close
cách
cách cách cách cách cách

Phân tích mô hình Canvas của Shopee - Ông lớn ngành e-commerce

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mô hình Canvas là một mô hình kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Trong đó có ông lớn của ngành thương mại điện tử - Shopee cũng đang xây dựng doanh nghiệp theo mô hình này. Vậy hãy mau cùng với vieclam123.vn tìm hiểu về mô hình Canvas của Shopee để biết tại sao Shopee lại thành công như ngày hôm nay nhé.

1. Đối tác chính trong mô hình Canvas của Shopee

Shopee là sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Đông Nam Á hiện nay luôn cung cấp cho khách hàng các trải nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn, tiện lợi và nhanh chóng chỉ với vài bước click. Các đối tác chính làm nên hệ thống Shopee ngày nay bao gồm:

- Đối tác kinh doanh: người mua và người bán

- Đối tác vận chuyển: Giao hàng tiết kiệm, Ship Hoả Tốc, Giao hàng nhanh, Shopee express, Grab, J&T Express, v.v…

- Đối tác thanh toán: ship COD (thanh toán khi nhận hàng), thanh toán online với thẻ ngân hàng, Momo, Zalo Pay, Shopee Pay, v.v…

Các đối tác khi kết hợp với Shopee đều vận hành trơn tru theo quy trình để phục vụ người bán và người mua tốt nhất. Phương hướng hợp tác giữa Shopee và các cộng sự đều dựa trên mục đích đôi bên cùng có lợi, đem lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh lâu dài.

Xem thêm: Shopee là gì? Tổng hợp tất tần tật những thông tin về Shopee

Mô hình Canvas của Shopee như thế nào?
Mô hình Canvas của Shopee như thế nào?

2. Hoạt động kinh doanh chính của Shopee theo mô hình Canvas

2.1. Xây dựng giao diện web mua sắm online

Shopee đã sớm nhận thức được internet và thiết bị di động sẽ làm chủ thế giới trong tương lai. Vì thế, những người sáng lập đã mở rộng lĩnh vực thương mại điện tử bằng cách xây dựng nên một hệ thống trang web thân thiện với thiết bị di động thu hút khách hàng.

Không chỉ vậy, mô hình Canvas của Shopee còn không ngừng nâng cao trải nghiệm và tính cá nhân hoá dành cho khách hàng và đối tác của mình. Điều này giúp khách hàng an tâm hơn khi lựa chọn mua sắm online cùng với những chính sách hoàn tiền hay trả hàng được minh bạch, rõ ràng và giải quyết kịp thời. 

Các tính năng chat, trả giá. bình luận, đánh giá, chia sẻ hoặc theo dõi đều đang giúp Shopee hoàn thiện các dịch vụ của mình. Ngoài ra, Shopee còn có chính sách hỗ trợ người bán với nhiều tính năng như xử lý giao dịch, đào tạo, chăm sóc khách hàng, chatbot tự động, v.v…

2.2. Khởi xướng các chương trình khuyến mãi kích cầu

Hơn nữa, Shopee cũng muốn nâng cao trải nghiệm giải trí cho khách hàng đồng thời kích cầu cho họ bằng cách khởi xướng các chương trình giải trí thu hút người tham gia. Có thể kể đến một vài chương trình như: Lắc siêu xu, Đấu trường Shopee, trồng cây hái lộc, ngày hội mua sắm hàng tháng 1.1, 2.2, 3.3, v.v…

Chương trình kích cầu lắc xu của Shopee
Chương trình kích cầu lắc xu của Shopee

2.3. Mua sắm chất lượng cao với Shopee Mall

Do có quá nhiều người bán nên hàng hoá có thể sẽ không đảm bảo chất lượng. Shopee vẫn để họ buôn bán vì do nhu cầu và tài chính mua sắm của mỗi người khác nhau để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, Shopee đã cho ra mắt Shopee Mall để cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng hơn cho người mua gồm nhiều thương hiệu lớn nhỏ khác nhau.

2.4. Triển khai các chiến lược marketing

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của Shopee theo mô hình Canvas cũng bao gồm các chiến lược marketing với slogan vô cùng ngắn gọn nhưng lại rất bắt tai như: Thích Shopee, Lướt Shopee. Đồng thời đội ngũ marketing cũng đẩy mạnh phát triển hoạt động quảng bá tiếp thị qua nhiều nền tảng và công cụ khác nhau như: Social media, SEO Google hay dùng Affiliate Marketing rất nhiều. Nhờ đó mà Shopee luôn tiếp cận được lượng khách hàng vô cùng lớn và trở thành nền tảng mua sắm hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

3. Hệ thống nguồn lực chính theo mô hình Canvas của Shopee

3.1. Về mặt nhân lực

Shopee luôn cố gắng xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh đồng thời phát triển các mối quan hệ nhân lực bao gồm thành viên kênh bán, khách hàng và đội ngũ quản trị. Các nhà lãnh đạo Shopee luôn ra sức đầu tư và định hướng cho nhân viên mới về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm. Có thể thấy Shopee đã đi đúng chiến lược với mô hình Canvas của mình vì con người chính là trung tâm của sự phát triển, phát triển con người cũng sẽ phát triển được doanh nghiệp.

Hệ thống nguồn lực của Shopee
Hệ thống nguồn lực của Shopee

3.2. Về mặt tài chính

Chắc hẳn nhiều bạn tò mò về nguồn lực tài chính của một ông lớn trong ngành thương mại điện tử xu hướng hiện nay. Thực tế, chủ sở hữu của Shopee là Công ty thương mại điện tử Sea của Singapore. Công ty này đã phát hành cổ phiếu tại sàn chứng khoán New York và mang đến nhiều kỳ vọng trong tương lai.

Shopee cũng từ đó nhận được kỳ vọng, thu hút nhân tài, ngày càng được đầu tư nhiều hơn để phát triển thêm các tính năng hiện đại, hữu ích cho người dùng. Ngoài ra, nguồn tài chính của công ty một phần lấy từ chi phí hoa hồng mà các chủ shop phải trả cho việc duy trì nền tảng cũng như các dịch vụ mà Shopee cung cấp.

4. Giá trị Shopee cung cấp cho khách hàng theo mô hình Canvas

Nắm được sự quan trọng của các ứng dụng di động đối với thương mại điện tử từ lâu mà Shopee đã luôn tập trung để khai thác các ứng dụng di động đồng thời thiết kế các giao diện thân thiện với người dùng. Nền tảng mà Shopee cung cấp thực sự đã được tối ưu hoá và phát triển không ngừng nghỉ để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất khi mua sắm. 

Không chỉ vậy, Shopee còn luôn hỗ trợ người bán với nhiều chính sách khác nhau. Giao diện thiết kế gian hàng đơn giản đạt tiêu chuẩn khiến người bán tin tưởng hơn về một nền tảng kinh doanh có thể tăng trưởng doanh số bán hàng. Ngoài ra, người bán và người mua còn có thể tương tác với nhau ngay tại nền tảng này để hỏi đáp về sản phẩm hoặc trả giá trước khi quyết định mua hàng.

Shopee luôn tương tác và mang lại nhiều giá trị cho khách hàng
Shopee luôn tương tác và mang lại nhiều giá trị cho khách hàng

5. Shopee xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Khách hàng của Shopee có thể là bất cứ ai có nhu cầu mua hoặc đăng bán sản phẩm với những số lượng tuỳ ý. Đối với người bán, Shopee hỗ trợ rất nhiều hoạt động để người bán có thể tiếp cận được với khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, việc gia nhập làm thành viên kênh bán hàng của Shopee tương đối đơn giản và không cần nhiều thủ tục như các sàn thương mại điện tử khác.

Cũng giống với người bán, người mua hàng trên Shopee đều được hưởng các chính sách bảo vệ quyền lợi cũng như các chính sách khuyến mãi mua hàng để thúc đẩy hành vi mua sắm. Chiến dịch marketing của Shopee vô cùng đa dạng như tích điểm, siêu giảm giá 1k. Shopee đang xây dựng mối quan hệ với khách hàng chính là người bán và người mua. Việc bán hàng diễn ra thuận lợi cũng đồng nghĩa với việc nguồn doanh thu của Shopee tăng lên.

6. Các kênh truyền thông trong mô hình Canvas của Shopee

6.1. Truyền thông bằng giá trị thương hiệu

Vốn dĩ có nguồn lực tài chính mạnh do công ty mẹ nâng đỡ, Shopee có thể sử dụng nhiều kênh truyền thông một lúc. Song đó, trong thời gian đầu xây dựng danh tiếng thương hiệu, Shopee đã tập trung liên tiếp các giá trị dành cho khách hàng cùng các chính sách hỗ trợ miễn phí vận chuyển, giảm giá bán hàng để người mua và người bán đều thấy phấn khởi hơn. Sau đó, họ sẽ truyền tai nhau những giá trị tốt đẹp của Shopee.

Truyền thông thương hiệu Shopee
Truyền thông thương hiệu Shopee

6.2. Truyền thông qua mạng xã hội trực tuyến

Không đơn giản là vậy, Shopee còn tận dụng hàng loạt các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram và còn hỗ trợ người bán Livestream bán hàng. Hơn nữa, Shopee còn có rất nhiều cộng đồng Facebook hỗ trợ việc tiếp thị thông qua các liên kết bán hàng, tạo ra nhiều việc làm cộng tác viên cho những ai muốn kiếm thêm thu nhập. 

6.3. Các phương thức truyền thông khác của Shopee

Bên cạnh các kênh truyền thông thu hút được nhiều khách hàng thì Shopee còn đầu tư cho việc hợp tác với các nghệ sĩ hoặc cầu thủ nổi tiếng để PR cho mình. Đồng thời in hình quảng cáo kích cỡ lớn treo ngoài trời, dán poster lên taxi, xe bus hoặc quảng cáo TV, Youtube, ứng dụng game đều có mặt thương hiệu Shopee.

7. Phân khúc khách hàng trong mô hình Canvas của Shopee

Theo nhân khẩu học, phân khúc chính của Shopee chính là những người chủ yếu là nữ thuộc thế hệ Millennials hoặc các bạn trẻ gen Z hiện nay, có thể nằm trong độ tuổi từ 18-40. Họ là những người có sở thích mua sắm thường xuyên, ngại đi mua trực tiếp, có khả năng sử dụng thiết bị điện tử, công nghệ thông minh, quan tâm nhiều đến giá cả. Nhóm khách hàng này sẽ thường xuyên lên mạng để tra cứu sản phẩm, họ dành rất nhiều thời gian cho việc dùng internet để mua sắm online.

Phân khúc khách hàng của Shopee
Phân khúc khách hàng của Shopee

8. Cơ cấu chi phí theo mô hình Canvas của Shopee

Chi phí mà Shopee bỏ ra rất nhiều, chủ yếu dành cho phát triển công nghệ ứng dụng và đầu tư cho marketing. Shopee đã chuyển mình trở thành hệ sinh thái thương mại điện tử tương đối hoàn chỉnh với hơn 4 triệu sản phẩm được đăng tải và 5 triệu lượt tải xuống ứng dụng. Áp dụng mô hình Canvas, Shopee đã giảm được nhiều chi phí không đáng có để đầu tư cho các hoạt động khác.

9. Dòng doanh thu chủ yếu của Shopee

Dòng doanh thu của Shopee đến từ hoa hồng của người bán, giá trị cổ phiếu, giá trị của hệ thống bán hàng, tài nguyên user sử dụng, v.v… Tài sản giá trị nhất của Shopee chính là mạng lưới bán hàng và tệp khách hàng, họ sử dụng tài sản đó cho nhiều mục tiêu khác để thu về lợi nhuận.

Tóm lại, mô hình Canvas của Shopee vô cùng đầy đủ các yếu tố cần thiết cùng với những chiến lược khoa học để mang lại uy tín doanh nghiệp ngày hôm nay. Nếu muốn làm việc tại doanh nghiệp lớn như vậy thì bạn đừng quên ghé qua website vieclam123.vn để tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực nhé.

Thử sức với công việc cộng tác viên bán hàng Shopee

Như các bạn đã biết thì Shopee là một nền tảng vô cùng lớn về ngành thương mại điện tử. Nếu chúng ta không đủ tiềm lực để bán hàng trên nền tảng này thì bạn đừng lo, Shopee sẽ hỗ trợ bạn trở thành một cộng tác viên bán hàng chuyên nghiệp để có thêm thu nhập nhé. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu công việc của một cộng tác viên bán hàng Shopee ngay thôi nào.

Cộng tác viên bán hàng Shopee

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.

Kỹ năng xử lý tình huống
Bỏ túi cách phát triển kỹ năng xử lý tình huống trong đời sống
Kỹ năng xử lý tình huống là nghệ thuật giải quyết khó khăn, đối mặt với thách thức, giúp bạn tự tin đưa ra quyết định thông minh và tạo ra những giải pháp sáng tạo. Cùng khám phá cách phát triển tư duy xử lý tình huống trong bài viết dưới đây.