close
cách
cách cách cách cách cách

Các cách thức xử lý nhân viên chống đối của người quản lý

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, người quản lý và nhân viên luôn là một mối quan hệ phức tạp trong công ty. Mối quan hệ giữa hai bên này thường xuyên xảy ra những bất hòa do mỗi bên đều có những quan điểm và lý lẽ khác nhau. Là một người quản lý, lãnh đạo trong công ty, bạn sẽ xử lý nhân viên chống đối như thế nào? Dưới đây là một số lời khuyên và giải pháp của vieclam123.vn mà bạn có thể tham khảo!

1. Dấu hiệu của người nhân viên chống đối

Nhân viên chống đối có thể khiến không khí làm việc trở nên căng thẳng, khiến tinh thần của nhân viên đi khác đi xuống. Người nhân viên này có thể tạo ra những bình luận trái chiều làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, mục tiêu của doanh nghiệp. Thông thường, những người nhân viên có tính chống đối sẽ có các biểu hiện sau:

Những người nhân viên có tính chống đối sẽ thường làm việc theo cách riêng của mình. Họ thường hay chê bai người khác hay các hướng dẫn của doanh nghiệp.

Người nhân viên chống đối rất dễ có cảm xúc tức giận, cáu gắt, thiếu tôn trọng với mọi người xung quanh, bao gồm cả cấp quản lý hay cấp lãnh đạo. Đồng thời, họ còn có biểu hiện của sự bất mãn, chán chường trong công việc.

Nếu các bạn chú ý thì thấy rằng những người nhân viên này sẽ thường xuyên những lời phàn nàn, than vãn với đồng nghiệp bao gồm rất nhiều chủ đề khác nhau từ công việc, gia đình đến cuộc sống.

Ngoài ra, những người nhân viên này còn thích chia bè kết cánh trong công ty. Họ sẽ dành thời gian nói chuyện với đồng nghiệp để thúc đẩy sự xung đột chung. Điều này làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh công ty trong mắt khách hàng, khi họ thường xuyên nghe tới những lời dè bỉu, chê bai. Nhất là trong thời đại công nghệ số hiện nay, các dấu hiệu này rất rõ ràng.

Xem thêm: Những khó khăn khi đào tạo nhân viên và bài toán đào tạo nội bộ

Nhân viên chống đối thường có thái độ bất mãn
Nhân viên chống đối thường có thái độ bất mãn

2. Các giải pháp xử lý nhân viên chống đối

Trong môi trường doanh nghiệp, khi gặp tình huống nhân viên chống đối, người quản lý có thể căn cứ vào quy định, mức độ sai phạm để quyết định có nên sa thải hay không. Trong nhiều trường hợp đặc biệt, người nhân viên chống đối có năng lực nghiệp vụ, chuyên môn rất tốt hoặc họ bị người khác lôi kéo dụ dỗ. Do vậy, trước khi tiến hành sa thải, người quản lý có thể tham khảo các cách dưới đây để quyết định đúng đắn nhất cho bản thân mình

2.1. Luôn giữ một cái đầu “lạnh”

Trước hết, là một người quản lý đã từng trải qua rất nhiều khó khăn, bạn cần phải luôn giữ bình tĩnh trước bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra. Ngay nghe tới tin tức này, bạn cần luôn nhắc nhở bản thân rằng việc mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên là những tình huống hết sức bình thường, quan trọng là phải xử lý một cách khéo léo và thông minh.

Dẫu biết rằng, đây là việc làm hết sức khó khăn nhưng với tâm trí sáng suốt, không bị cảm xúc xen vào, bạn sẽ có quyết định chính xác hơn. Nhất là những lúc nóng giận, mất bình tĩnh, bạn sẽ mất đi sự kiểm soát hành động và lời nói khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí, nó còn có tính lan truyền, làm ảnh hưởng tới những nhân viên khác trong công ty, khiến bạn dễ mất điểm trong nhân viên và cấp trên.

Luôn bình tĩnh xử lý vấn đề
Luôn bình tĩnh xử lý vấn đề

2.2. Tìm hiểu nguyên nhân sự việc

Mọi mâu thuẫn xung đột đều có nguyên nhân của nó. Người nhân viên có tính chống đối chỉ xảy ra sau một chuỗi những hiểu lầm hay hành động trước đó của cả 2 bên. Do vậy, để giải quyết được xung đột, người quản lý cần phải xem xét lại tất cả các hành động cũng như công việc trong khoảng thời gian gần đây. Bạn cần phải cố gắng tìm ra dấu hiệu bất thường và nguyên nhân “gốc rễ” của vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau. Từ đó, chúng ta sẽ đưa ra giải pháp một cách hợp lý nhất.

Tìm hiểu nguyên nhân của sự xung đột
Tìm hiểu nguyên nhân của sự xung đột

2.3. Loại bỏ khoảng cách với nhân viên

Thông thường, các nhà lãnh đạo hay quản lý sẽ tạo khoảng cách cấp bậc với nhân viên bằng cách tỏ ra nghiêm nghị, lạnh lùng quá mức ở nơi làm việc. Điều này vô tình đã khiến chúng ta không hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người nhân viên, tạo ra nhiều sự ác cảm thay vì sự khâm phục như chúng ta vẫn thường nghĩ.

Nếu vấn đề này đang thực sự xảy ra, người quản lý sẽ cần phải thay đổi, cởi mở hơn trong môi trường làm việc để tạo sự đồng cảm với nhân viên. Điều này sẽ giúp họ cảm nhận được những khó khăn mà bạn đang phải đối mặt từ đó sẽ có cái nhìn thiện cảm đối với sếp của mình. Xây dựng mối quan hệ thân thiết cũng là cách quản lý nhân sự hiệu quả mà các quản lý cấp cao trên thế giới thường áp dụng.

2.4. Thẳng thắn trao đổi vấn đề

Nếu như bạn cởi mở nhưng vẫn không hiệu quả thì có thể giải quyết mâu thuẫn công việc bằng cách trao đổi thẳng thắn với người nhân viên. Trong lúc này, bạn cần phải khéo léo khai thác mọi khía cạnh tâm lý của người nhân viên dựa trên tinh thần của sự cầu thị. Khi cảm nhận rõ sự chân thành, họ sẽ bộc bạch hết tâm tư của bản thân, sự hiểu lầm sẽ dần được sáng tỏ, giải tỏa được hết bức xúc mà bấy lâu nay người nhân viên phải chịu đựng.

Thẳng thắn trao đổi vấn đề với nhân viên
Thẳng thắn trao đổi vấn đề với nhân viên

2.5. Tìm hiểu suy nghĩ của người nhân viên

Trong quá trình thực hiện công việc, nếu người nhân viên đang ở giai đoạn ngập tràn ý tưởng, ngập tràn sự sáng tạo thì người quản lý cần kiên nhẫn chờ đợi kết quả của công việc. Khi sự thay đổi bắt đầu có tính cấp thiết, người quản lý sẽ ngồi cùng, thảo luận với nhân viên. Bạn không nên tự ý làm mà không tham khảo ý kiến họ. Điều này sẽ tạo được thân thiết, họ bộc phát nói lên suy nghĩ và lắng nghe ý kiến của họ.

Bạn hãy để nhân viên làm theo kế hoạch mà họ đã lên ý tưởng ngay từ đầu. Việc làm này sẽ có lợi cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ hình thành thói quen tổ chức hàng ngày và bạn sẽ chỉ xuất hiện khi có vấn đề cấp thiết.

2.6. Thay đổi cách thức giao việc

Sau khi đã nắm được nguyên nhân xảy ra xung đột, tâm tư, suy nghĩ của người nhân viên, người quản lý sẽ bắt đầu lập kế hoạch, cùng nhân viên chia nhỏ việc phải làm hàng ngày, phân chia nhiệm vụ công việc dựa trên năng lực và tín nhiệm tương ứng.

Người quản lý cần chú ý không xem xét quá trình mà sẽ quan tâm tới kết quả hoạt động kinh doanh. Bạn cần theo dõi hoạt động, thái độ của người nhân viên. Đồng thời, người quản lý sẽ xuất hiện một cách kịp thời khi người nhân viên bị vướng mắc qua lâu, không hoàn thành được công việc hay gặp các trở ngại.

Thay đổi cách thức giao công việc
Thay đổi cách thức giao công việc

2.7. Thể hiện thái độ dứt khoát

Trong một số trường hợp nhất định, người quản lý sẽ ra quyết định một cách dứt khoát để họ thấy được quyền uy của bạn. Người nhân viên sẽ biết được bạn là người nói được làm được, khó có thể xoay chuyển tâm lý bạn. Muốn nhận được sự tôn trọng, bạn cần có sự tận tâm, công tư phân minh. Bạn cần thể hiện thái độ một cách nghiêm khắc để làm gương cho những người nhân viên khác.

2.8. Chấm dứt hợp đồng nếu không có sự hối lỗi

Nếu chuyện đã lên tới đỉnh điểm, người nhân viên vẫn không muốn hòa hợp và có ý muốn ra đi. Người quản lý cần chấp nhận sự thực và dứt điểm vấn đề. Bởi một tập thể không cần các cá nhân tiêu cực. Doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động hiệu quả nếu có những cá nhân không vì mục tiêu chung. Bạn hãy để người nhân viên đó ra đi mà không có sự nuối tiếc. Từ đó, bạn sẽ có thể tập trung năng lượng làm những nhiệm vụ khác quan trọng hơn.

Chấm dứt hợp đồng nếu người nhân viên không có sự cầu thị
Chấm dứt hợp đồng nếu người nhân viên không có sự cầu thị

Như vậy, việc xử lý nhân viên chống đối hay quản lý nhân sự chưa bao giờ là việc dễ dàng. Mong rằng, những lời chia sẻ của vieclam123.vn sẽ giúp ích được cho bạn trong việc xây dựng đội ngũ ổn định, chất lượng, luôn vì mục tiêu của doanh nghiệp.

Cắt giảm nhân sự là gì? Những gì bạn cần biết về cắt giảm nhân sự

Cắt giảm nhân sự là một quy trình cơ bản mà mọi công ty, doanh nghiệp đều phải thực hiện để nâng cao chất lượng bộ máy. Bạn có thuộc diện nằm trong quy trình này? Tìm hiểu ngay dưới đây!

Cắt giảm nhân sự là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.