close
cách
cách cách cách cách cách

Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Các doanh nghiệp có nhiều con đường khác nhau để phát triển. Về thương hiệu, họ có thể tùy chọn xây dựng thương hiệu mới hoặc mở rộng thương hiệu sẵn có. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu mới thường tốn kém và tiềm ẩn không ít rủi ro, vì vậy mở rộng thương hiệu là cách tối ưu nhất để tận dụng tối đa tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu - Brand Extension là gì thông qua bài viết này.

1. Mở rộng thương hiệu - Brand Extension là gì?

Mở rộng thương hiệu là một chiến lược tiếp thị trong đó một doanh nghiệp/tập đoàn sử dụng tên thương hiệu của mình để tung ra thị trường một sản phẩm, dịch vụ mới nhằm gia tăng độ nhận diện và phủ sóng đối với một phân khúc khách hàng, phân khúc thị trường khác. Chiến lược mở rộng thương hiệu là một hướng đi khôn khéo nhằm tận dụng độ nhận diện sẵn có của thương hiệu gốc, tạo nên sư uy tín để gia tăng cơ hội thành công cho sản phẩm/dịch vụ mới. Nếu thành công, việc mở rộng thương hiệu có thể giúp công ty tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mới, gia tăng số lượng khách hàng, tăng doanh thu và tăng tỉ suất lợi nhuận. Điều này có thể giúp cho công ty gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ không cung cấp sản phẩm tương tự.

Mở rộng thương hiệu là gì
Mở rộng thương hiệu là gì?

2. Tính hai mặt của chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension

2.1. Ưu điểm​ của mở rộng thương hiệu

Những lợi ích của việc mở rộng thương hiệu bao gồm:

- Tăng độ nhận diện và uy tín cho thương hiệu: Sản phẩm và dịch vụ mới có tỉ lệ tiếp cận khách hàng cao hơn nhờ vào tệp khách hàng cũ của thương hiệu và độ uy tín sẵn có của công ty mẹ.

- Tiết kiệm chi phí: So sánh với việc thành lập ra một thương hiệu mới, việc mở rộng thương hiệu nhìn chung là một giải pháp kinh doanh tinh gọn và tiết kiệm hơn về cả chi phí và nguồn nhân lực. Việc mở rộng thương hiệu sẽ giúp các công ty tiết kiệm được một khoản lớn về chi phí xây dựng thương hiệu, marketing, tiếp thị và quảng cáo.

Xem thêm: Marketing thương hiệu là gì? Thông tin bạn cần biết về Brand Marketing

- Tăng doanh thu: Việc mở rộng thương hiệu sẽ giúp các công ty chiếm thêm thị phần và tạo ra nguồn doanh thu mới.

- Niềm tin của khách hàng: Thường phải mất một thời gian để các sản phẩm có thể chiếm được lòng tin của khách hàng, nhưng nhiều người tiêu dùng có thể cởi mở và dễ dàng chấp nhận hơn việc dùng thử sản phẩm mới từ một thương hiệu đã có uy tín

Lợi ích của mở rộng thương hiệu
Lợi ích của mở rộng thương hiệu

2.2. Rủi ro đến từ mở rộng thương hiệu

Không thể phủ nhận mở rộng thương hiệu là một chiến lược kinh doanh có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, hướng đi này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và nhược điểm. Chẳng hạn, một tập đoàn khi quyết định mở rộng thương hiệu của họ với nhiều dòng sản phẩm, dịch vụ khách nhau, hình ảnh của thương hiệu sẽ bị “loãng” khiến người tiêu dùng bối rối và nghi ngờ khi nhận diện.

Trong trường hợp các thương hiệu trước đó có mức đánh giá thấp từ phía khách hàng, họ cũng sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện hình ảnh của nhãn hàng khi tung ra thị trường sản phẩm mới chất lượng hơn. Có thể sẽ xảy ra trường hợp phản tác dụng nếu như thương hiệu của công ty mẹ không có độ nhận diện tốt, thì dù cho sản phẩm mới của thương hiệu có chất lượng cao cũng sẽ rất khó khăn có thể tiếp th rộng rãi tới khách hàng.

Đặc biệt, nếu trường hợp các công ty đi sai chiến lược phát triển, việc mở rộng thương hiệu có thể gây ra những thay đổi tiềm ẩn về độ uy tín và cách nhìn nhận của khách hàng về thương hiệu mẹ. Chiến lược này có thể làm thay đổi danh tiếng của thương hiệu nếu như sản phẩm mới kém thành công hơn sản phẩm ban đầu.

Rủi ro của mở rộng thương hiệu
Rủi ro của mở rộng thương hiệu

3. Các dạng chiến lược mở rộng thương hiệu

Có nhiều cách để phân loại các chiến lược mở rộng thương hiệu. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải hiểu chiến lược nào sẽ phù hợp nhất và có thể tối ưu hiệu quả nhất nguồn doanh thu của thương hiệu. Điều này đỏi hỏi những nghiên cứu về thị trường chuyên sâu và độ am hiểu về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Có thể phân loại các dạng chiến lược mở rộng thương hiệu như sau:

3.1. Mở rộng thương hiệu bằng sản phẩm mới

Đây là một trong những hình thức mở rộng thương hiệu phổ biến nhất. Các doanh nghiệp sẽ cho ra mắt một loại hình sản phẩm dịch vụ với mẫu mã, hình thức, chất lượng hoàn toàn mới. Với mục tiêu đem đến sự tiếp cận sâu rộng tới nhiều nhóm phân khúc thị trường khác nhau. Tuy nhiên chiến lược này cũng sẽ tiềm ẩn ít nhiều rủi ro. Một là làm bão hòa đi các sản phẩm cũ, khiến cho người tiêu dùng băn khoăn khi nhận diện các sản phẩm dòng thương hiệu. Hai là trong trường hợp sản phẩm mới không phát triển bằng sản phẩm cũ, hoặc bị đánh giá không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.

3.2. Mở rộng thương hiệu với các dòng sản phẩm có liên quan

Khác với một sản phẩm mới hoàn toàn, dòng sản phẩm có liên quan thường hướng đối tượng mục tiêu đến nhóm khách hàng cũ và hiệu quả của chiến lược này đối với nhóm khách hàng mục tiêu mới thường không cao. Đây là hình thức các thương hiệu tung ra một sản phẩm mới nhưng sẽ có liên quan ít nhiều tới sản phẩm cũ mà thương hiệu đã xây dựng trước đó. Sự tương đồng đó có thể đến từ chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã hoặc bất kỳ điểm liên kết nào khác. Các thương hiệu sử dụng chiến lược này để khẳng định độ nhận diện về một sản phẩm gốc đã tồn tại xuyên suốt. Ví dụ, thương hiệu Vinamilk đã có danh tiếng lâu năm về sữa, dựa vào điểm này, công ty đã có ra mắt thêm các sản phẩm như sữa chua, sữa đặc, phomai, bánh sữa,….

Các dạng mở rộng thương hiệu
Các dạng mở rộng thương hiệu

3.3. Mở rộng chuyên môn kinh doanh của thương hiệu

Khi công ty mở rộng thương hiệu và bản sắc doanh nghiệp của mình sang một lĩnh vực chuyên môn mới. Công ty sẽ lấy tên của thương hiệu tập đoàn lớn để dùng chung cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh của công ty. Ví dụ, tập đoàn Vingroup sử dụng tên thương hiệu của mình cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác như xe hơi, du lịch, bất động sản, nhà ở, trung tâm thương mại,… Mới đây nhất, Vingroup đã mở rộng thương hiệu bằng cách cho ra mắt hãng xe taxi của riêng mình.

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng thương hiệu

Mở rộng thương hiệu dù có nhiều tỉ lệ thành công, nhưng đây không phải là một chiến lược an toàn. Sự thành công của chiến lược này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước khi tiến hành, mở rộng thương hiệu, các doanh nghiệp cần cân nhắc những yếu tố sau:

- Tiềm lực tài chính của công ty mẹ: Mặc dù nói rằng chiến lược mở rộng thương hiệu là một giải pháp giúp tiết kiệm chi phí, tuy nhiên, vẫn cần có một nguồn vốn đủ vững mạnh để công ty mẹ có thể nâng đỡ cho sản phẩm mới và phải đầu tư vào quảng cáo marketing. Tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên tiếp thị quảng cáo không nên bị coi nhẹ. Cùng với tệp khách hàng sẵn có của thương hiệu, tiềm lực tài chính cũng sẽ là sức mạnh cần được tận dụng một cách tối ưu.

- Sự phù hợp của thương hiệu mới: Để tiếp cận tới khách hàng, thương hiệu mới phải phù hợp với nhu cầu và hành vi tiêu dùng của họ. Do đó, doanh nghiệp cần định vị thương hiệu của mình một cách đúng đắn và có nghiên cứu chuyên sâu về thị trường trước khi tung ra các dòng sản phẩm mới.

Yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng thương hiệu
Yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng thương hiệu

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cơ bản về mở rộng thương hiệu – Brand Extension. Đây là một chiến lược thông minh để tận dụng sức mạnh của thương hiệu cũ nhằm phát triển các dòng sản phẩm mới. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần cân nhắc tới nhiều yếu tố để có thể triển khai chiến lược thành công. Hy vọng Vieclam123 đã giúp các bạn hiểu rõ hơn Brand Extension là gì và giúp cho bạn có nhiều lưu ý hơn trước khi tiến hành mở rộng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Các bước định vị thương hiệu và điều doanh nghiệp cần quan tâm

Ngày nay, để có thể đưa ra kế hoạch phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần có định vị rõ ràng về thương hiệu cũng như đối tượng khách hàng, phân khúc thị trường của mình. Chỉ khi biết rõ bản thân doanh nghiệp của mình đang ở đâu, đối thủ kinh doanh có điểm mạnh, điểm yếu gì để học hỏi, thì khi đó các doanh nghiệp mới có thể nhìn nhận khách quan về vị thế thương hiệu của mình. nếu như bạn còn đang băn khoăn về các bước định vị thương hiệu cho doanh nghiệp, bài viết này sẽ giải đáp điều đó cho bạn.

Các bước định vị thương hiệu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.