close
cách
cách cách cách cách cách

Nghề tuyển dụng là gì và các công việc trong nghề tuyển dụng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong những năm gần đây, nghề tuyển dụng luôn là một công việc cực “hot”, luôn được rất nhiều bạn sinh viên quan tâm. Nhưng các bạn có thực sự hiểu rõ về công việc này. Hôm nay, vieclam123.vn sẽ giúp các bạn tìm hiểu về nghề tuyển dụng ở ngay trong bài viết dưới đây!

1. Nghề tuyển dụng là gì?

Hầu hết trong chúng ta vẫn chưa nghĩ đúng về những người làm nghề tuyển dụng. Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng người làm HR (bao gồm cả quản lý) chỉ có công việc đơn giản là lên các website đăng tin tuyển dụng xong chờ đợi ứng viên nộp hồ sơ, sau đó lựa chọn rồi gọi điện thoại hẹn phỏng vấn và chấp nhận ứng viên.

Tuy nhiên, công việc của người tuyển dụng lại không hề đơn giản như vậy. Người nhân viên HR sẽ phải làm rất nhiều công việc phức tạp khác nhau nhưng bắt buộc họ sẽ phải làm các công việc như phân tích công việc cần tuyển, thu hút – sàng lọc – phân loại ứng viên, phỏng vấn – tuyển chọn và hướng dẫn, giúp nhân viên mới hội nhập. Chỉ như vậy, họ mới đảm bảo được số lượng và chất lượng nhân sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Có thể thấy, mỗi đầu việc này đều có tính phức tạp và đòi hỏi tính chuyên môn khác nhau. Muốn hiểu rõ hơn về các đầu việc này, các bạn sẽ đến với phần sau của bài viết.

Nghề tuyển dụng là gì
Nghề tuyển dụng là gì?

2. Nghề tuyển dụng sẽ phải làm các công việc nào?

2.1. Phân tích công việc của tuyển dụng

Khi nhận được yêu cầu tuyển dụng của công ty, người làm HR sẽ phải trao đổi trực tiếp với quản lý của từng bộ phận, phòng ban có vị trí cần tuyển. Họ sẽ phải hỏi thật kỹ lưỡng người quản lý về mô tả công việc của vị trí này.

Lúc này, người tuyển dụng sẽ phải nắm thật rõ ràng và chi tiết về tính chất công việc, tính cách của người quản lý và nhóm nhân viên của bộ phận. Có được dữ liệu phục vụ cho công việc, họ sẽ phải chủ động tìm hiểu nội bộ của công ty, cần liên tục quan sát, học hỏi và lắng nghe mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Đồng thời, họ cũng phải có những hiểu biết nhất định về công việc chuyên môn mà mình đang tuyển.

Không chỉ hiểu tính chất công việc, người tuyển dụng còn phải thực hiện các yêu cầu riêng biệt của người quản lý như có ngoại hình, có chuyên môn, thông minh, chịu khó, thái độ chuyên nghiệp,… Chính những lúc thế này, người tuyển dụng cần phải hết tỉnh táo, cần nắm bắt thật chi tiết thị trường lao động hiện nay để tư vấn, bàn luận với người quản lý nhằm tìm ra những tiêu chí cần thiết nhất.

Thông thường, những ứng viên đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của quản lý sẽ đòi hỏi mức thu nhập cực kỳ cao mà ít có công ty nào có đủ ngân sách để đáp ứng. Một khó khăn mà người tuyển dụng sẽ phải đối mặt lúc này là bản mô tả công việc của người quản lý thường khá sơ sài. Do vậy, bạn sẽ phải vừa có kiến thức chuyên môn, vừa có khả năng viết lách trình bày mọi thứ trở nên dễ hiểu hơn.

Xem thêm: Nội dung, cấu trúc của một tin đăng tuyển dụng chuẩn

Phân tích của nghề tuyển dụng
Phân tích công việc của tuyển dụng

2.2. Thực hiện nhiệm vụ thu hút, sàng lọc và phân loại ứng viên

Đây là một trong nhiệm vụ khó khăn nhất mà người làm tuyển dụng sẽ phải đối mặt. Bởi hầu hết các công ty đều có ưu và nhược điểm của riêng mình, trong khi đó các ứng viên sẽ thường ấn tượng với nhược điểm nhiều hơn. Vì vậy, người tuyển dụng sẽ phải luôn luôn tỉnh táo để tìm được những ứng viên phù hợp nhất. Để làm được điều, bạn có thể thực hiện một số “mẹo” sau đây:

Chủ động kết hợp với quản lý, nhân viên của phòng ban có vị trí cần ứng tuyển để tìm hiểu những người bạn, đồng nghiệp cũ có khả năng phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Chủ động kết nối với ứng viên tiềm năng, tạo mối quan hệ với họ để tìm hiểu bạn bè, đồng nghiệp của người ứng viên đó.

Người tuyển dụng cần biết sử dụng mạng xã hội để tham gia vào các cuộc hội thảo, câu lạc bộ có nhiều ứng viên phù hợp với vị trí công việc.

Chủ động tìm hiểu các website tuyển dụng nổi tiếng để tìm được các ứng viên phù hợp với công việc.

Trong trường hợp phải tìm ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp, người tuyển dụng cần thường xuyên tham gia các ngày hội việc làm, các buổi hội thảo, giao lưu nhằm tìm được ứng viên tiềm năng nhất.

Sau khi được số lượng ứng viên như mong muốn, bạn sẽ phải chọn lọc và tìm hiểu thật kỹ lưỡng từng CV khác nhau. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi tính kiên nhẫn cực kỳ cao bởi sẽ có rất nhiều CV “lỗi” hay không đúng công việc liên quan tạo cảm giác rất khó chịu cho người đọc. Vì vậy, bạn cần phải thực hiện thật cẩn thận phần công việc này.

Công việc của nghề tuyển dụng
Thực hiện nhiệm vụ sàng lọc ứng viên

2.3. Tiến hành phỏng vấn và tuyển chọn ứng viên

Sau đã tìm được những ứng viên tiềm năng với vị trí công việc, người tuyển dụng sẽ phải thực hiện giai đoạn công việc tiếp theo là phỏng vấn và tuyển chọn nhân sự. Để tạo ra một buổi phỏng vấn không hề đơn giản, người tuyển dụng sẽ phải chuẩn bị rất nhiều thứ khác nhau như phòng họp, trang thiết bị, đặt lịch, gọi điện thoại phỏng vấn và gửi thông tin đến các bên liên quan.

Sau khi hoàn thiện các công việc nói trên, người tuyển dụng sẽ phải tổng hợp thông tin của các ứng viên, viết đánh giá và có những đề xuất phù hợp với các bên liên quan. Đồng thời, người tuyển dụng còn nhập, quản lý dữ liệu của từng ứng viên vào hệ thống của công ty và phản hồi kịp thời, nhanh chóng đến từng ứng viên đó.

Công việc phỏng vấn của nghề tuyển dụng
Nhân viên tuyển dụng thực hiện phỏng vấn và tuyển chọn

2.4. Giúp đỡ các ứng viên hòa nhập với công việc

Thông thường, chúng ta vẫn luôn nghĩ rằng công việc của người tuyển dụng sẽ bắt đầu kết thúc khi người ứng viên vào nhận việc nhưng đối với người tuyển dụng, công việc của họ chỉ hoàn thành khi người ứng viên đó ký hợp đồng chính thức với công ty. Vì vậy, trong suốt giai đoạn thử việc, người tuyển dụng sẽ phải thường xuyên hỏi han và “chăm sóc” người ứng viên.

Bên cạnh đó, người tuyển dụng còn phải nhắc nhở, kết nối với các bộ phận liên quan để chuẩn bị chỗ ngồi, thiết bị, máy móc cho người ứng viên. Chính sự tiếp đón chu đáo và cẩn thận này sẽ thu hút và “giữ chân” người ứng viên ở lại với công ty.

2.5. Báo cáo kết quả chiến dịch tuyển dụng với cấp trên

Sau người ứng viên đã ký kết hợp đồng với công ty, người tuyển dụng sẽ phải tổng kết lại toàn bộ chiến dịch tuyển dụng bằng cách trả lời các câu hỏi như có bao nhiêu CV đã nộp? Số lượng CV chất lượng là bao nhiêu? Bao nhiêu ứng viên ký kết hợp đồng?…

Từ các câu hỏi đó, người tuyển dụng sẽ làm báo cáo để nộp cho cấp trên. Đồng thời, họ cũng phải đưa ra đề xuất, giải pháp phù hợp để chiến dịch tuyển dụng lần sau đạt nhiều thành công hơn nữa.

Báo cáo kết quả trong nghề tuyển dụng
Báo cáo chiến dịch tuyển dụng với cấp trên

3. Những kỹ năng cần có trong nghề tuyển dụng

Có thể thấy, nghề tuyển dụng là công việc tương đối phức tạp, không đòi hỏi tính chuyên môn quá cao nhưng để làm được công việc này, bạn cần có cho mình những kỹ mềm cần thiết để mau chóng thích nghi với công việc. Cụ thể, các kỹ năng mềm của nghề tuyển dụng sẽ là:

3.1. Sự tự tin với công việc

Sự tự tin là yếu tố quan trọng và bắt buộc phải có trong nghề tuyển dụng. Bạn phải thể hiện sao cho thật khéo léo để không đối diện không nghĩ bạn đang tự mãn hay kiêu ngạo.

Bí quyết số 1 giúp bạn có được sự tự tin là kiến thức. Bạn hãy liên tục đào sâu nghiên cứu lĩnh vực của mình và luôn luôn nắm bắt các thông tin xu hướng của thị trường. Chỉ như vậy, bạn có được sự tự tin và tiên phong trong lĩnh vực đó.

3.2. Kỹ năng lắng nghe người ứng viên

Những người tuyển dụng xuất sắc trên thế giới đều có khả năng lắng nghe cực kỳ tốt. Bạn phải ứng dụng kỹ năng này trong việc lắng nghe câu trả lời của người ứng viên hay khách hàng nhằm mục đích hiểu rõ nhu cầu của các bên liên quan. Có như vậy, bạn mới có thể đưa ra các câu trả lời hay câu nói phù hợp nhất.

3.3. Kỹ năng mềm giao tiếp

Bản chất của công việc tuyển dụng là làm việc với con người. Khi gặp gỡ và tiếp xúc với ứng viên hay khách hàng, bạn sẽ phải luôn luôn lịch sự và chuyên nghiệp trên mọi diện giao tiếp như qua email, gặp gỡ trực tiếp. Chính điều này sẽ giúp bạn cởi mở, hòa đồng và kết nối với nhiều người khác nhau. Đồng thời, nó sẽ giúp bạn thăng tiến trong công việc.

Kỹ năng giao tiếp của nghề tuyển dụng
Kỹ năng giao tiếp trong công việc tuyển dụng

Như vậy, vieclam123 đã chúng ta thấy được toàn bộ “bức tranh” của nghề tuyển dụng. Hy vọng rằng, những lời chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn và hiểu rõ hơn về công việc này. Nếu cảm thấy yêu thích, bạn hãy ứng tuyển vào nghề tuyển dụng nhé!

Cách tuyển dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp

Cách tuyển dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí là một bài toán mà bất kỳ nhân viên HR nào cũng quan tâm. Hãy đọc bài viết dưới đây để có bí quyết cho mình nhé!

Cách tuyển dụng hiệu quả

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.