close
cách
cách cách cách cách cách

FMCG là gì? Và sự phát triển của nhóm hàng tiêu dùng nhanh

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

FMCG là gì? Đây là từ viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods trong tiếng Anh nói về nhóm hàng tiêu dùng nhanh. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. FMCG là gì?

FMCG là tên gọi tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods trong tiếng Anh, đề cập đến ngành hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống như thực phẩm hàng ngày, bàn chải đánh răng, dầu gội đầu, sữa tắm, kem dưỡng da,...

Đây đều là những mặt hàng có thời gian tiêu thụ nhanh chóng trong các cửa hàng, siêu thị, tạp hóa cũng như toàn bộ chuỗi bán lẻ trên toàn thế giới. Một trong những lý do gọi những mặt hàng này là hàng tiêu dùng nhanh bởi chúng thường được sản xuất với số lượng lớn, giá thành bán giá ở mức trung bình để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của cá nhân hay hộ gia đình.

Mặt hàng thuộc nhóm FMCG thường là các sản phẩm được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày, bởi vậy, các doanh nghiệp trong ngành FMCG luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ với khách hàng dựa trên niềm tin và sự trung thành giữa hai bên. Chi phí sản xuất và thời hạn sử dụng của các mặt hàng này thường thấp tuy nhiên chúng vẫn được tiêu thụ rất nhanh bởi tỉ lệ khách hàng mua lại cao. 

Bản chất của mặt hàng tiêu dùng nhanh chính là có mặt ở khắp các siêu thị và quầy bán lẻ trên toàn thế giới. Hầu như tất cả mọi người đều phải sử dụng loại mặt hàng này như một nhu yếu phẩm trong cuộc sống. 

FMCG là gì

Theo thống kê, mặt hàng tiêu dùng nhanh chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu của người tiêu dùng. Các loại mặt hàng tiêu dùng nhanh được phân thành nhiều loại khác nhau, cụ thể được gộp vào các nhóm chính như:

  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các sản phẩm như phô mai, ngũ cốc dinh dưỡng, mì đóng hộp,..

  • Bữa ăn sẵn: bánh mì, lương khô, các loại bánh,...

  • Đồ uống: nước ngọt, nước trái cây, nước lọc đóng chai,...

  • Bánh nướng

  • Thực phẩm tươi, đông lạnh, đồ khô: Trái cây, rau, đậu Hà Lan, …

  • Các loại thuốc: thuốc giảm đau, thuốc uống không cần kê theo đơn

  • Thuốc tẩy rửa

  • Mỹ phẩm và đồ dùng vệ sinh: Sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc, chăm sóc răng miệng,...

  • Đồ dùng văn phòng

FMCG còn có tên gọi khác là CPG (consumer Packaged Goods-hàng tiêu dùng đóng gói). Thị trường FMCG cạnh tranh rất gay gắt bởi mỗi sản phẩm thường có nhiều nhãn hàng. Ví dụ chỉ tính riêng ngành nước giải khát đã có nhiều mặt hàng như nước ngọt, nước trái cây, nước khoáng, nước có ga,...Trong nước có ga lại có các sản phẩm như Cocacola, Spite, Seven Up, Pepsi,...

2. Doanh nghiệp FMCG là gì?

FMCG là gì

Ngành FMCG luôn hấp dẫn với các doanh nghiệp bởi sức tiêu thụ sản phẩm cao, con người phải dùng những mặt hàng này trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngành sản xuất mặt hàng tiêu dùng nhanh ngày càng phát triển, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Những “ông lớn” trên thế giới chủ yếu cũng là những doanh nghiệp thuộc ngành FMCG này như P&G, Unilever, Coca cola,...

Doanh nghiệp trong ngành FMCG cần phải có sức cạnh tranh mạnh mẽ thì mới có thể tồn tại và phát triển. Sự sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong ngành FMCG nếu muốn được biết đến bởi đông đảo người tiêu dùng. Tính sáng tạo thể hiện ở việc tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, tù đặc điểm, công dụng đến bao bì sản xuất, đóng gói, chính sách về giá, chiến lược marketing, cách lựa chọn kênh truyền thông để tiếp cận khách hàng.

Ví dụ cùng là mặt hàng dầu gội đầu nhưng Clear nhấn mạnh công dụng làm sạch gàu, Sunsilk nổi bật với công dụng làm tóc óng mượt trong khi Tresumere với công dụng nổi trội là dưỡng tóc chuẩn salon. Tạo ra được giá trị khác biệt chính là cách để doanh nghiệp có thể gia nhập thị trường năng động và có tốc độ phát triển nhanh chóng.

Nỗ lực Marketing là một trong những nỗ lực lớn nhất của các doanh nghiệp trong ngành để có thể thu hút người tiêu dùng biết đến sản phẩm của họ giữa vô vàn đối thủ cạnh tranh. 

Một số doanh nghiệp FMCG lớn nhất trên thế giới phải kể đến như H.J.Heinz, Coca Cola, Johnson & Johnson, Unilever, Nestle.

Một số doanh nghiệp FMCG nổi tiếng ở Việt Nam là Unilever với các sản phẩm nổi bật như OMO, Lifebuoy, VIM, Sunsilk,.......Vinamilk với các sản phẩm như phô mai con bò cười, sữa Ông Thọ, Dielac,...

3. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG

Thị trường nhân lực của ngành FMCG cũng rất đa dạng và năng động. Dù bạn là ai, có trình độ học vấn như thế nào đều có nhiều cơ hội để gia nhập thị trường lao động trong ngành FMCG. Một số vị trí tiêu biểu bạn có thể ứng tuyển để làm việc trong ngành FMCG như:

FMCG là gì

  • Health and Safety Manager: Vị trí Health and Safety Manager (quản lý và phụ trách các vấn đề về sức khỏe và an toàn) chịu trách nhiệm cho việc kiểm soát các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để có thể đảm bảo sản phẩm tạo ra đáp ứng các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.

  • Sale Manager: Vị trí Sale Manager (Quản lý bán hàng) đòi hỏi nhân sự phải có kỹ năng bán hàng để có thể tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, thúc đẩy doanh số. 

  • Stock Control Manager: Vị trí Stock Control Manager (quản lý cổ tức) có trách nhiệm phân phối cổ tức cho các thành viên trong doanh nghiệp.

  • Procurement Analyst: Nhà phân tích quy trình cần nắm bắt được hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, từ đó có bản phân tích chiến lược ở nhiều góc độ khác nhau để đưa ra giải pháp kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm, tối đa hóa hiệu quả trong công việc.

  • Head of Sourcing: Đây là vị trí quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 

Bên cạnh một vài vị trí tiêu biểu trong ngành FMCG, khi lựa chọn công việc trong ngành này, bạn có thể lựa chọn công việc thuộc một trong ba khối ngành là Brand (Thương hiệu), Distribution (phân phối), Trade Marketing (Quảng bá thương hiệu). 

Khi làm việc trong khối Brand (Thương hiệu), trách nhiệm của bạn là phải có những biện pháp tác động tới người tiêu dùng để họ biết đến sản phẩm của công ty, doanh nghiệp. Người làm trong bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm cho các chỉ số Brand Awareness (sự nhận biết thương hiệu), Penetration (sự xâm nhập thị trường), Repeat Purchase (tái mua hàng của người tiêu dùng).

Làm việc ở trong khối Distribution (Phân phối), bạn phải tác động tới các nhà phân phối để đẩy nhanh doanh số cho doanh nghiệp. Người làm việc ở bộ phận này phải chịu trách nhiệm cho chỉ số Sale-in, sức nặng của kênh phân phối, số lượng phân phối,...

Trade Marketing là hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện để hoàn thiện Brand và Distribution, khi một sản phẩm đã được bán ra thị trường, đến tay các nhà bán lẻ và có sức cạnh tranh với đa dạng các sản phẩm cùng loại. Hai mục đích chính của bộ phận Trade Marketing là gia tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trong một điểm bán lẻ hoặc mua đứt một điểm bán lẻ để có thể bán duy nhất sản phẩm của doanh nghiệp tại điểm bán đó.

4. Xu hướng của ngành FMCG

Với sức cạnh tranh ngày càng lớn, các doanh nghiệp hiện nay áp dụng một số phương pháp để có thể đứng vững trên thị trường như chú trọng xây dựng thương hiệu cao cấp với những nhãn hàng riêng, phát triển hình thức thương mại truyền thống, đô thị hóa ở vùng nông thôn,.. Những đổi mới trong cách thức hoạt động, mô hình kinh doanh cũng như chiến lược quảng bá sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng người tiêu dùng hơn, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng ngày càng cao.     

Một số xu hướng nổi bật trong ngành FMCG có thể kể đến như sản xuất ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm dành cho cả hai đối tượng nam, nữ, sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng chú trọng ứng dụng công nghệ trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. 

FMCG là gì

4.1. Sản phẩm thân thiện với môi trường

Người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về tác động tiêu cực của việc sản xuất các mặt hàng FMCG, các sản phẩm phụ và các chất thải tới môi trường. Những sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương, hoặc có dán nhãn organic (sản phẩm hữu cơ) sẽ nhận được sự quan tâm và chú ý nhiều hơn.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn xu hướng thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường đề thu hút người tiêu dùng. Những sản phẩm có nguồn gốc từ những chất hữu cơ thân thiện với môi trường thay vì những chất hóa học sẽ tạo thiện cảm với người tiêu dùng. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách thiết kế bao bì sản phẩm từ những chất liệu có thể tái chế như giấy, gỗ,...thay vì những bao bì từ nhựa, không thân thiện với môi trường.

4.2. Sản phẩm phi giới tính

Những sản phẩm có thể được sử dụng với cả nam và nữ giúp thúc đẩy doanh thu bởi người tiêu dùng sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để đắn đo về mẫu mã và công năng. Ví dụ như trong lĩnh vực thời trang hay mỹ phẩm. Có những bộ quần áo cả nam và nữ mặc đều được và toát lên cá tính riêng. Một số sản phẩm dầu gội, kem đánh răng, mặt nạ cũng được thiết kế phù hợp với mọi đối tượng người tiêu dùng.

4.3. Sản phẩm tốt cho sức khỏe

Sức khỏe luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Trong thời buổi hiện nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện thì những sản phẩm tốt cho sức khỏe, có nguồn gốc tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại là những tiêu chí hàng đầu của người tiêu dùng khi lựa chọn mặt hàng tiêu dùng. 

Doanh nghiệp cũng tập trung vào việc cắt giảm lượng đường, chất béo, thay vào đó là những nguyên liệu tốt cho sức khỏe. Người tiêu dùng sẽ ưu tiên sử dụng sản phẩm không chứa kháng sinh, có nguồn gốc tự nhiên, được chăn thả tự do.

4.4. Tăng trải nghiệm trong tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp đã biến việc mua sắm các mặt hàng tiêu dùng trở thành trải nghiệm của khách hàng. Người tiêu dùng sẽ được tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Từ đó, họ sẽ cảm thấy yêu thích và trân trọng hơn với những sản phẩm mà bản thân bỏ công sức để làm ra.

Hơn nữa, khi trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, người tiêu dùng sẽ cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm bởi họ thấy được quy trình sản xuất đảm bảo được những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Doanh nghiệp cần có thêm nhiều ý tưởng cho phép người tiêu dùng để lại dấu ấn trên chính những sản phẩm mà họ làm ra. Đây có thể là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt, tăng sự cạnh tranh và thúc đẩy doanh số.

4.5. Ứng dụng công nghệ 

Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần liên tục cải tiến về công nghệ để có thể sản xuất được những sản phẩm chất lượng, giảm chi phí sản xuất để có chiến lược về giá cạnh tranh với đối thủ.

Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ trong phân phối sản phẩm là điều cần thiết bởi người tiêu dùng không những cần sản phẩm chất lượng mà còn cần tiện lợi trong quá trình mua hàng. Sử dụng nhiều ứng dụng để khách hàng có thể mua hàng online, tìm hiểu thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đặt hàng nhanh chóng và thanh toán một cách thuận tiện nhất. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sức cạnh tranh lớn của doanh nghiệp trên thị trường.

Trên đây là bài viết của Vieclam123.vn để giúp bạn trả lời cho câu hỏi FMCG là gì? Những doanh nghiệp trong ngành FMCG vẫn đang nỗ lực từng ngày từng giờ để nâng cao giá trị cạnh tranh trên thị trường và tìm kiếm những xu hướng mới nhất, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.

>> Tham khảo thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.