Tiện ích
Cẩm nang
Trong marketing, quản trị thương hiệu luôn chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng. Bên cạnh việc tăng doanh số, bán sản phẩm dịch vụ, nó còn giúp doanh nghiệp có thể giữ chân được khách hàng. Chính vì điều này đã khiến Marketing quản trị thương hiệu trở thành xu hướng mới của thời đại. Vậy marketing quản trị thương hiệu là làm gì? vieclam123.vn sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Thương hiệu vẫn luôn là một khái niệm trừu tượng, dễ gây nhầm lẫn với nhiều người. Khi nói đến thương hiệu, người ta sẽ nghĩ đến hình ảnh, câu slogan, cái tên,… Nhưng thực chất, thương hiệu chính là những gì mà khách hàng nghĩ đến khi nhắc đến một sản phẩm hay một doanh nghiệp. Đây cũng chính là công cụ hàng đầu để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Nó có thể là đội ngũ nhân viên, nhà đầu tư, văn hóa, cấp lãnh đạo đối với một doanh nghiệp. Hay nó có thể là chất lượng, logo, dịch vụ hậu mãi, slogan, cái tên đối với một sản phẩm hàng hóa.
Thương hiệu bao hàm rộng lớn là thế nhưng để quản trị được nó thì không hề đơn giản. Chúng ta có thể hiểu, marketing quản trị thương hiệu là việc tổ chức, hoạch định, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực, điều phối mọi hoạt động của thương hiệu thông qua việc sử dụng kỹ thuật marketing. Tất cả đều nhằm mục đích duy trì và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Công việc này sẽ bắt đầu từ việc lên ý tưởng, tạo chiến lược truyền thông, những video quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều này sẽ l thu hút sự chú ý từ khách hàng, chiếm cảm tình từ người tiêu dùng đối với sản phẩm và nhãn hàng đó.
Xem thêm: Marketing thương hiệu là gì? Thông tin bạn cần biết về Brand Marketing
Mặc dù, marketing quản trị thương hiệu và marketing luôn có sự tương đồng nhất định, luôn đi đôi với nhau nhưng bên trong chúng luôn có sự khác biệt hoàn toàn.
Marketing chính là việc tập trung hoạt động quảng bá, lan tỏa rộng rãi về dịch vụ hay thương hiệu của một doanh nghiệp. Các hoạt động này luôn đi kèm với chương trình khuyến mãi, ưu đãi sản phẩm hay phân phối sản phẩm hàng hóa.
Còn với marketing quản trị thương hiệu, nó có hàm nghĩa bao quát hơn. Công việc của nó không chỉ đơn thuần các hoạt động của marketing như xây dựng, quản lý hình ảnh, tạo dựng giá trị thương hiệu mà nó còn phải đảm bảo các sản phẩm đang đi đúng hướng, luôn duy trì, phản ánh được đúng hình ảnh thương hiệu với khách hàng tiềm năng.
Như vậy, ta có thể thấy marketing quản trị thương hiệu và marketing là hai hoạt động tuy sự khác biệt nhưng chúng luôn có sự đồng hành, tương hỗ, hỗ trợ nhau. Điều sẽ giúp tăng doanh số bán hàng, đồng thời cũng đảm bảo hoạt động quản trị thương hiệu diễn ra thành công.
Marketing quản trị thương hiệu luôn đóng một vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng và phát triển thương hiệu của mình. Để thực thi được điều này, nó sẽ làm các công việc sau:
Trước khi tiếp xúc hay biết đến một doanh nghiệp, điều đầu tiên mà người tiêu dùng được tương tác chính là hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Chính điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Có thể thấy, quản trị thương hiệu chính là xác định cách thương hiệu sẽ xuất hiện trên thị trường.
Để có thể công bố rộng rãi đến với công chúng, hình ảnh thương hiệu sẽ được tiếp thị qua poster, billboard, các phương tiện kỹ thuật số,… Ngoài ra, chúng còn được công bố như một tài sản độc lập của doanh nghiệp như bìa thư, danh thiếp, thông cáo báo chí,… Do hình ảnh thương hiệu được xuất hiện theo nhiều cách khác nhau nên nó bắt buộc phải được quản lý, có một “đường dẫn” cụ thể.
Để xác định được hình ảnh thương hiệu có thực sự đang hoạt động tốt, chúng ta có thể dựa vào các câu hỏi như hình ảnh xuất hiện có đúng theo kế hoạch được đặt ra? Hình ảnh này đã tác động đến nhận thức khách hàng ra sao? Mục tiêu phát tán trên kênh có đạt chỉ tiêu số lượng không?
Tất cả các câu hỏi trên sẽ đều được bộ phận quản trị thương hiệu của doanh nghiệp khảo sát định tính, định lượng với khách hàng và nội bộ của doanh nghiệp.
Danh mục đầu tư mà thương hiệu tạo ra để quản trị hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ chính là phục vụ tệp khách hàng của doanh nghiệp. Việc tạo ra danh mục này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát, kiểm tra toàn bộ sản phẩm dịch vụ, cũng như xem xét các chính sách có thực sự phù hợp.
Một danh mục đầu tư chỉ thực sự hiệu quả khi đã trả lời được các câu hỏi như chi phí đầu tư thương hiệu là bao nhiêu? Chỉ số ROI so với cùng kỳ năm ngoái? Mức đầu tư có vượt quá chỉ tiêu đề ra? Tùy vào từng mục tiêu mà người quản trị thương hiệu sẽ có kế hoạch cụ thể, cũng như mở rộng danh mục đầu tư như tên sản phẩm, giá thành, dịch vụ,…
Việc quản lý, đo lường toàn bộ quá trình của một chiến dịch sẽ giúp xác định được chính xác giá trị mà thương hiệu đem lại. Những giá trị này sẽ cho thấy được sức lan tỏa của thương hiệu, đồng thời cũng đo lường được phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ.
Vào tùy từng hoàn cảnh, người quản trị thương hiệu sẽ thực hiện các chiến dịch khác nhau. Thông thường, các chiến dịch này sẽ cần đạt mục tiêu và chỉ số đo lường sau:
Truyền thông thương hiệu: mức độ nhận biết thương hiệu, khả năng hoạt động của thương hiệu.
Chỉ tiêu tiếp cận: số lượng người tiếp cận, số lượng người tương tác, số lượng phản hồi của khách hàng.
Chỉ tiêu kinh doanh: doanh số hay sản lượng thương hiệu, tốc độ phát triển thương hiệu.
Tài sản thương hiệu là yếu tố đầu tiên mà khách hàng ghi nhớ khi sử dụng sản phẩm. Do vậy, quản lý tài sản là yếu tố cần thiết mà người quản trị thương hiệu cần quan tâm. Quá trình này sẽ được thực hiện bao gồm việc xây dựng và duy trì hình ảnh của thương hiệu, cũng như thực hiện các hoạt động: tạo lặp tài sản thương hiệu, hệ thống lưu trữ, hệ thống truy cập, kiểm tra tài sản thương hiệu,…
Để có thể quản lý được thương hiệu trên thị trường, người quản trị thương hiệu cần phải quan tâm đến cạnh tranh giá trên thị trường. Đây là “bẫy” mà bất kỳ doanh nghiệp cũng sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động ở lĩnh vực của mình. Người quản trị thương hiệu hoàn toàn có thể tránh “bẫy” này bằng cách nâng cao giá trị nâng cao giá trị thương hiệu, cũng như hình ảnh của doanh nghiệp.
Để thực hiện được điều này, người quản trị thương hiệu sẽ cần nắm bắt ý kiến của khách hàng đối với hình ảnh thương hiệu, kiểm tra hướng đi thương hiệu, đảm bảo lợi ích của thương hiệu, theo dõi và quan sát mức cạnh tranh thị trường.
Thực hiện marketing quản trị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị cốt lõi, xây dựng hình ảnh thương hiệu, để từ đây chúng ta sẽ dễ dàng đi đúng hướng cũng như kế hoạch đã đặt ra. Ngoài ra, việc marketing quản trị thương hiệu còn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp như:
Hỗ trợ phát triển chiến lược thương hiệu.
Tránh bẫy cạnh tranh trên thị trường.
Tăng khả năng bán hàng và doanh số sản phẩm.
Ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng sản phẩm.
Xây dựng lòng tin và sự trung thành từ người mua.
Như vậy, vieclam123.vn đã cho chúng ta thấy được marketing quản trị thương hiệu là làm gì và lợi ích của nó đối với doanh nghiệp. Mong rằng, với các thông tin này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, đồng thời cũng sẽ sẵn sàng thực hiện những chiến dịch quản trị thương hiệu thành công.
Quản trị marketing là gì? Quản trị marketing có các quan điểm nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều này ngay trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Chia sẻ