Tiện ích
Cẩm nang
Cắt giảm nhân sự được đánh giá là một quy trình mà mọi công ty đều cần trải qua trong quá trình hoàn thiện bộ máy và hoạt động của mình. Cắt giảm nhân sự liên quan đến nhiều, bởi vậy mỗi quyết định cắt giảm nhân sự chỉ được đưa ra sau khi đã có sự thống nhất từ ban quản lý. Vậy cắt giảm nhân sự là gì? Đâu là những nhân viên dễ nằm trong danh sách cắt giảm nhất? Tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
Cắt giảm nhân sự đề cập đến quy trình giảm quy mô nhân viên của một công ty hoặc doanh nghiệp. Cắt giảm nhân sự có thể đi kèm với cắt giảm đi một bộ phận, đóng cửa nhà máy hoặc chi nhánh.
Quy trình cắt giảm nhân sự cũng thường đi kèm với quyết định tăng cường chức năng cho các bộ phận khác trong công ty. Cắt giảm nhân sự còn đồng nghĩa với cắt giảm chi phí hoạt động.
Có nhiều bạn đánh đồng cắt giảm nhân sự là sa thải. Mặc dù hai động thái này đôi khi có biểu hiện bề ngoài khá giống nhau, tuy nhiên về bản chất thì không hoàn toàn giống nhau.
Cắt giảm nhân sự mang tính chất lâu dài. Như đã nói, cắt giảm nhân sự giúp cho bộ máy của công ty trở nên “gọn gàng” và hoạt động hiệu quả hơn. Cắt giảm nhân sự là một động thái lâu dài.
Trong khi đó, sa thải ám chỉ hành động đuổi việc một hoặc một số nhân viên có thành tích thấp kém, không chịu làm việc hoặc làm việc một cách chống đối, hời hợt.
Đôi khi, doanh nghiệp cũng có thể sa thải nhân viên để giảm thiểu chi phí hoạt động. Trong nhiều trường hợp, các công ty sử dụng cụm từ “cắt giảm nhân sự” như một cách nói mỹ miều hơn của “sa thải” với mục đích xoa dịu búa rìu dư luận.
Việc cắt giảm nhân sự cần được lên kế hoạch thực hiện một cách tỉ mỉ và cần có những sự chuẩn bị nhất định. Cắt giảm nhân sự khi chưa có sự chuẩn bị đầy đủ đôi khi có thể chính là thảm họa.
Tổng kết lại, các công ty thường cắt giảm nhân sự cho một số mục đích sau đây:
- Nâng cao hiệu quả công việc chung khi một bộ phận có thể đảm nhiệm tốt nhiều hơn một phần việc, hoặc thay thế sức lao động con người bằng máy móc.
- Cắt giảm chi phí.
- Điều chỉnh lại các nguồn tài nguyên cho sản xuất sao cho tương xứng với nhu cầu của thị trường.
- Tận dụng nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực sau khi sáp nhập hoặc liên doanh.
- Là một phần trong kế hoạch cắt giảm chi phí chung để tăng cường lợi nhuận.
- Là một phần trong kế hoạch cắt giảm quy mô sản xuất (xuất phát từ nguyên nhân nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của công ty giảm sút).
Có khá nhiều cách để tiến hành cắt giảm nhân sự, đơn cử nhất là công ty có thể thông báo cắt giảm nhân sự trực tiếp hoặc tuyên bố giải thể bộ phận. Nhiều công ty có kế hoạch cắt giảm nhân sự “nhẹ nhàng” hơn, chẳng hạn như gợi ý “nghỉ hưu sớm” và chuyển sang làm việc ở một công ty con.
Đối tượng của cắt giảm nhân sự thường là những cá nhân, bộ phận làm việc không hiệu quả hoặc được coi là “dư thừa” theo chính sách cải tổ hoạt động, bộ máy của công ty.
Song song với cắt giảm nhân sự thì công ty cũng cần đảm bảo những nhân viên, bộ phận còn lại vẫn tiếp tục làm việc bình thường. Đôi khi, quá trình cắt giảm nhân sự cần được thực hiện từ từ để bàn giao công việc được thuận lợi hơn. Cắt giảm nhân sự có thể được thực hiện một cách nhanh chóng trong vài tháng, hoặc cũng có thể được thực hiện một cách chậm rãi hơn trong vài năm.
Nhìn chung, việc cắt giảm nhân sự có thể là quyết định gây ra rất nhiều áp lực cho nhân viên ngay cả khi trước đó công ty đã tiến hành nhiều sự chuẩn bị. Ai cũng sẽ lo lắng không biết bản thân có nằm trong phạm vi cắt giảm nhân sự hay không.
Chính vì vậy mà làm thế nào để cắt giảm nhân sự không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của công ty luôn là điều mà những người lãnh đạo cần phải cân nhắc.
Trước khi tiến hành, bạn cần nghĩ đến hậu quả của cắt giảm nhân sự, ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty và tinh thần làm việc của nhân viên. Cần phải đảm bảo rằng sau khi cắt giảm nhân sự sẽ tạo ra được những giá trị lớn hơn, vượt qua cả những hậu quả đã được liệt kê ở trên.
Bên cạnh đó, những người lãnh đạo cũng cần tính toán đến chi phí cắt giảm nhân sự. Nghe có vẻ khá khó hiểu khi cắt giảm nhân sự đồng nghĩa với cắt giảm chi phí, tuy nhiên, tổn thất chất xám, tổn thất năng suất lao động và cả chi phí tuyển dụng, đào tạo trong tương lai cũng cần được cần nhắc từ trước.
Như vậy, trong phần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cắt giảm nhân sự là gì và một số thông tin khác liên quan đến quá trình cắt giảm nhân sự. Cắt giảm nhân sự gây ra rất nhiều sự biến động trong công ty.
Tạm gác lại những biến động liên quan đến hoạt động chung của công ty, trong phần này chúng ta sẽ chỉ đề cập đến biến động trong đội ngũ lao động thông qua phân tích đặc điểm những nhóm nhân viên dễ nằm trong phạm vi cắt giảm nhân sự.
Nếu phải lựa chọn ra ai sẽ là người thích hợp nhất để cắt giảm nhân sự thì đối tượng đầu tiên mà chúng ta nghĩ tới chắc chắn là nhân viên thời vụ. Nhân viên thời vụ chỉ làm việc theo thời vụ hoặc theo dự án và không có sự ràng buộc đáng kể nào đối với công ty. Không chỉ vậy, hiện nay các công ty hoàn toàn có thể thuê cộng tác viên hoặc nhân viên bên ngoài làm việc từ xa qua internet.
Bạn có muốn giữ lại những nhân viên có thái độ làm việc hời hợt không? Việc cắt giảm nhân sự áp dụng dành cho những nhân viên không chịu khó làm việc, làm việc không đến nơi đến chốn và làm việc không hiệu quả cũng giống như một hình thức sa thải vậy. Đơn giản là nếu bạn không thể làm tốt thì bạn sẽ nằm trong quy luật đào thải.
Bên cạnh đó, những nhân viên thường xuyên gây rắc rối cho công ty cũng nằm trong top nguy cơ cao bị cắt giảm nhân sự. Đôi khi cắt giảm nhân sự nhằm mục đích giảm chi phí để cứu vãn lợi nhuận, bởi vậy những nhân viên thường xuyên gây rối trong công ty chắc chắn sẽ không được giữ lại.
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây, tin rằng bạn đã hiểu được cắt giảm nhân sự là gì. Cắt giảm nhân sự được coi là bước đi cần thiết trong quá trình tinh chỉnh bộ máy của một công ty. Đôi khi cắt giảm nhân sự cũng được sử dụng như là một động thái nhằm che mắt dư luận khi công ty làm ăn thua lỗ. Việc cắt giảm nhân sự cần được tính toán và chuẩn bị trước kỹ càng vì có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả công ty.
Giao tiếp kinh doanh là gì? Làm thế nào để nâng cao khả năng giao tiếp trong kinh doanh? Tìm hiểu về tầm quan trọng của giao tiếp kinh doanh trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ