close
cách
cách cách cách cách cách

CPI là gì? Ý nghĩa và cách xây dựng chỉ số CPI giá tiêu dùng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

CPI là gì? Consumer Price Index là chỉ số đo lường giá tiêu dùng, được sử dụng để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế dựa trên sự thay đổi chi phí sinh hoạt của từng công dân. Cụ thể CPI là gì, cách tính CPI như thế nào và ý nghĩa của nó là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. CPI là gì?

CPI là viết tắt của từ tiếng Anh Consumer Price Index, nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số CPI được sử dụng để đánh giá sự thay đổi của giá hàng tiêu dùng theo thời gian và được tính bằng phần trăm. 

Khi chỉ số CPI ở mức độ ổn định, chứng tỏ sự ổn định của nền kinh tế trong khi nếu chỉ số này tăng đột ngột là dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế đang bước vào giai đoạn lạm phát. 

Chỉ số CPI phản ánh xu thế biến động giá cả của hàng hóa tiêu dùng, phản ánh chi phí sinh hoạt của cá nhân hay hộ gia đình thay đổi theo thời gian. 

2. Phương pháp tính CPI là gì?

Để có thể tính được chỉ số CPI, chúng ta thực hiện theo các bước sau:

CPI là gì

Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa

Qua việc khảo sát, nghiên cứu thị trường, chúng ta xác định được lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu mà người tiêu dùng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Giỏ hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng bao gồm thực phẩm, quần áo, nơi ở,...Các món hàng mà người tiêu dùng thường chi tiêu chiếm tỉ trọng lớn là về thực phẩm, sau đó đến các nhu cầu thiết yếu khác như kem đánh răng, dầu gội đầu,...

Bước 2: Xác định giá cả

Giá cả của từng mặt hàng được xác định ở từng thời điểm cụ thể

Bước 3: Tính tổng chi phí mua giỏ hàng

Tổng chi phí mua giỏ hàng sẽ được tính dựa theo công thức sau:

Chi phí giỏ hàng = Tổng của (số lượng hàng hóa   x    giá cả của từng mặt hàng)

Bước 4: Tính chỉ số CPI

Chỉ số tiêu dùng CPI được tính theo công thức sau:

CPIt=(Chi phí mua giỏ hàng hóa thời kỳ t / Chi phí mua giỏ hàng hóa thời kỳ cơ sở )  x   100.

3. Ý nghĩa của chỉ số CPI là gì?

Chỉ số CPI là một chi số quan trọng, phản ánh trực tiếp sự phát triển của nền kinh tế. Việc tính toán và phân tích chỉ số CPI giúp doanh nghiệp có được định hướng phát triển phù hợp, giúp chính phủ đưa ra những giải pháp nhất định để phát triển nền kinh tế.

Người tiêu dùng nắm được chỉ số CPI sẽ có những sự chuẩn bị với thay đổi về mức giá bán lẻ hàng hóa người tiêu dùng. Mức CPI tăng đòi hỏi người tiêu dùng cần có một mức lương tăng để có thể phù hợp với giá cả tăng cao của hàng hóa tiêu dùng. Bởi vậy, chỉ số tiêu dùng CPI còn được Chính phủ sử dụng để điều chỉnh mức lương cơ bản phù hợp với mức chi tiêu hàng hóa người tiêu dùng.

CPI là gì

Nhìn vào chỉ số CPI, chúng ta có thể rút ra một số đánh giá cơ bản sau:

+ Khi chỉ số CPI giảm, đồng nghĩa với việc giá cả của giỏ hàng hóa tiêu dùng giảm, chứng tỏ mức chi tiêu của người dùng giảm. Giả sử mức thu nhập không đổi, việc chi tiêu giảm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người có thu nhập kém hơn.

+ Khi chỉ số CPI tăng, đồng nghĩa với việc giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng, mức chi tiêu của người tiêu dùng sẽ tăng lên. Nếu như mức thu nhập không thay đổi, người tiêu dùng sẽ phải chi tiêu hạn hẹp hơn, dành được ít khoản tiết kiệm hơn và giảm chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, chỉ số CPI cũng có những mặt hạn chế nhất định, bởi khi nhìn vào chỉ số này, chính phủ, doanh nghiệp và người dân sẽ không thể nhìn thấy được một số điểm sau đây:

  • CPI không phản ảnh được độ lệch thay thế bởi nó sử dụng giỏ hàng hóa cố định. Điều này có nghĩa rằng khi giá cả mặt hàng này tăng nhanh hơn những mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm thay thế khác có giá trị thấp hơn. Bởi CPI sử dụng giỏ hàng cố định nên chỉ số đưa ra sẽ cao hơn mức tiêu dùng thực tế.

  • CPI cũng không đánh giá được sự gia tăng sức mua của người tiêu dùng khi có mặt hàng mới xuất hiện trên thị trường bởi CPI sử dụng giỏ hàng hóa cố định. Vì yếu tố này mà chỉ số CPI cũng đánh giá mức tiêu dùng cao hơn thực tế.

  • CPI không phản ánh được chất lượng dịch vụ hàng hóa, bởi dịch vụ hàng hóa theo thời gian sẽ có xu hướng nâng cao hơn về chất lượng, kéo theo sự tăng về giá cả. CPI chỉ ra sự tăng về mức giá mà không so sánh được tương quan về chất lượng.

4. Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát là gì?

Trước tiên, để hiểu được mối quan hệ giữa CPI và lạm phát, chúng ta cần hiểu được lạm phát là gì? Lạm phát là sự tăng một mức giá chung của hàng hóa dịch vụ theo thời gian, từ đó dẫn đến việc mất giá trị của tiền tệ. Khi giá cả hàng hóa tăng cao, cùng một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hơn về số lượng. Lạm phát phản ánh sự suy giảm trong sức mua của một đơn vị tiền tệ.

Chỉ số CPI được sử dụng để đo tỷ lệ lạm phát của một quốc gia trong thời gian nhất định. Trình trạng lạm phát có thể có những tác động tích cực cũng như tiêu cực tới từng đối tượng khác nhau.

Ví dụ, lạm phát ảnh hưởng tích cực tới ngành bất động sản, chứng khoán, được hưởng lợi từ giá cổ phiếu đi lên. Trong khi đối với người lao động có mức thu nhập ổn định thì việc tăng giá cả hàng hóa sẽ có tác động tiêu cực. Ngoài ra, các các nhân hoặc tổ chức sở hữu tài sản là tiền mặt sẽ phải chịu thiệt hại bởi sức mua suy giảm của đồng tiền.

Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ về chỉ số tiêu dùng(CPI) là gì rồi chứ? Biết được chỉ số CPI sẽ giúp doanh nghiệp, chính phủ có những biện pháp phù hợp để điều chỉnh nền kinh tế.

>> Tìm hiểu thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.