần hoặc toàn bộ cho bên đi vay, bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt quá hạn.
Ngoài việc thế chấp, bên vay nợ cũng có thể cầm cố tài sản của mình như là một phương thức để hợp pháp hóa hồ sơ vay vốn. Đặc điểm của phương thức này đó là bên cầm cố (bên đi vay) sẽ giao nộp trực tiếp tài sản của mình cho bên phía tổ chức tín dụng cho vay (bên nhận cầm cố) để bảo đảm việc trả nợ đúng thời hạn. Điều này giúp cho các quy định và hành vi liên quan đến hai bên trong hợp đồng tín dụng trở nên chặt chẽ và có tính bắt buộc cao hơn.
Trong trường hợp khách hàng không có tài sản đảm bảo đối với bên cho vay, tổ chức tín dụng sẽ chủ động lựa chọn các cá nhân đủ điều kiện về tín chấp để phê duyệt hồ sơ. Trường hợp này thường gặp ở các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mong muốn có một khoản vốn để kinh doanh, lập nghiệp. Tổ chức đoàn thể-xã hội ở cơ sở sẽ bảo lãnh một khoản tiền trước mắt để giúp đỡ họ về kinh tế khi xem xét đủ mức độ tín chấp.
Trường hợp này, quan hệ bảo lãnh chủ yếu dựa vào uy tín, ngân hàng sẽ không có quyền hạn gì đối với tài sản của bên bảo lãnh trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Như vậy, Vieclam123 đã đưa ra các thông tin về đặc điểm của bảo đảm tín dụng và những biện pháp tránh rủi ro trong việc cho vay tín dụng mà các ngân hàng đang triển khai. Hy vọng rằng Vieclam123.vn đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn bảo đảm tín dụng là gì. Để từ đó, mọi người sẽ thận trọng và có nhiều kinh nghiệm hơn nếu như có nhu cầu liên quan đến khoản vay tín dụng nào đó trong tương lai.
Ngày nay, nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến bởi tính năng thanh toán tiện lợi của dòng thẻ này đáp ứng nhu cầu nhiều người dùng. Tuy vậy, nhiều khách hàng sử dụng thẻ tín dụng còn khá bỡ ngỡ trong việc tìm hiểu hạn mức sử dụng của tấm thẻ này. Nếu như bạn còn đang băn khoăn về đặc điểm hạn mức của dòng thẻ tín dụng, hãy để bài viết dưới đây giải đáp thông tin cho bạn nhé.
Chia sẻ