Tiện ích
Cẩm nang
Sử dụng tiêu chuẩn BSCI là kim chỉ nam cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và phát triển. Bởi vì nó là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt các yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra bởi đối tác nước ngoài, đồng thời cũng tạo được lợi ích cho người lao động. Do đó, khi đứng ở phương diện doanh nghiệp, nhất định bạn phải hiểu rõ tiêu chuẩn BSCI là gì để lên kế hoạch triển khai hiệu quả nhất.
MỤC LỤC
BSCI được viết tắt từ Business Social Compliance Initiative, là một bộ quy tắc chuẩn đánh giá hành vi tuân thủ trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh. Bộ tiêu chuẩn này ra đời vào năm 2003, do FTA đề xướng nhằm thiết lập nên một diễn đàn chung để yêu cầu các doanh nghiệp cùng tuân thủ tiêu chuẩn BSCI.
Trong bộ quy tắc này gồm 9 nội dung quan trọng: tuân thủ các điều luật; cấm phân biệt, đối xử; tự do trong đoàn hội, quyền thương lượng; thời gian lao đông; tiền lương người lao động; cấm sử dụng lao động là trẻ em; thời gian làm việc; an toàn môi trường làm việc; cấm cưỡng bức lao động; các vấn đề khác liên quan đến môi trường và sự an toàn.
Với 9 nội dung này, tiêu chuẩn BSCI quả thực có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi trường kinh doanh. Không khó hiểu vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng bộ quy chuẩn này trong quá trình hoạt động. Khác với cách hiểu ISO 9001 là gì chỉ hướng đến một đối tượng duy nhất là hàng hóa, sản phẩm, tiêu chuẩn BSCI đề cập tới toàn bộ các yếu tố thuộc doanh nghiệp, sản phẩm chỉ là một phần và cũng được yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.
BSCI hướng tới cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Muốn đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự đồng lòng nhất trí từ những người tham gia. Theo đó, tất cả đều phải tuân thủ BSCI dựa trên những nguyên tắc bắt buộc. Đó là gì?
Những người tham gia thực hiện tiêu chuẩn đều phải cam kết về việc sẽ tuân thủ nghiêm ngặt bộ luật BSCI, đề cao vai trò của nó quan trọng không kém gì các mối quan hệ hợp tác kinh doanh. Việc cam kết chắc nịch này chứng tỏ một tinh thần đã sẵn sàng cải thiện cho điều kiện làm việc của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.
BSCI đem đến cho tất cả các doanh nghiệp toàn cầu một hệ thống đã được thống nhất và duy nhất. Nó bao gồm một bộ quy tắc để doanh nghiệp dựa vào đó có cách ứng xử đúng nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó các đơn vị cũng thực hiện theo một nguyên tắc thống nhất, tạo ra sự dễ dàng để so sánh và đánh giá.
Bộ quy tắc ứng xử này không kén chọn đối tượng áp dụng và người tham gia. Cho dù bạn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, bạn kinh doanh mặt hàng nào thì đều có thể tham gia thực hiện bộ quy tắc ứng xử. Đây chính là thế mạnh làm nên độ phủ sóng rộng khắp của BSCI, ai cũng biết đến, ai cũng có quyền lựa chọn tham gia.
Nhà sáng lập BSCI hứa hẹn mỗi doanh nghiệp khi bước vào thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh đều sẽ được đào tạo một cách dần dà nên rất dễ dàng thực hiện, không gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng.
Khi doanh nghiệp đã có thể đáp ứng tốt mọi yêu cầu của BSCI thì đều có cơ hội tiến đi xa hơn, phát triển tốt hơn. Mục tiêu đạt được từ bước đệm quy tắc ứng xử này đó chính là tiếp cận được với hệ thống quản lý xã hội - SA8000, đồng thời được cấp chứng nhận về sự tiến bộ và phát triển từ hiệp hội Trách nhiệm xã hội Quốc tế.
Ngoài những nguyên tắc trọng tâm đã nêu thì còn một số nguyên tắc khác cũng được BSCI quy định thực hiện. Bao gồm: đáng tin cậy, hiệu quả, tập trung ở những quốc gia có nhiều nguy cơ vi phạm quyền của người lao động, sự hợp tác, hoạt động dựa vào tri thức.
Hiểu về tiêu chuẩn BSCI là gì qua định nghĩa trên đủ cho bạn tìm ra đâu là đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn này. Cụ thể hơn, tiêu chuẩn ra đời áp dụng cho mọi tổ chức, bất kể tổ chức có quy mô, loại hình, hay ở địa điểm, quốc gia nào.
Tiêu chuẩn BSCI hoàn toàn không áp đặt, bắt buộc sự tham gia của bất cứ doanh nghiệp nào. Nhưng bản thân tiêu chuẩn này đã trở thành niềm mong chờ, ao ước của hầu hết mọi doanh nghiệp bởi vì khi tham gia, doanh nghiệp sẽ đón nhận rất nhiều lợi ích. Một trong số đó đáng kể đến nhất chính là môi trường làm việc giảm thiểu rủi ro trong quá trình lao động, sự công bằng, người lao động và khách hàng thỏa mãn, hài lòng về các chính sách, sản phẩm, mọi thứ đều tuân thủ theo pháp luật.
Là tiêu chuẩn không bắt buộc song nếu đã ký kết tham gia thì đồng nghĩa rằng doanh nghiệp buộc phải cam kết thừa nhận tuân thủ thực hiện các tiêu chuẩn BSCI. Đưa ra được những biện pháp phù hợp để đảm bảo tuân thủ thực hiện hiệu quả tiêu chuẩn BSCI.
Không chỉ có đơn vị doanh nghiệp tham gia BSCI mới cần tuân thủ nội dung được đặt ra mà đến cả những nhà thầu phụ đang trong quy trình sản xuất, cung ứng của doanh nghiệp cũng phải được cam kết sẽ tuân thủ đúng tiêu chuẩn văn hóa này.
Để được trở thành thành viên của BSCI, bạn hãy dựa vào checklist về các điều kiện, yêu cầu đáp ứng. vieclam123.vn nêu ra một vài điều kiện yêu cầu tiêu biểu nhất để bạn có sự hình dung về độ khó dễ để đáp ứng.
Thứ nhất, doanh nghiệp phải có một hệ thống phòng cháy chữa cháy đúng quy định, người lao động được đóng bảo hiểm, được đào tạo phổ cập về vấn đề an toàn trong lao động, tổ chức bếp ăn tập thể, chế độ làm tăng ca của người lao động không được phép vượt quá 30 tiếng một tháng và 200 tiếng 1 năm.
Áp dụng bộ quy tắc ứng xử BSCI sẽ không có hình thức cấp chứng chỉ mà chỉ áp dụng phương pháp đánh giá dựa trên kết quả thực hiện. Sau đó, tổ chức được xếp vào các hạng bậc được quy định như sau:
- Hạng AB: 2 năm
- Hạng VD: 1 năm
- Hạng E: 6 tháng
Nhìn chung, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn về ứng xử trong doanh nghiệp kinh doanh BSCI rất có giá trị đối với mỗi doanh nghiệp trong thời buổi hiện nay. Không hiểu biết tiêu chuẩn BSCI là gì, không tham gia vào đó là một thiệt thòi lớn. Một người điều hành doanh nghiệp, thậm chí bạn chỉ cần đảm đương, phụ trách việc làm quản trị kinh doanh tổng hợp cũng phải hiểu rõ điều này. Hãy cố gắng đưa doanh nghiệp của bạn cập bến với các tiêu chuẩn tốt lành như vậy để mở rộng con đường hội nhập và phát triển cho mình.
ISO là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Nói như vậy đủ để thấy tầm cỡ lớn của tổ chức này ảnh hướng đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp ở phạm vi toàn cầu. Vì thế, mỗi doanh nghiệp cần phải có hiểu biết cơ bản về tổ chức này để đam bảo tuân thủ những chuẩn ISO đặt ra, vừa đảm bảo chất lượng cho người dùng vừa nâng cao uy tín của đơn vị.
MỤC LỤC
Chia sẻ