close
cách
cách cách cách cách cách

Cách tuyển dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cách tuyển dụng hiệu quả đáp ứng nguồn nhân lực đồng thời tiết kiệm chi phí là bài toán mà nhiều doanh nghiệp cần tìm ra câu trả lời. Cùng tìm hiểu bí quyết tuyển dụng hiệu quả, tiết kiệm trong thời buổi thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Xây dựng quy trình tuyển dụng

Trước khi bắt tay vào thực hiện tuyển dụng, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình quy trình tuyển dụng hiệu quả và tiết kiệm nhất, phù hợp với quy mô và hoạt động của doanh nghiệp. Việc xây dựng quy trình tuyển dụng sẽ được thực hiện thông qua các bước như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu tuyển dụng

Doanh nghiệp cần biết được những vị trí nào cần thêm nhân sự, số lượng bao nhiêu, yêu cầu về ứng viên như thế nào để có thể đảm bảo hiệu quả công việc.

Những mô tả cụ thể về vị trí tuyển dụng cần được doanh nghiệp tạo thành một bản JD chi tiết. Qua bản JD, ứng viên sẽ biết được trách nhiệm và quyền lợi mà họ sẽ được nhận khi làm việc ở vị trí này. 

Một bản JD ấn tượng, nhà tuyển dụng biết cách quảng bá hình ảnh của họ sẽ giúp họ tạo được ấn tượng tốt với ứng viên, thu hút được các ứng viên xuất sắc.

Bước 2: Thông báo tuyển dụng

Sau khi đã chuẩn bị xong kế hoạch tuyển dụng và sẵn sàng để chào đón nhân viên mới thì nhà tuyển dụng sẽ đăng thông báo tuyển dụng lên các kênh tuyển dụng khác nhau để tiếp cận ứng viên. Doanh nghiệp hiện nay có thể lựa chọn nhiều kênh tuyển dụng hiệu quả như tuyển dụng trên các trang web việc làm, tuyển dụng trên các trang mạng xã hội, liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, đào tạo nghề trên cả nước.

Khi lựa chọn kênh tuyển dụng, doanh nghiệp nên cân nhắc đến các yếu tố như tính hiệu quả và chi phí tuyển dụng sao cho phù hợp nhất với hoạt động của doanh nghiệp.

Bước 3: Lọc hồ sơ ứng viên

Sau khi đăng tin tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều hồ sơ ứng viên gửi về. Nhà tuyển dụng cần thu nhận hết tất cả những hồ sơ này, tránh bỏ sót bất cứ hồ sơ nào.

Dựa trên những yêu cầu công việc, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc để lựa chọn những hồ sơ ứng viên phù hợp nhất.

Cách tuyển dụng hiệu quả

Bước 4: Phỏng vấn và kiểm tra

Chỉ dựa trên hồ sơ ứng tuyển thì chưa đủ, nhà tuyển dụng cần phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp để đánh giá những kỹ năng khác của ứng viên. Dựa trên biểu hiện của ứng viên trong vòng phỏng vấn mà nhà tuyển dụng sẽ quyết định xem có lựa chọn những ứng viên đó hay không.

Một số doanh nghiệp còn đưa ra những bài test chuyên môn để đánh giá trình độ ứng viên và khả năng xử lí tình huống. Còn có những doanh nghiệp sẽ thực hiện nhiều vòng phỏng vấn để tuyển chọn ứng viên tốt nhất.

Khi tham gia phỏng vấn, ứng viên cũng sẽ được nhà tuyển dụng cung cấp đầy đủ các thông tin về quyền lợi, chế độ đãi ngộ. Khi cả hai bên đều hài lòng với những thỏa thuận về công việc, quyền lợi như vậy thì mới có thể gắn bó trong tương lai.

Bước 5: Đào tạo và thử việc

Sau khi đã lựa chọn được ứng viên xuất sắc nhất, doanh nghiệp sẽ thực hiện quá trình đào tạo để nhân viên mới có thể làm quen với công việc và thích nghi với văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên mới cần chăm chỉ học tập và thể hiện bản thân thật tốt trong quá trình đào tạo và thử việc. Bởi sau quá trình thử việc, những ứng viên không phù hợp sẽ bị đào thải và chỉ những ứng viên làm việc tốt mới được ký hợp đồng chính thức với công ty.

Bước 6: Quyết định tuyển dụng

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, nhà tuyển dụng mới đưa ra quyết định chính thức xem có ký hợp đồng lao động với nhân viên đó hay không. Lúc này, nhà tuyển dụng sẽ làm việc với ứng viên để hai bên đưa ra những thỏa thuận cụ thể trong quá trình lao động. Hai bên cần đảm bảo thực hiện được những cam kết đã đưa ra trong hợp đồng.

2. Sử dụng kênh tuyển dụng hiệu quả

Nhà tuyển dụng sử dụng rất nhiều kênh tuyển dụng khác nhau để có thể tiếp cận được đối tượng nhân lực tiềm năng. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn kết hợp nhiều kênh tuyển dụng, cũng có những doanh nghiệp chỉ tập trung vào 1-2 kênh tuyển dụng chủ yếu. Dưới đây là một số kênh tuyển dụng phổ biến, hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

2.1. Trang web tuyển dụng

Nhà tuyển dụng cần tạo tài khoản trên các trang tuyển dụng để có thể đăng tin tuyển dụng trên các trang web việc làm và tiếp cận nguồn ứng viên dồi dào. Một số trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam hiện nay là Timviec365.vn, Vieclam24h.net.vn, Vieclam123.vn,...

2.2. Mạng xã hội

Nhà tuyển dụng có thể tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, ...để đăng các tin tuyển dụng dưới dạng dòng trạng thái, stories, video trên các hội nhóm theo từng chuyên ngành và khu vực làm việc cụ thể.

Số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam vẫn đang tăng lên từng ngày, nhất là đối tượng người trẻ. Bởi vậy, tuyển dụng qua mạng xã hội giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng tiếp cận được nguồn ứng viên tiềm năng.

Khi đăng bài lên mạng xã hội, hãy chăm chỉ tương tác, để lại comment, chia sẻ bài viết để tin tuyển dụng của bạn liên tục được cập nhật và không bị “trôi”. Chú ý khi đăng tin tuyển dụng trên mạng xã hội cần tạo được nội dung thật thu hút, thú vị, hình ảnh bắt mắt thì mới có thể thu hút được ứng viên.

Cách tuyển dụng hiệu quả

2.3. Liên kết với các trường Đại học

Doanh nghiệp có thể lựa chọn trường Đại học để hợp tác, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Trường học có thể đưa sinh viên của mình đến để thực tập tại công ty, doanh nghiệp, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn và văn hóa của công ty để sau khi ra trường có thể làm việc ngay tại doanh nghiệp đó.

Lưu ý khi lựa chọn trường kết hợp đào tạo, doanh nghiệp cần phải biết được nhu cầu tuyển dụng của mình là nhân sự ở lĩnh vực nào, lựa chọn hình thức hợp tác với trường phù hợp với khả năng và mục đích của doanh nghiệp.

Liên kết với nhà trường giúp doanh nghiệp tìm được nguồn ứng viên chất lượng, những tài năng trẻ và có thể tiến hành đào tạo họ ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.

2.4. Tuyển dụng nội bộ

Tuyển dụng nội bộ cũng là một trong những cách tuyển dụng hiệu quả, sử dụng nguồn nhân lực sẵn có trong công ty để lấp đầy những vị trí trống. Tuyển dụng nội bộ bao gồm việc thăng chức cho nhân viên, luân chuyển nhân viên giữa các bộ phận, thuyên chuyển công tác.

Trong trường hợp tuyển dụng nội bộ, doanh nghiệp phải đảm bảo được quyền lợi của nhân viên. Những nhân viên được luân chuyển vị trí phải cảm thấy hài lòng về sự sắp xếp này. Có như vậy, doanh nghiệp mới giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài được.

Doanh nghiệp sau khi luân chuyển vị trí, tận dụng được nguồn chất xám đã dày công đào tạo thì cần tiếp tục tuyển dụng những vị trí trống để thay thế vị trí cũ của nhân viên đã được luân chuyển. Doanh nghiệp sẽ tốn ít công sức hơn, tiết kiệm chi phí để đào tạo nhân viên ở vị trí mới này hơn là những vị trí cấp cao đã được đảm nhận bằng nhân viên nội bộ kia.

2.5. Lưu giữ hồ sơ ứng viên

Qua nhiều đợt tuyển dụng, doanh nghiệp có thể lưu giữ lại hồ sơ của ứng viên chưa trúng tuyển ở những đợt tuyển dụng trước để có thể liên hệ lại khi có vị trí trống phù hợp. Việc lưu giữ hồ sơ ứng viên giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian tìm kiếm và chi phí tuyển dụng.

Để tạo được ấn tượng tốt với ứng viên, sau mỗi đợt tuyển dụng, bạn cần phải liên hệ lại với tất cả những ứng viên không phù hợp, phản hồi rõ với họ và đề nghị sẽ liên hệ lại nếu như có những vị trí tuyển dụng phù hợp hơn.

3. Lý do tuyển dụng không hiệu quả doanh nghiệp cần tránh

Cách tuyển dụng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng “chiêu mộ” được người tài. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp thất bại trong công cuộc này. Tại sao vậy? Vieclam123.vn sẽ đưa ra cho bạn một số lý do khiến việc tuyển dụng trở nên không hiệu quả. 

3.1. Không đặt mục tiêu rõ ràng

Ngay từ đầu, mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp đã không rõ ràng thì sẽ rất khó để thành công. Mục tiêu rõ ràng giúp doanh nghiệp xác định được đúng đối tượng phù hợp sẽ tuyển dụng thay vì nhận được hàng loạt hồ sơ ứng viên nhưng không biết lựa chọn ai cho phù hợp.

Cách tuyển dụng hiệu quả

3.2. Không xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Ứng viên thường nghiên cứu rất kỹ về công ty tuyển dụng trước khi họ ứng tuyển. Họ sẽ xem xét rất nhiều yếu tố không chỉ mức lương, thưởng, chế độ đãi ngộ mà còn khả năng thăng tiến trong tương lai, sự gắn bó lâu dài,...Vì vậy, nếu một thương hiệu kém, nhạt nhòa thì thật khó để có thể thu hút được ứng viên tài năng.

Khi bạn xây dựng thương hiệu công ty, bạn sẽ củng cố được niềm tin của ứng viên đối với doanh nghiệp của bạn.

3.3. Quyết định theo cảm tính

Đôi khi, vấn đề của quá trình tuyển dụng lại nằm trong chính nội bộ của công ty, từ các cấp quản lý và người trực tiếp thực hiện quá trình phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, không chỉ ứng viên mà nhà tuyển dụng cũng cần thể hiện sự chân thành khi tuyển dụng.

Những ánh nhìn lướt qua, những câu hỏi sơ sài sẽ khiến ứng viên cảm thấy không được tôn trọng và không thực sự hài lòng vì sự dày công chuẩn bị của mình không được đáp trả xứng đáng. Đây cũng chính là lý do mà ứng viên xuất sắc sẽ đánh giá công ty ngay trong quá trình tuyển dụng và quyết định rời bỏ nếu cảm thấy không phù hợp.

Nhiều nhà phỏng vấn còn lựa chọn ứng viên theo cảm tính, theo sự yêu thích, theo cảm quan về ngoại hình mà không thực sự dựa trên năng lực của họ. Nhà tuyển dụng cần giữ một cái đầu lạnh để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.

3.4. Bỏ mặc ứng viên sau khi đã tuyển dụng

Không chỉ thực hiện quy trình tuyển dụng mà bộ phận nhân sự cần phải đảm bảo quan tâm nhân viên ngay cả trong quá trình làm việc. Nhiều nhà tuyển dụng sau khi đã lựa chọn ứng viên và sắp xếp cho họ vị trí trong công ty là tự coi như “đã hoàn thành nhiệm vụ”, bỏ mặc ứng viên tự thích ứng với công việc.

Trong môi trường làm việc mới còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với công việc và văn hóa doanh nghiệp, lại không nhận được sự giúp đỡ nào, ứng viên rất dễ nản chí và bỏ cuộc. Ngay cả những nhân viên đã gắn bó lâu năm mà không nhận thấy sự giúp đỡ, quan tâm của doanh nghiệp còn có xu hướng nghỉ việc, huống hồ là một nhân viên mới “chân ướt chân ráo”. 

Việc quan tâm nhân viên chưa bao giờ là đủ bởi nó sẽ khiến doanh nghiệp có thẻ giữ chân được nhân viên, tạo cảm giác gắn bó và thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả, cống hiến hết mình.

Như vậy, bài viết trên đây của Vieclam123.vn đã chỉ ra cho bạn cách tuyển dụng hiệu quả cũng như những sai lầm trong tuyển dụng mà doanh nghiệp cần tránh. Hãy theo dõi trang web Vieclam123.vn để đón đọc nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.