close
cách
cách cách cách cách cách

Các quan điểm về quản trị Marketing và chức năng của chúng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quản trị Marketing chình là một trong những chiến lược giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển hiệu quả. Để làm có thể làm được điều này, các doanh nghiệp sẽ có các quan điểm về quản trị marketing khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thị của mỗi doanh nghiệp của mình. Để biết chính xác các quan điểm đó là gì, chúng ta hãy cùng nhau đi vào phân tích vấn đề này như sau!

1. Hiểu về quản trị Marketing

1.1. Định nghĩa quản trị marketing

Quản trị Marketing chính là một quá trình bắt đầu từ lựa chọn, phục vụ, giữ vững và mở rộng thị trường mục tiêu bằng cách tạo ra phân phối về giá trị khách hàng một cách vượt trội.

Nói một cách đơn giản, quản trị Marketing chính là sự phân tích, hoạch định, thực hiện các chiến lược tiếp thị nhằm mục tiêu tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.

Để có thể làm một nhà quản trị Marketing, đầu tiên họ cần tìm hiểu và phân tích các cơ hội từ thị trường. Sau đó, họ sẽ chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược Marketing. Không những vậy, họ còn phải phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp của chính mình. Bước cuối cùng, họ mới hoạch định chiến lược, đồng thời thực hiện và đánh giá hiệu quả của từng chiến lược Marketing ở từng giai đoạn khác nhau.

Quản trị Marketing là gì
Quản trị Marketing là gì

1.2. Tại sao cần quản trị marketing?

Quản trị Marketing sẽ giúp doanh nghiệp phân tích từng đặc điểm của các thị trường khác nhau nhằm tìm được điểm mạnh và yếu của các phân khúc khách hàng. Từ điều này, các nhà quản trị sẽ đưa ra các chiến lược chính xác, quyết định các ngân sách để từ đó có thể tung ra các sản phẩm vào một thời điểm thích hợp nhất.

Sau mỗi chiến lược Marketing, họ cần phải đúc rút các bài học cho mình, để từ đó có cơ sở đưa ra các chiến lược tiếp theo cho từng giai đoạn, phù hợp với nhu cầu thị trường trong từng thời kỳ.

Quản trị Marketing giúp phân tích đối thủ
Quản trị Marketing giúp phân tích đối thủ

2. Các chức năng cần có của quản trị Marketing

Mục tiêu chính của quản trị Marketing chính là củng cố, xây dựng, đem lại các cuộc trao đổi nhằm đem đến những lợi ích thiết yếu cho khách hàng. Mặc dù mục tiêu chính của Marketing là đem lại lợi ích cho khách hàng nhưng nó vẫn cần đem lợi ích để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Để làm được đó, quản trị doanh nghiệp cần phải có các chức năng sau:

Đầu tiên, doanh nghiệp cần tối ưu hóa lượng tiêu hóa sản phẩm nhằm kích thích các đối tượng mục tiêu các ra các quyết định mua hàng. Để từ đó, chúng ta có thể đảm bảo sự tăng trưởng của thương hiệu, tối ưu hóa doanh thu, giảm chi phí không cần thiết của của doanh nghiệp.

Không những vậy, để có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp cần phải tăng chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng chất lượng dịch vụ để tạo sự hài lòng đối với khách hàng.

Trước khi xâm nhập từng thị trường, doanh nghiệp cần có sự đánh giá các điểm mạnh, yếu của thị trường cạnh tranh, đồng thời có sự xem xét tới từng đối thủ, để từ đó có thể xây dựng các chiến dịch tiếp thị hiểu quả.

3. Các quan điểm khác nhau về quản trị  Marketing

3.1. Quan điểm hoàn thiện sản phẩm của quản trị Marketing

Để có thể khiến khách hàng ưu thích một sản phẩm thì sản phẩm đó cần có tính năng sử dụng tốt, tối ưu hóa tiện ích người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để làm được điều này, doanh nghiệp sẽ không còn đạt mục tiêu hướng về sản phẩm nữa, mà thay đó sẽ là hoàn thiện sản phẩm, nâng cao phát triển một cách tốt nhất.

Quan điểm hoàn thiện sản phẩm sẽ khiến doanh nghiệp luôn ưu tiên xây dựng và hoàn thiện các tính năng, nhằm mục tiêu nâng tầm sản phẩm lên phân khúc cao cấp và cận cao cấp. Điều này khiến cho doanh nghiệp cần phải nỗ lực không ngừng, liên tục cải tiến, không có điểm dừng ở bất kỳ giai đoạn nào.

Trong một môi trường nhiều đối thủ, có tính cạnh tranh cao như ngày nay, doanh nghiệp sẽ cần phải luôn đặt mục tiêu hoàn thiện sản phẩm là trên hết. Họ sẽ cần thực hiện chăm chút, tỉ mĩ từng công đoạn khác nhau để có thể hấp dẫn đến khách hàng. Họ cần có các biện pháp để thực hiện từng khâu từ bao bì, mẫu mã đến định giá sản phẩm một cách hợp lý.

Để có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường, nhiều doanh nghiệp đã mải mê theo đuổi các sản phẩm xu hướng, bỏ qua yếu tố cốt lõi của sản phẩm chính là nhu cầu khách hàng, điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp phá sản. Nguyên nhân chính là do nhu cầu tiêu dùng và thị trường luôn thay đổi theo từng năm tháng, đồng thời kết hợp với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật đã khiến doanh nghiệp không kịp thích nghi dẫn đến mau chóng thất bại.

3.2. Quan điểm quản trị Marketing đạt mục tiêu sản xuất

Đây làm một trong những quan điểm đầu tiên khởi nguồn của Marketing. Với quan điểm như vậy, doanh nghiệp sẽ cần liên tục tăng quy mô sản xuất, mở rộng phạm vi tiêu thụ và nâng cao hệ thống phân phối trong từng sản phẩm. Những công đoạn này của doanh nghiệp sẽ dẫn tới một xu hướng tất yếu chính là làm giảm giá cả hàng hóa, đồng thời phạm vi mở rộng của từng sản phẩm sẽ có khắp mọi nơi. Điều này đã khiến khách hàng cực kỳ ưu thích và tin dùng các sản phẩm.

Quan điểm này chỉ được thực hiện khi nhu cầu của sản phẩm lớn hơn khả năng cung ứng của chính sản phẩm đó. Nguyên nhân chính là do tâm lý khách hàng luôn có tính sở hữu, thay vì tập trung vào tính năng hay chất lượng sản phẩm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vừa đem lại sự hài lòng tới khách hàng, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Không những vậy, quan điểm này còn có thể thực hiện được trong trường hợp nhu cầu sản phẩm giảm nhưng chi phí giá thành và sản phẩm luôn tăng cao. Khi ở trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải tập trung cải tiến công nghệ, tăng khối lượng sản xuất để từ đó có thể làm giảm giá thành của sản phẩm.

Quan điểm về mục tiêu sản xuất
Quan điểm về mục tiêu sản xuất

3.3. Quan điểm về bán hàng của quản trị Marketing

Theo quan điểm này, doanh nghiệp cần liên tục đẩy mạnh, tập trung khả năng kinh doanh để bán hàng ra thị trường. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần liên tục đẩy mạnh các dịch vụ, tập trung vào khâu khuyến mãi sản phẩm, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại để từ đó có thể nhanh chóng thu hút được khách hàng.

Có nhiều cách để vận dung những điều này, điều quan trọng doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị thật tốt như thiết kế cửa hàng hiện đại, củng cố niềm tin của nhân viên đối với chính sản phẩm, tạo các chương trình khuyến mãi nhằm mục tiêu khiến khách hàng nhận thức tầm quan trọng và lợi ích của từng sản phẩm.

Có thể nói, đây là một quan điểm mà nhiều doanh nghiệp vẫn thường áp dụng cho đến ngày này và nó vẫn hiệu quả không tính lạc hậu theo xu hướng của thời đại. Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát triển bền vững, doanh nghiệp không chỉ tập trung vào khâu bán hàng mà quan trọng chính là cải tiến và phát triển chất lượng của từng sản phẩm.

Tiếc rằng, nhiều doanh nghiệp đã quá tập trung vào tiếp thị sản phẩm, tăng cường chức năng bán hàng mà bỏ quá yếu tố chất lượng sản phẩm. Điều này đã khiến khách hàng mất đi niềm tin và sự tin tưởng đối với sản phẩm, ảnh hưởng không tốt đối với các khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Quản trị Marketing giúp tăng khả năng bán hàng
Quản trị Marketing giúp tăng khả năng bán hàng

3.4. Quan điểm về quản trị Marketing về khách hàng

Đây chính là quan điểm của Marketing hiện đại. Ở quan điểm này, doanh nghiệp sẽ đặt khách hàng lên mục tiêu đầu tiên. Doanh nghiệp sẽ cần liên tục tìm hiểu, hiểu rõ khách hàng hơn chính khách hàng hiểu về bản thân mình.

Theo đánh giá, đây là một quan điểm của tương lai Marketing 4.0. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào tâm lý, nhu cầu của khách hàng, làm thỏa mãn những nhu cầu đó, đồng thời khiến sản phẩm vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Để có thể làm được điều này, doanh nghiệp cần có một hành trình khách hàng, xây dựng được insight để từ đó có thể biết được các mong muốn của khách hàng trước khi họ thực sự biết mình muốn gì.

Để có thể xây dựng được đính hướng khách hàng, chúng ta sẽ cần 4 trụ cột chính sau:

Nắm rõ nhu cầu khách hàng

Xây dựng thị trường mục tiêu.

Thiết lập, xây dựng marketing mix 4Ps.

Mục tiêu sinh lời của tổ chức.

Quản trị Marketing cần đạt sự hài lòng khách hàng
Quản trị Marketing cần đạt sự hài lòng khách hàng

3.5. Quan điểm của quản trị Marketing về trách nhiệm xã hội

Bên cạnh việc đạt mục tiêu về lợi ích của doanh nghiệp, sự hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp còn cho khách hàng thấy rõ trách nhiệm cải thiện đời sống, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Với phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, kết hợp với nhu cầu marketing thuần túy chính là đạt mục tiêu sản xuất lên hàng đầu, điều này đã tạo ra nhiều vấn đề mới của thời đại như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, dân số tăng nhanh,… Điều này đã khiến Marketing cần có trách nhiệm kết nối giữa người mua, người bán và lợi ích của xã hội.

Quản trị Marketing cần có trách nhiệm với xã hội
Quản trị Marketing cần có trách nhiệm với xã hội

Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã hiểu rõ các quan điểm về quản trị Marketing để từ đó có thể lựa chọn các chiến lược tiếp thị phù hợp với quy mô và ngân sách đối với doanh nghiệp của chính bản thân mình.

Tất cả những thông tin bạn cần biết về ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành cực hot, luôn thu hút các bạn sinh viên. Vậy ngành quản trị kinh doanh là gì? Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi bài viết sau!

Ngành Quản trị Kinh doanh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.