Tiện ích
Cẩm nang
Phí cic trong xuất nhập khẩu là gì? Đây chính là vấn đề khá nan giải của bất kể đơn vị, cá nhân nào làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại phụ phí này để có thể thuận lợi hoạt động trong ngành cũng như đảm bảo tuân thủ về việc thu phí đúng theo quy định.
Nếu đã từng tìm hiểu qua chi phí logistics là gì thì bạn sẽ tìm thấy thuật ngữ CIC thuộc trong đó. Cụ thể, CIC là một loại phụ phí được thu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Cách viết đầy đủ của nó là Container Imbalance Charge, dịch nghĩa là phí mất cân bằng Container.
Hiểu về phí CIC đơn giản như sau: đây là phụ phí vận tải biển được thu bởi hãng tàu với mục đích chính để bù đắp cho chi phí vận chuyển rỗng của container, tức bù cho cont rỗng đi về nơi có nhu cầu sử dụng.
Sở dĩ có sự xuất hiện của phí này là do tình trạng mất cân bằng số lượng cont rỗng. Bạn có biết vì sao số lượng container lại mất cân bằng hay không? Đó là bởi cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia bị mất cân bằng. Để giảm thiểu thiệt hại, người ta sẽ phải thu phí CIC để bù đắp vào phí vận chuyển.
Một ví dụ điển hình sau đây diễn ra ngay tại nước ta sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì.
Việt Nam ta vốn là quốc gia nhập siêu, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về nước rất nhiều dẫn đến có nhiều vỏ công rỗng tồn trong nước cũng nhiều. Trong khi đó lượng container cần dùng để đóng hàng ở bên Trung tâm thì thiếu. Để có thể vận chuyển được hàng hóa, hãng tàu bắt buộc phải làm thêm một bước đó là vận chuyển vỏ cont này về bên Trung sau đó thu phí vận chuyển này từ chính doanh nghiệp mà hãng vận chuyển hàng hóa về cho.
Như thế, bạn có hình dung được hành trình của việc vận chuyển vỏ cont sẽ diễn ra như thế nào mà cần thu phí CIC hay không? Các quốc gia nhập siêu thường có số lượng cont rỗng rất lớn sau khi nhập khẩu hàng hóa về nước, ngược lại các quốc gia siêu xuất lại có nhu cầu lớn về số vỏ cont để phục vụ việc đóng hàng chuyển đến nước nhập. Điều này dẫn đến quá trình chuyển cont rỗng từ nơi nhiều/không có nhu cầu đến nơi thiếu/có nhiều nhu cầu nên gây ra phát sinh chi phí vận chuyển cho hãng tàu. Vậy thì hãng tàu buộc phải thu thêm phí vận chuyển để có thể bù đắp cho sự phát sinh đó.
Việc thu phí CIC cũng tùy thuộc vào thời điểm khác nhau. Tất nhiên nếu xảy ra tình trạng mất cân bằng container thì hãng tàu sẽ thu phí. Ở những thời điểm cont ở điểm xuất và nhập cân bằng thì có thể sẽ không thu khoản phí này.
Như đã tìm hiểu qua khái niệm phí cic trong xuất nhập khẩu là gì và việc phân tích lý do cho vấn đề thu phí thì bạn đã nắm bắt cơ bản chi phí CIC sẽ được thu trong hoàn cảnh nào. Đó là thu khi xảy ra tình trạng mất cân bằng container. Tùy từng thời điểm cụ thể để có thể biết tình trạng mất cân bằng này có diễn ra hay không và quyết định việc có thu phí CIC hay không. Không có bất cứ sự chắc chắn nào về thời điểm thu phí tuy nhiên, cuối năm là lúc mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra rất nhiều, vậy nên đây cũng là thời điểm phí CIC được thu nhiều nhất.
CIC yêu cầu bên mua thanh toán. Hiện nay, phí này chưa được tính vào giá trị thực tế đã thanh toán. Đồng thời, phí này gắn liền với nguồn hàng nhập khẩu. Việc tính phí sẽ được áp dụng thông qua số liệu khách quan, phù hợp với chứng từ và có thể định lượng được.
Việc tính phí CIC phải tuân thủ nguyên tắc theo riêng từng trường hợp:
Thứ nhất, nếu CIC có liên quan việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, đồng thời đóng vai trò có bản chất là khoản phí cộng thì sẽ được tính toán bằng cách cộng vào cùng trị giá của hàng hóa.
Thứ hai, nếu CIC phải tính cộng vào trong trị giá của hàng nhập khẩu thì sẽ được xác định trị giá dựa trên quy định chung với điều kiện thực hiện áp dụng theo thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Khoản phí này có thể sẽ được cộng vào trong phí vận tải và đối tượng phải chịu phí này cũng có thể là shipper hoặc consignee. Cụ thể ai chịu sẽ phụ thuộc vào bản hợp đồng ký kết thống nhất giữa đôi bên.
Khi đóng hàng xuất, nếu như thiếu cont, phía hãng tàu là đơn vị phải đứng ra chuyển số lượng cont rỗng từ nơi không có nhu cầu sử dụng tới nơi có nhu cầu, đây chính là lúc phát sinh chi phí CIC mà chúng ta đã nắm bắt được ngay trong nội dung chia sẻ phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì. Bản chất đánh giá CIC trong trường hợp này đã được phát sinh trước khi hàng hóa được đóng vào container. Vậy thì đương nhiên khoản phí này rất chính đáng để xuất hiện ở trong bản hợp đồng vận tải.
Trường hợp khác, nếu CIC phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển tới cửa khẩu nhập hàng đầu tiên có nghĩa là khi hãng tàu đã trả cont rỗng thì vẫn thu thêm phí để có thể vận tải cont rỗng tới nơi tiếp theo có nhu cầu.
Nhìn chung, phí CIC là một trong nội dung quan trọng đối với việc làm xuất nhập khẩu, bất kỳ ai theo ngành cũng phải nắm bắt được. Nếu đã hiểu rõ phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy việc đóng phí này cũng rất hợp lý vì nó góp phần thúc đẩy việc vận tải được thực hiện hiệu quả hơn.
Giao nhận là một hoạt động điển hình trong ngành xuất nhập khẩu. Trong hoạt động này có rất nhiều quy định yêu cầu những người tham gia phải tuân thủ. Vì thế, hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu đầy đủ để đảm bảo tuân thủ trong quá trình thực hiện nhé.
Chia sẻ