Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, Brand health là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào? Chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu qua những thông tin thú vị dưới đây nhé!
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là tập hợp các chỉ số phân tích hiệu quả của chiến dịch marketing và truyền thông tác động đến khách hàng và doanh nghiệp mục tiêu, cho biết rằng thương hiệu của bạn có đang hoạt động tốt trên thị trường hay không.
Brand health là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp trên thị trường. Khi tiến hành phân tích và đánh giá chính xác Brand health, doanh nghiệp sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro của mình. Từ đó, đội ngũ xây dựng thương hiệu, quản trị thương hiệu có thể xây dựng và phát triển chiến lược thương hiệu một cách tốt nhất, đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất trong thời điểm hiện tại như:
Bạn có nên đầu tư thêm về quảng cáo không? Bạn có nên cải tiến sản phẩm? Thời điểm tốt nhất để tung sản phẩm mới ra ngoài thị trường là gì? Chiến dịch truyền thông nên được tiến hành như thế nào, trên những kênh nào là chủ yếu?...
Liên tục kiểm tra và đo lường Brand health giúp doanh nghiệp đưa ra những chính sách thay đổi, định hướng chiến lược phù hợp, liên tục cải tiến so với đối thủ, tăng tốc trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường.
Chúng ta có thể đo lường Brand health thông qua 5 chỉ số dưới đây:
- Độ nhận diện thương hiệu
- Danh tiếng thương hiệu
- Văn hoá doanh nghiệp
- Định vị thương hiệu
- Đánh giá thương hiệu so với đối thủ
Độ nhận diện thương hiệu là mức độ quen thuộc của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ hoặc hình ảnh của thương hiệu trên thị trường, tập trung vào 2 yếu tố: lượng mentions, social media reach (số người thương hiệu tiếp cận) và social media sentiment (lượng phản ứng tích cực/tiêu cực với thương hiệu). Để có thể phân tích 2 yếu tố này chúng ta có thể sử những những công cụ Social Media Tracking (lắng nghe và giám sát mạng xã hội). Công cụ này giúp chúng ta biết được số lượng người dùng nhắc đến thương hiệu (số lượng tìm kiếm, số lượng bình luận, số lượng cuộc thảo luận trực tuyến) đồng thời cho biết sự biến đổi của tỉ lệ này theo thời gian. Ngoài ra, những công cụ này còn giúp chúng ta biết được thời gian, địa điểm những lượng nhắc đến đó diễn ra và liên tục cập nhập trong thời gian thực. Từ đó doanh nghiệp có thể biết được chân dung khách hàng mục tiêu (vị trí, tuổi, sở thích, hành vi, mạng xã hội, trang tin tức hiệu quả), nhờ vậy đội ngũ phát triển thương hiệu có thể đề ra chiến lược phát triển, thay đổi phù hợp nhất.
Xem thêm: Tổng hợp những từ vựng tiếng Anh về công việc đầy đủ nhất
Biết được những con số nhận biết thương hiệu là chuyện tốt nhưng chưa đủ, bạn vẫn cần phải biết khách hàng nói gì về bạn, nghĩ gì về bạn. Dù với độ nhận diện lớn nhưng danh tiếng lại quá xấu, doanh nghiệp cũng khó có thể tiếp tục cạnh tranh trên thị trường. Vậy uy tín thương hiệu là gì?
Đây là cách người tiêu dùng đánh giá, suy nghĩ về doanh nghiệp của bạn. Mọi người thường có xu hướng tin tưởng đối với những doanh nghiệp có thương hiệu tốt. Và cách tốt nhất để gia tăng sự tin tưởng đó ngoài việc bạn có một sản phẩm tốt, một dịch vụ tốt, thì doanh nghiệp bạn còn cần phải có một dịch vụ khách hàng tốt. Do vậy, việc quan trọng nhất là kiểm tra kỹ nội dung trên các kênh truyền thông, từ đó giúp bạn xác định những vấn đề mà khách hàng gặp phải, sau đó doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp xử lý, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, thích hợp nhất.
Văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nhưng cũng là yếu tố khó nhằn nhất. Những doanh nghiệp có thương hiệu lớn, bền vững thường có mức độ gắn kết nhân viên tốt, tỷ lệ nghỉ việc thấp ngược lại với những doanh nghiệp có thương hiệu nhỏ. Điều này chỉ ra rằng văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến danh tiếng của họ trên thị trường. Nếu văn hoá tốt, nhân viên yêu thích việc làm, môi trường doanh nghiệp, họ có xu hướng lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đó qua thái độ làm việc, qua những bài đăng tự sướng, chia sẻ môi trường làm việc, thương hiệu doanh nghiệp trên mạng xã hội. Ngược lại, nếu văn hoá tồi tệ, nhân viên chán ghét công việc, môi trường, đồng nghiệp, những cuộc trò chuyện nói xấu sẽ xảy ra, những tin tức tồi tệ sẽ được tăng cường. Dù doanh nghiệp đó có thương hiệu tốt đến đâu cũng khó có thể sống sót được nếu có văn hoá xấu. Giả dụ, nếu bạn là khách hàng, bạn có thích sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp lớn nhưng bóc lột nhân viên hay không?, bạn thích được trải nghiệm dịch vụ với một nhân viên tích cực, hết lòng với công việc hay một nhân viên vui vẻ giả tạo, cố gắng gồng mình vì công việc, KPI,..
Quả thực Văn hoá doanh nghiệp rất quan trọng, nếu doanh nghiệp bạn vẫn còn gặp vấn đề trong yếu tố này, hãy xử lý ngay. Chúng ta có có thể bắt đầu với việc xây dựng quá trình tuyển dụng phù hợp, đưa ra mục tiêu, sứ mệnh, tiềm năng phát triển rõ ràng, đồng thời đưa ra những chính sách, quản trị nhân viên một cách thoải mái, phù hợp nhưng cũng không kém phần chuyên nghiệp, để cho nhân viên thấy được nhưng giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra và sẵn sàng cống hiến hết mình cho những giá trị đó.
Định vị thương hiệu là một tiến trình xây dựng vị trí doanh nghiệp trong lòng của khách hàng. Mục tiêu quan trọng là phải xác định được những gì mà người tiêu dùng đang nghĩ về thương hiệu. Liệu đội ngũ phát triển thương hiệu có thực sự hiểu thông điệp mà thương hiệu đang hướng tới? Liệu khách hàng có biết đến những giá trị thực sự mà doanh nghiệp đang tạo ra? Họ có hiểu đúng những điều mà chiến dịch truyền thông đang truyền tải? Thương hiệu doanh nghiệp có đang ở đúng vị trí mong muốn trong tâm trí người tiêu dùng chưa? Nghĩ một cách đơn giản hơn, doanh nghiệp phải tìm được chính xác tập khách hàng mục tiêu, thị trường phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của mình, đưa ra những chiến lược phát triển thương hiệu hợp lí và trở thành người dẫn đầu thị trường. Có rất nhiều chiến lược mà chúng ta có thể áp dụng khi muốn định vị thương hiệu như chiến lược về giá cả, khuyến mại, đóng gói sản phẩm, phân phối, truyền thông,...
Làm thế nào bạn có thể biết được thương hiệu doanh nghiệp của bạn mạnh hay yếu? Cách đơn giản là hãy so sánh nó với thương hiệu của những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chỉ cần theo dõi chỉ số thương hiệu của bạn và chỉ số thương hiệu của đối thủ cạnh tranh. Như số lượng tìm kiếm, truy cập trên các mạng xã hội, các cuộc đối thoại, số lượng phản ứng tích cực, tiêu cực của thương hiệu bạn so với đối thủ cạnh tranh như thế nào. Tần suất này càng lớn, chứng tỏ rằng những chiến lược truyền thông của bạn càng hiệu quả, kích thích được sự tò mò, quan tâm của người tiêu dùng, thương hiệu doanh nghiệp càng trở nên phổ biến hơn. Từ đây ta cũng có thể xác định được mức độ hiệu quả của chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
Vậy bạn đã biết Brand health là gì chưa? Bạn đã biết cách đánh giá, đo lường chỉ số của thương hiệu doanh nghiệp mình hiện tại? Nhưng nếu thương hiệu doanh nghiệp của bạn vẫn còn nhiều điểm yếu, nhiều rủi ro, gặp nhiều khó khăn trong phát triển thì sao? Chúng ta có thể thử một số cách sau đây:
- Kiểm duyệt kỹ càng những nội dung xoay quanh thương hiệu của bạn
- Xác định vấn đề thương hiệu bạn đang gặp phải và có thể gặp phải, đề xuất những giải pháp giải quyết phù hợp
- Phân tích kỹ, chi tiết về khách hàng mục tiêu và thương hiệu đối thủ cạnh tranh để đưa ra những định hướng, thay đổi trong chiến lược phát triển thương hiệu một cách hợp lý
Trên đây là những thông tin giúp chúng ta hiểu rõ “Brand health là gì?”. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những hiểu biết rõ ràng về sức khỏe thương hiệu cũng như có những định hướng chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp trong tương lai. Đừng quên theo dõi những thông tin, kiến thức thú vị khác cùng vieclam123.vn nhé!
FMCG (Fast Moving Consumer Goods) nghĩa là nhóm hàng tiêu dùng nhanh. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh này đang phát triển mạnh mẽ như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Chia sẻ