Chắc hẳn bạn đã bắt gặp ISO trên rất nhiều bao bì sản phẩm và các chuyên mục quảng cáo nhưng chưa hiểu rõ ISO là gì. Trong thương mại và công nghiệp, ISO được sử dụng rất phổ biến. Không chỉ thế, ISO còn được sử dụng trong một số lĩnh vực khác, chẳng hạn như nhiếp ảnh. Hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về định nghĩa ISO và một số tiêu chuẩn ISO phổ biến nhất hiện nay nhé!
MỤC LỤC
ISO thực chất là một cách viết tắt cho thuật ngữ tiếng Anh “International Organization for Standardization”, hay Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Tổ chức này có trụ sở chính được đặt tại Geneva của Thụy Điển. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hoạt động với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, độc lập và không chịu sự quản lý của bất kỳ Chính phủ nào. Hiện nay số lượng thành viên của tổ chức ISO đã lên đến con số 165 và chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở con số này.
Mốc thời gian và sự kiện thành lập nên tổ chức ISO được cho là diễn ra vào năm 1946 khi 25 quốc gia tổ chức một cuộc họp để thảo luận về việc đưa ra một bộ tiêu chuẩn quốc tế chung. Hiện nay, tiêu chuẩn ISO được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và trở thành một tiêu chuẩn quốc tế như chúng ta đã biết.
Ngoài ra, trong môn nghệ thuật nhiếp ảnh cũng xuất hiện thuật ngữ ISO. Tuy nhiên, lúc này ISO không được sử dụng để chỉ tiêu chuẩn chụp ảnh. ISO trong nhiếp ảnh đại biểu cho độ nhạy sáng của màn ảnh. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn đó là độ nhạy của phim đối với ánh sáng. Độ sáng của ảnh được quyết định bởi thông số ISO.
Như vậy, qua những thông tin được chia sẻ trong phần trước bạn đã hiểu rõ hơn ISO là gì. ISO được sử dụng cả trong thương mại, công nghiệp và nhiếp ảnh với những ý nghĩa khác nhau. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách sử dụng của ISO trong hai phương diện thương mại, công nghiệp và nhiếp ảnh nhé!
Như đã đề cập đến ở trên, trong thương mại và công nghiệp thì tiêu chuẩn ISO được sử dụng để chỉ tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng bởi các quốc gia thành viên của tổ chức này. Tiêu chuẩn ISO không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp sản xuất mà còn có ý nghĩa đối với người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp, tiêu chuẩn ISO là cột mốc quan trọng mà doanh nghiệp cần hướng tới. Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO sẽ có mức độ uy tín cao hơn và được người tiêu dùng tin tưởng hơn và số lượng sản phẩm bán ra cũng sẽ tăng lên. Hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng để các sản phẩm của mình đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO.
Đối với người tiêu dùng, tiêu chuẩn ISO dường như trở thành tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO thường được lựa chọn nhiều hơn bởi tiêu chuẩn này đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm.
Tiêu chuẩn ISO cũng trở thành tiêu chí để người tiêu dùng đánh giá các nhà sản xuất và từ đó xác định được đâu là nhà sản xuất đang tin cậy.
Như đã nói, ISO ảnh hưởng đến ánh sáng trong ảnh chụp. Mặc dù Khẩu độ và Tốc độ cửa trập cũng có ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh chụp, tuy nhiên ISO cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến đặc tính này và trên thực tế thì ISO dễ điều chỉnh hơn các yếu tố còn lại. ISO được chỉnh lên cao cho phép ảnh chụp ra có độ sáng tốt hơn mà không cần đến sự trợ giúp của đèn flash hoặc nguồn chiếu sáng phụ.
Tiêu chuẩn ISO 9000 được công bố từ năm 1987 và có nội dung bao gồm 7 nguyên tắc liên quan đến việc quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất. Bộ các nguyên tắc trong tiêu chuẩn ISO 9000 được xây dựng thành một hệ thống và trở thành tiêu chí mà tất cả các doanh nghiệp đều phấn đấu để đạt được. Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 9000 cũng có thể được áp dụng cho các trường đại học và cao đẳng.
Trong số các tiêu chuẩn ISO đã được ban hành thì tiêu chuẩn ISO 9001 được coi là bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất. Tiêu chuẩn ISO 9001 liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp tự đánh giá lại hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng.
Tiêu chuẩn ISO bao gồm những tiêu chí liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành nghề và là tiêu chuẩn vô cùng cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tiêu chuẩn ISO giúp hạn chế rất nhiều nguy cơ và rủi ro xảy ra tai nạn lao động. Các doanh nghiệp cần xây dựng quy trình làm việc chặt chẽ và phải tính toán đến yếu tố an toàn lao động cho các nhân viên của mình.
Tiêu chuẩn ISO 20000 được sử dụng trong lĩnh vực điện tử viễn thông, cụ thể là trong quản lý dịch vụ tin nhắn viễn thông (tin nhắn SMS). Mọi kế hoạch triển khai, quy trình vận hành và kiểm tra đều được tiến hành dựa trên bộ tiêu chuẩn này. Nhờ có tiêu chuẩn ISO 20000 mà mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đều có hiệu quả tốt hơn.
Nếu xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc tế mà bỏ qua tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm thì quả là một thiếu sót rất lớn. Vì vậy mà tiêu chuẩn ISO 22000 đã được ra đời nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm. Trong bối cảnh các vấn đề về an toàn thực phẩm ngày càng nghiêm trọng và ý thức về thực phẩm sạch ngày càng được nâng cao thì tiêu chuẩn ISO 22000 được coi là một trong những bộ tiêu chuẩn không thể thiếu.
Tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm những tiêu chí liên quan đến chất lượng quản lý môi trường. Tiêu chuẩn 1400 là bộ tiêu chuẩn được ban hành gần đây nhất và có mối liên hệ với tiêu chuẩn 9001 về quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp hàng đầu đều hướng tới việc đạt được tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 14001. Việc đạt được hai bộ tiêu chuẩn này không chỉ có tác dụng củng cố niềm tin của khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, mà còn mở ra định hướng kinh doanh rõ ràng cho doanh nghiệp.
Bộ tiêu chuẩn này được áp dụng trong lĩnh vực y tế. Cụ thể hơn, tiêu chuẩn ISO 13485 liên quan đến việc kiểm soát và quản lý các dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong ngành y. Đây là tiêu chuẩn cần thiết đối với một ngành cần đảm bảo chất lượng và hiệu quả tốt nhất như ngành y.
Ngoài ra, còn một số bộ tiêu chuẩn khách cũng được sử dụng khá phổ biến, như: Tiêu chuẩn ISO 17025 về quản lý năng lực của các phòng thí nghiệm, tiêu chuẩn ISO 26000 liên quan đến phần mềm quản lý bán hàng, tiêu chuẩn ISO 27000 về giữ an toàn thông tin tài sản…
Trên đây là một số thông tin trả lời cho câu hỏi tiêu chuẩn ISO là gì và phân tích ứng dụng của ISO trong thương mại, công nghiệp và nhiếp ảnh. Tiêu chuẩn ISO ra đời đã giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và góp phần đảm bảo được lợi ích cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp sau khi đã được chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn ISO sẽ được cấp chứng chỉ ISO.
Router là gì? Router có những ưu và nhược điểm như thế nào. Tìm hiểu chi tiết hơn về cách lựa chọn router qua bài viêt sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ