close
cách
cách cách cách cách cách

Rayon là chất liệu gì? Chất liệu Rayon có thể ứng dụng vào việc gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Rayon là một chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên và cực kỳ thân thiện với môi trường. Ngoài ra, chất liệu này còn có hình dáng vô cùng sang trọng và được sử dụng cac buổi dạ hội. Để có thể tìm hiểu thêm Rayon là chất liệu gì, chúng ta hãy cùng nhau theo dõi trong bài viết dưới đây.

1. Chất liệu Rayon là gì?

Chất liệu Rayon là một chất liệu có nguồn gốc từ cellulose của gỗ và các loại sản phẩm nông nghiệp khác. Để có thể tạo ra được chất liệu Rayon, những người sản xuất cần phải sử dụng các thành phần hóa học có nguồn gốc từ tự nhiên, được chiết xuất chủ yếu từ gỗ. Người ta sẽ sử dụng chủ yếu một chút caustic soda để xử lý gỗ, biến gỗ trở thành cellulose.

Sau khi đã thu được cellulose, họ sẽ tiếp tục biến đổi hợp chất này trở viscose. Từ những hợp chất viscose này, người ta sẽ dùng máy kéo sợi để kéo viscose thành những sợi khác nhau, đồng thời, sẽ dùng axit sunfuric để xử lý. Sau một quá trình, các sợi viscose sẽ dần trở nên cứng lại, hình thành để tạo nên các sợi cellulose tái sinh.

Chất liệu Rayon được sử dụng chủ yếu để tạo nên vải Rayon. Đây là một chất liệu vải bán tổng hợp, được làm sợi cellulose tái sinh. Một trong những tính năng nổi bật của vải cellulose chính là chất liệu thoáng khí, mềm mải. Đây là một loại vải mang đầy đủ các đặc điểm của lụa như thoáng mát, bóng đẹp.  

Vải Rayon là một loại vải được biết đến với độ thoáng khí, hút ẩm và là một chất liệu siêu mềm, đươc sử dụng chủ yếu ở các bộ trang phục thể thao và mua hè. Chúng ta có thể kể đến các loại trang phục như áo sơ mi, áo cánh, đầm suông,…

Rayon là chất liệu gì
Rayon là chất liệu gì?

2. Nguồn gốc, xuất xứ của chất liệu Rayon

Vào năm 1860, một căn bệnh bất ngờ xuất hiện trên những con tắm, điều này đã khiến ngành công nghiệp dệt vải của Pháp rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Trước diễn biến tình tình hình vô cùng phức tạo, Bá tước Hilaire de Chardonnet và Louis Pasteur đã bắt tay với nhau tìm ra một giải pháp mới.

Sau 25 năm nỗ lực nghiên cứu, vào năm 1885, Chardonnet và Louis đã tìm ra một giải pháp tạo nên bước ngoặt của ngành công nghiệp dệt vải. Hai ông đã thành công khi tìm cách sản xuất ra sợi tơ nhân tạo, đó là sợi cellulose. Cũng chính bởi thành công này, hai ông đã được vinh danh và cấp bằng sáng chế.

Sau 40 năm, người ta vẫn biết loại chất liệu này là lụa nhân tạo. Vào năm 1925, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã quyết định gọi chất liệu này là Rayon. Khoảng 27 năm sau, với sự phát triển của ngành công nghiệp lụa nhân tạo, Ủy ban Thương mại Liên bang đã quyết định phân chia Rayon thành hai loại sợi khác nhau là sợi cellulose tinh khiết và sợi được làm từ hợp chất cellulose được gọi là Acetate.

3. Đặc tính, điểm mạnh, điểm yếu của chất liệu Rayon

3.1. Chất liệu Rayon có các đặc tính nào?

Chất liệu Rayon là một loại sợi vô cùng đa năng. Đây là một loại chất liệu khá đặc biệt được sử dụng chủ yếu để sản xuất nên quần áo. Bên cạnh đó, chất liệu này còn được sử dụng để thay thế lụa. Một trong những đặc điểm chất liệu sợi Rayon là tạo ra những chất vải rất thoáng mát, mềm mại và khá bền. Tuy nhiên, các trang phục làm từ chất liệu này lại giữ thân nhiệt không được tốt. Do đó, người ta sẽ thường sử dụng để làm nên các bộ trang phục ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

Không những thế, chất liệu Rayon rất thân thiện với môi trường. Nó mang trong mình các đặc tính giống như các sợi có chất liệu từ thiên nhiên. Khi chúng ta sử dụng các trang phục được làm từ chất liệu này, chúng sẽ mang đến cho ta cảm giác giống như khi ta mặc các chất liệu lanh, lụa, cotton, len. Do đó, chúng ta vẫn sẽ thường nhầm lẫn các loại trang phục này lại với nhau.

Ngoài ra, một trong những tính năng của Rayon là khả năng ăn màu rất tốt. Bạn hoàn toàn có thể nhuộm chất liệu này với nhiều màu sắc khác nhau. Trong quá trình sử dụng, chất liệu Rayon còn tỏ ra rất ưu việt khi có độ đàn hồi rất thấp, vượt trội so với các loại trang phục khác. Đồng thời, chất liệu tỏ ra rất bền và chắc chắn, bạn hoàn toàn có thể giặt máy trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn chỉ nên giặt khô đối với các loại sản phẩm này.

Chất liệu Rayon có độ đàn hồi thấp
Chất liệu Rayon có độ đàn hồi thấp

3.2. Điểm mạnh của chất liệu Rayon

Đối với người sử dụng, các sản phẩm từ chất liệu Rayon có giá thành tương đối thấp, rất nhiều người thoải mái, yên tâm sử dụng sản phẩm này. Mặc dù có giá thành rẻ nhưng khi sờ vào, chúng ta vẫn có cảm giác mềm mại, mịn màng, sự mát mẻ được phả vào đôi tay, điều này chỉ có thể xảy ra đối với sản phẩm từ lụa.

Không chỉ vậy, chất liệu Rayon còn có thể pha trộn đa dạng các loại vải khác nhau, điều này đã tạo nên sự quý phái của chất liệu. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các loại trang phục này trong những buổi tiệc sang trọng khác nhau với mức giá vô cùng hợp với túi tiền. Bên cạnh đó, chất liệu này lại rất dễ nhuộm màu, điều này đã tạo nên sự đa dạng của Rayon. 

Ngoài ra, khi chất liệu này được sử dụng làm màn treo, ta đã thấy được độ rũ cực kỳ cao, tạo độ phẳng nhanh chóng, khó bị nhàu, nhăn nhúm khi trong quá trình sử dụng. Cũng giống như vải cotton, chất liệu Rayon có khả năng thoáng khí rất tốt, khi mặc các trang phục này sẽ tạo nên cảm giác cực kỳ mát mẻ. Cũng bởi các điểm mạnh này, những người thợ may cực kỳ ưa chuộng trong quá trình may vá.

Chất liệu Rayon rất mềm mại
Chất liệu Rayon rất mềm mại

3.3. Điểm yếu của chất liệu Rayon

Ngoài mang trong mình những đặc điểm nổi bật khiến mê mẩn người sử dụng, chất liệu Rayon vẫn có các điểm yếu riêng khi tỏ ra khá cầu kỳ trong quá trình sử dụng, yêu cầu người sử dụng bắt buộc phải giặt khô để làm sạch. Bên cạnh đó, khi sử dụng, vải Rayon rất dễ bị phai màu hay bạc màu, chúng ta khó có thể khôi phục lại như ban đầu.

Tuy mang trong mình khả năng độ bền cực tốt, nhưng chất liệu Rayon lại trở nên yếu ớt, dễ dàng bị xé khi bị ướt. Do vậy, điều này đã khiến chất liệu hạn chế trong việc trang trí nội thất như sofa, bàn ghế,… Cũng bởi vì khả năng thẩm hút rất tốt, do vậy, loại chất liệu này sẽ mau chóng bị nấm mốc, có mùi hôi sau một thời gian sử dụng. Đối với những người yêu môi trường, họ sẽ cực căm ghét Rayon bởi vì quy trình để sản xuất chất liệu này vô cùng độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

4. Các loại chất liệu Rayon

Với giá thành rẻ và màu sắc vô cùng sang trọng, các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều loại Rayon khác nhau, chúng ta có thể kể đến như:

4.1. Chất liệu Viscose

Đây là một loại chất liệu vô cùng phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên khắp thị trường. Do chất liệu này có kết cấu khá giống với sáp ong, nên người ta đã sử dụng Viscose để làm tên của chất liệu. Ngoài ra, vải viscose có giá bán tương đối rẻ, được người sử dụng dễ dàng phối với các trang phục có chất liệu khác như cotton, taffeta. Với khả năng thoáng khí và thấm hút mồ hôi rất tốt, vậy nên, loại chất liệu này thường được sử dụng để sản xuất trang phục màu hè, quần áo đi biển,…

Chất liệu Vincose
Chất liệu Vincose

4.2. Chất liệu Lyocell

Khác với chất liệu Rayon truyền thống, rất ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, người ta đã mau chóng cải tiến, sử dụng bột gỗ kết hợp với công nghệ nano khép kín để tạo nên Lyocell vô cùng thân thiện với môi trường. Có thể nói, quy trình sản xuất sợi Lyocell đã tạo nên một cuộc cách mạng, một cột mốc trong ngành sản xuất may mặc.

Không những vậy, chất liệu Lyocell còn tỏ ra vô cùng nổi bật khi dễ dàng nhuộm màu, dễ thấm hút, không gây kích ứng da và có thể phân hủy hoàn toàn. Cũng bởi đặc điểm nổi bật này mà chúng có mức giá khá cao.

Chất liệu Lyocell
Chất liệu Lyocell

5. Chất liệu Rayon có thể ứng dụng những gì?

Nhờ vào những tính năng nổi bật mà chất liệu Rayon mang lại, chúng ta có thể sử dụng để sản xuất trong nhiều loại trường hợp khác nhau. Một trong những ứng dụng phổ biến của chất liệu này chính là để sản xuất các trang phục cho mùa hè, đi tắm biển hay đi bơi.

Bên cạnh đó, chất liệu còn được sử dụng để sản xuất các bộ đầm, váy, các bộ trang phục cho các buổi dạ hội, những buổi khiêu vũ vô cùng sang trọng. Ngoài ra, người ta còn sử dụng chất liệu này làm ga trải giường, rèm treo phòng,… Đặc biệt, với tính năng mềm mại và mau khô thoáng, chất liệu này rất phù hợp để tạo nên băng vệ sinh phụ nữ hay băng, gạc khi phẫu thuật vết thương.

Xem thêm: Polyamide là chất liệu gì? Polyamide được hình thành như thế nào?

Chất liệu Rayon được sử dụng để làm trang phục mùa hè
Chất liệu Rayon được sử dụng để làm trang phục mùa hè

Như vậy, qua bài viết trên, chúng ta đã biết được Rayon là chất liệu gì và những ứng dụng nổi bật của chất liệu trong cuộc sống. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục cung cấp về chất liệu của các loại vải ở các bài đăng tiếp theo.

Chất liệu Pu là gì? Những thông tin đáng chú ý về dòng da Pu nổi tiếng

Chất liệu Pu là một loại chất liệu cực kỳ được ưa chuộng, được sử dụng để làm các sản phẩm giả da. Để có thể biết thêm chi tiết về chất liệu Pu, các bạn hãy tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây!

Chất liệu Pu là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.