Tiện ích
Cẩm nang
Rất nhiều doanh nghiệp đã coi Brand Architecture là một chiến lược quan trong, giúp tạo nên một “nền móng” để tiếp cận khách hàng trong tương lai. Vậy rốt cục Brand Architecture là gì? Cấu trúc này sẽ được xây dựng như thế nào? Vấn đề này sẽ được vieclam123.vn phân tích chi tiết ở ngay bài viết dưới nhé!
MỤC LỤC
Brand Architecture còn được biết đến với thuật ngữ là cấu trúc thương hiệu hay kiến trúc thương hiệu. Nó là một cơ cấu tổ chức của các danh mục sản phẩm được cung cấp bởi doanh nghiệp. Thông thường, nó sẽ là các danh mục thương hiệu nhỏ trong một tổng thể thương hiệu lớn của tập đoàn.
Khi xây dựng thêm một thương hiệu mới, việc đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm tới là vị trí của nó trong tổ chức của công ty. Hiểu một cách đơn gian, chúng ta sẽ phải xác định được một loại hình Brand Architecture trong chính danh mục thương hiệu của mình.
Brand Architecture thường được xây dựng cả về chiều rộng và chiều sâu trong một thương hiệu. Nó không chỉ cung cấp rõ ràng về cách tổ chức, sắp xếp sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của khách hàng bằng việc tối đa hóa chuyển giao giữa các giá trị thương hiệu với nhau.
Ví dụ cụ thể như, một khách hàng có cảm tình đặc biệt với một thương hiệu chính thì sẽ dễ dàng tiếp cận tới các thương hiệu con và sẵn sàng dùng sản phẩm của thương hiệu này.
Có thể thấy, Brand Architecture chính là một cách quản lý nhận thức. Đối với nội bộ, nó sẽ đóng vai trò như một công cụ để tối ưu hóa hiệu quả và tăng hiệu suất tiếp thị. Còn đối với bên ngoài, nó sẽ giúp khách hàng và các bên liên quan hiểu rõ ràng hơn về tổ chức đa diện.
Khi xây dựng tốt một Brand Architecture, nó sẽ đem lại cho doanh nghiệp những giá trị cơ bản sau:
Khi triển khai Brand Architecture một cách nhất quán trên thị trường, nó sẽ giúp khách hàng của một doanh nghiệp hiểu được rõ ràng về giá trị của sản phẩm hay dịch vụ. Đồng thời, nó sẽ khiến khách hàng có nhìn nhận rõ ràng hơn về sản phẩm được thể hiện thông qua lời nói, hành động, cùng với các hình ảnh quảng bá được thể hiện một cách đồng nhất.
Một cấu trúc thương hiệu sẽ thường được trình bày rõ ràng ở thương hiệu mẹ, giúp người dùng dễ dàng hình dung ra giá trị và thấy được sự liên kết giữa các thương hiệu con. Ở cách thức này, nó sẽ giúp cho công việc bán chéo giữa các thương hiệu trở nên dễ dàng. Đây chính là một cách làm tăng doanh thu bán hàng ở các doanh nghiệp hay tập đoàn lớn.
Nhờ Brand Architecture, các nhân viên sẽ hiểu rõ vị trí của thương hiệu trong một thị trường rộng mở. Đồng thời, họ cũng hiểu được những giá trị mà thương hiệu đó mang lại để làm nên một cảm giác của sự thân thuộc.
Với một cấu trúc thương hiệu nhất quán, nó sẽ hỗ trợ tốt hơn trong việc định hướng doanh nghiệp đến mục tiêu chung, từ đó sẽ cổ vũ tinh thần, tăng sức mạnh cho nhân viên của công ty. Không chỉ vậy, Brand Architecture còn tương hỗ cho các thương hiệu con phát triển một cách đồng đều, khiến cho quá trình quản trị thương hiệu trở nên thuận lợi hơn.
Trong một thị trường cạnh tranh đầu khốc liệt, rất nhiều mối đe dọa đến từ nhiều phía khác nhau ảnh hưởng tới hình ảnh của thương hiệu. Vì vậy, những người làm marketing cần rất cẩn trọng trong việc lựa chọn loại hình Brand Architecture. Việc lựa chọn đúng sẽ giúp ngăn chặn được thiệt hại, hạn chế sự lan rộng lên toàn bộ doanh nghiệp.
Một hệ thống Brand Architecture rõ ràng có thể hỗ trợ trong việc quản lý quy trình hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho sự cải tổ hay những thay đổi được diễn ra một cách an toàn và mang tính chiến lược.
Công việc đầu tiên trong quá trình xây dựng Brand Architecture là xem xét, nghiên cứu các danh mục sản phẩm hay dịch vụ mà công ty sẽ đầu tư. Để tạo nên được điều này, người chủ doanh nghiệp bắt buộc phải nghiên cứu hành vi của khách hàng. Công trình nghiên cứu đó sẽ liên quan đến nhận thức, trải nghiệm hay sở thích của chính khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu các danh mục đang xây dựng sẽ đem lại những lợi ích gì cho khách hàng. Đây chính là cách hỗ trợ tốt nhất trong quá trình truyền thông và quảng bá sản phẩm hay thương hiệu đến tay của người tiêu dùng sản phẩm.
Yêu cầu quan trọng của Brand Architecture là hướng đến sự lâu dài và cần thiết trong việc phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Do vậy, người chủ cần thiết lập được các nguyên tắc tổ chức, định hình cấu trúc thương hiệu sẽ xây dựng để theo đuổi. Bạn cần chú ý tất cả các thiết lập sẽ phải có sự phù hợp với tầm nhìn và mục đích kinh doanh của tổ chức.
Xem thêm: Marketing thương hiệu là gì? Thông tin bạn cần biết về Brand Marketing
Hầu hết các danh mục đầu tư được quan tâm cần có sự cân bằng giữa các tài nguyên hiện có của doanh nghiệp. Bạn cần hạn chế phát triển đối với những sản phẩm hay dịch vụ không liên quan tới thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi rất có thể, nó tạo ra sự khó hiểu đối với người tiêu dùng hay ảnh hưởng đến sức mạnh tổng thể của hệ sinh thái thương hiệu trong tổ chức.
Sau khi đã xây dựng được công cụ và quy trình, việc tiếp theo mà bạn cần làm chính là trao quyền cho các nhóm thương hiệu để giúp quá trình quản lý trở nên tốt hơn, nhất là trong quá trình vận hành Brand Architecture. Ngoài ra, việc làm này cũng sẽ giúp các nhóm đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Một khi đã hoàn thành được bước trên, bạn đã xây dựng được một nền tảng cấu trúc thương hiệu. Ngay lúc này, việc tiếp theo mà bạn cần xử lý là xây dựng một bộ nhận diện cho chính thương hiệu của doanh nghiệp. Đây là một công việc mang tính tổng hợp, tạo ra sự đồng nhất, giúp có được sự cộng hưởng giữa các thương hiệu với nhau.
Yếu tố đầu tiên mà bạn cần xem xét là đánh giá được tính linh hoạt và sức mạnh của vốn chủ sở hữu. Việc bỏ qua yếu tố này sẽ khiến giá trị thương hiệu của bạn có thể bị mất trắng, làm phá vỡ đi liên kết vốn có hay sự thúc đẩy của các thương hiệu.
Việc duy trì đồng loạt nhiều thương hiệu cùng một lúc sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với tổ chức các dịch vụ dưới một thương hiệu duy nhất. Nhất là khi việc thay đổi thương hiệu bao bì, tài sản kỹ thuật số của nhiều thương hiệu để hợp nhất thành một sẽ cực kỳ tốn kém. Vì vậy, bạn cần xem xét tới các chi phí vô hình để tạo nên sự tối ưu và hiệu quả nhất.
Đối với trường hợp doanh nghiệp của bạn hướng tới một thị trường duy nhất thì Brad Architecture sẽ giúp nâng cao được nhận thức về thương hiệu, tối ưu chi phí. Còn nếu sản phẩm hay dịch vụ hướng đến nhiều thị trường khác nhau thì nhiều thương hiệu sẽ giúp bảo vệ từng thị trường, giảm thiểu được rủi ro cũng như giữ vững được sự khác biệt.
Như vậy, vieclam123 đã giúp chúng ta hiểu được Brand Architecture là gì và cách thức xây dựng một cấu trúc thương hiệu. Mong rằng, những thông tin hữu ích của bài viết sẽ góp phần tạo nên một giá trị thành công cho doanh nghiệp của bạn.
Marketing quản trị thương hiệu là một bộ phận quan trọng, giúp doanh nghiệp mở rộng được tầm ảnh hưởng của mình trong thời đại số. Để hiểu rõ hơn về bộ phận marketing này, các bạn sẽ cùng đến với bài viết sau đây!
MỤC LỤC
Chia sẻ