close
cách
cách cách cách cách cách

Chiến lược quản lý nhân tài trong doanh nghiệp không nên bỏ qua

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân tài là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển một doanh nghiệp. Vậy phải làm sao mới có thể thu hút và quản lý nhân tài trong doanh nghiệp hiệu quả? Bạn đừng bỏ qua chiến lược sau đây của vieclam123.vn nhé, chắc chắn sẽ có nhiều bí quyết giúp bạn quản lý nhân tài đạt hiệu suất cao.

1. Tại sao cần phải quản lý nhân tài trong doanh nghiệp?

1.1. Giúp doanh nghiệp đạt được hiệu suất mong muốn

Nhân tài là những chuyên gia hàng đầu trong các bộ phận chuyên môn. Họ có bộ óc tư duy nhạy bén và luôn có cách làm việc khoa học, chỉnh chu trong từng hoạt động. Vì thế, mỗi nhiệm vụ họ làm đều đạt hiệu suất tối ưu, tăng tính hiệu quả trong công việc, đạt được tiến độ kế hoạch. Nhờ đó, doanh nghiệp cũng có thể tăng được hiệu suất làm việc và chuyển sang những kế hoạch khác nhanh hơn.

Tại sao cần phải quản lý nhân tài trong doanh nghiệp?
Tại sao cần phải quản lý nhân tài trong doanh nghiệp?

1.2. Giúp doanh nghiệp có thêm lợi thế cạnh tranh

Nếu doanh nghiệp có một đội ngũ nhân tài mạnh thì chắc chắn không cần sợ hãi những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nhân tài họ luôn tìm tòi, sáng tạo những điểm mới lạ cộng với cách làm việc thông minh có thể bỏ xa các đối thủ của chúng ta.

Họ cũng sẵn sàng tiếp thu những công nghệ, công cụ mới hay táo bạo trong việc phát triển ý tưởng mới. Do đó, công ty có nhiều nhân tài thì sẽ có một tâm thế chuẩn bị tốt để đón nhận và giải quyết được những rủi ro trong quá trình vận hành, duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.

1.3. Động lực thúc đẩy người khác cùng phát triển

Bên cạnh đó, nhân tài trong công ty cũng là những người truyền cảm hứng vô tận đối với những đồng nghiệp khác trong công ty, thúc đẩy họ cùng phát triển. Khi thấy các nhân tài giỏi giang, nhiệt huyết, làm việc hiệu quả lại được đãi ngộ cao thì bất cứ ai cũng sẽ ngưỡng mộ và khao khát được như họ. Nhân tài là động lực giúp các nhân viên khác trong công ty cùng nhau cố gắng để hoàn thành sứ mệnh doanh nghiệp.

2. Mô hình chiến lược quản lý nhân tài trong doanh nghiệp

2.1. Lập kế hoạch quản lý nhân tài

Quản lý nhân tài trong doanh nghiệp chúng ta cần có một kế hoạch cụ thể từng bước. Việc lập kế hoạch sẽ dựa vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đưa ra giới hạn ngân sách, xây dựng mô tả công việc cho từng vị trí để lấy đó làm cơ sở tìm nguồn ứng viên thích hợp.

Chiến lược thu hút và quản lý nhân tài
Chiến lược thu hút và quản lý nhân tài

2.2. Thu hút nhân tài cho công ty

Sau khi đã có kế hoạch thì doanh nghiệp sẽ bắt đầu thu hút nhân tài về đầu quân cho mình. Nhân viên nhân sự có trách nhiệm đăng tải tin tuyển dụng bao gồm những quyền lợi, yêu cầu, cơ chế đãi ngộ hấp dẫn trên bất kỳ nền tảng nào để thu về những đơn ứng tuyển lành mạnh, chất lượng. Hình thức tuyển dụng và uy tín công ty ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của người nộp đơn nên cần xác định rõ ngay từ đầu.

2.3. Chọn lọc nhân tài thích hợp

Có rất nhiều người đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng nộp đơn với bất kỳ tin tuyển dụng nào. Để chọn lọc ra được những ứng viên tài giỏi tiềm năng bắt buộc cần trải qua những bài khảo sát, kiểm tra, phỏng vấn cụ thể. Làm như vậy để biết được thái độ làm việc và khả năng phân tích, tư duy của mỗi người và cuối cùng lãnh đạo sẽ nhận định về năng lực nhân tài và chính thức nhận họ vào làm tại công ty. 

2.4. Đào tạo, phát triển nhân tài

Đào tạo, phát triển nhân tài đã trở xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay. Vì khi nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao hơn thì có thể giúp ích cho doanh nghiệp nhiều hơn. Đồng thời nhân viên tự nhận thấy mình được coi trọng, có cơ hội phát triển trong tương lai, thậm chí được đề cử lên những vị trí cao trong công ty. Đây cũng là cách mà công ty có thể giữ chân được nhân viên, tạo sự tin tưởng, lòng trung thành và tinh thần làm việc hăng say cho nhân viên.

2.5. Chính sách giữ chân nhân tài

Tất nhiên, doanh nghiệp nào cũng muốn giữ chân nhân tài ở lại lâu dài. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết tối ưu những chính sách đãi ngộ dành cho họ. Không đơn giản là các chương trình thăng tiến, tăng lương mà nhân tài cần được khuyến khích tham gia vào các dự án quan trọng, được công nhận, khen thưởng.

Chính sách giữ chân nhân tài
Chính sách giữ chân nhân tài

Bên cạnh đó, nhân tài cũng muốn được trải nghiệm những kỷ niệm khó phai khi gắn bó với nơi đây để họ cảm thấy công ty như ngôi nhà chung, cùng nhau vun đắp. Một số hoạt động ngoại khoá có thể giữ chân nhân tài như: liên hoan, du lịch, tổ chức ngày lễ 8-3, 20-10, v.v…

2.6. Chuyển đổi tập thể

Quản lý nhân tài hiệu quả là khi bạn có thể chuyển đổi tập thể, phát triển tập thể từ sự phát triển cá nhân nhân tài nào đó. Doanh nghiệp cần khiến nhân viên cảm thấy họ là một phần quan trọng của một tập thể vững mạnh.

Không chỉ vậy, giai đoạn này, doanh nghiệp cần giữ lại được kiến thức của nhân tài cho công ty hay nói cách khác là quản lý kiến thức. Điều này là vô cùng cần thiết để khi nhân viên chuyển sang vai trò mới hoặc muốn nghỉ việc thì bạn vẫn có cơ sở phát triển, tiếp tục các hoạt động của công ty.

3. Bí quyết quản lý nhân tài trong doanh nghiệp thành công

3.1. Xây dựng uy tín thương hiệu

Bí quyết đầu tiên cũng là quan trọng nhất chính là xây dựng một thương hiệu uy tín. Nếu chưa đáp ứng được về mặt số lượng thì hãy xây dựng về mặt chất lượng, tạo được danh tiếng và những đánh giá tích cực. Những người tài họ sẽ rất kén chọn và luôn tìm cách được làm việc tại những công ty xứng tầm, có sự ổn định và có cơ hội phát triển.

Xây dựng uy tín thương hiệu
Xây dựng uy tín thương hiệu

3.2. Mở rộng phạm vi tuyển dụng nhân tài

Nếu mạng lưới tuyển dụng càng lớn thì việc thu hút nhân tài càng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài việc đảm bảo về uy tín thương hiệu chúng ta cần lan toả những thông điệp tuyển dụng đến phạm vi lớn hơn để nhiều nhân tài có thể tiếp cận được. Bên cạnh đó, cần chọn những kênh tuyển dụng chất lượng và thực sự mang lại hiệu quả sau một thời gian thử nghiệm để tránh mất thời gian, chi phí và công sức.

3.3. Tin tưởng nhân tài và giao quyền trách nhiệm

Sau giai đoạn thích ứng thì chủ doanh nghiệp cần có lòng tin đối với các nhân tài và giao phó những nhiệm vụ, dự án quan trọng cũng như quyền quyết định cho họ. Nhân tài bắt buộc có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao nhưng họ vẫn cảm thấy mình có giá trị đối với công ty và có thể gắn bó lâu dài hơn.

3.4. Tạo ra sự gắn kết giữa các nhân viên

Đoàn kết chính là sức mạnh tập thể lớn nhất, chính vì thế việc gắn kết các nhân viên trong công ty là điều không thể thiếu. Doanh nghiệp có thể gắn kết các nhân viên qua các hoạt động ngoại khoá khác nhau hoặc những cuộc họp, hội thảo bàn luận về những vấn đề của công ty. Nhân viên có đoàn kết, yêu thương nhau thì mới có thể hỗ trợ nhau trong công việc, cùng nhau cố gắng đạt được mục tiêu chung.

Các nhân tài cũng như bao nhân viên khác, họ cũng cần được yêu thương trân trọng và được giúp đỡ để khi đến môi trường làm việc có thể giảm được áp lực, khó khăn trong quá trình làm việc. Nhân viên trong công ty được gắn kết cũng sẽ tạo được tiếng tăm cho công ty khi tuyển những thế hệ sau này.

3.5. Môi trường chuyên nghiệp là điều kiện phát triển tốt

Cuối cùng, không thể thiếu đó là chuyên nghiệp hoá môi trường làm việc. Nhân tài hay bất cứ nhân viên nào cũng mong muốn được làm việc tại một môi trường năng động, hiện đại, chuyên nghiệp để có điều kiện tốt nhất phát triển bản thân. Nếu công ty đáp ứng được điều này sẽ có rất nhiều nhân tài mơ ước được làm việc tại nơi đây.

Môi trường làm việc chuyên nghiệp hoá
Môi trường làm việc chuyên nghiệp hoá

Tóm lại, quản lý nhân tài trong doanh nghiệp không hẳn là bài toán khó nếu doanh nghiệp có kế hoạch chặt chẽ cùng với lối tư duy mà vieclam123.vn chia sẻ ở trên. Nhân tài chính là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thịnh vượng cho doanh nghiệp nên bạn hãy cố gắng quản lý thật tốt đội ngũ nhân tài của mình nhé.

Học hỏi phong cách quản lý nhân sự của người Nhật

Người Nhật có tiếng là những người làm việc có nguyên tắc và luôn đạt được hiệu suất cao. Lãnh đạo doanh nghiệp đã quản lý nhân viên của mình như thế nào mà họ có thể đạt được trình độ như vậy? Chúng ta hãy cùng học hỏi phong cách quản lý nhân sự của người Nhật nhé.

Phong cách quản lý nhân sự của người Nhật

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.