close
cách
cách cách cách cách cách

Lập kế hoạch kinh doanh là gì? Tác dụng của bản kế hoạch

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Lập kế hoạch kinh doanh là gì? Để có thể lập kế hoạch kinh doanh, chúng ta sẽ cần thực hiện những bước nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lập kế hoạch kinh doanh trong bài viết dưới đây!

1. Hiểu cơ bản về lập kế hoạch kinh doanh

1.1. Định nghĩa của lập kế hoạch kinh doanh

Để có thể hiểu hơn về lập kế hoạch kinh doanh, đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh chính là một văn bản mô tả toàn bộ quá trình, hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, được gắn liền với khoảng thời gian nhất định. Trong bản kế hoạch kinh doanh sẽ được bao gồm tất cả các hoạt động, dự định của một doanh nghiệp. Bản kế hoạch đó gồm có chiến lược bán hàng, chiến lược tiếp thị, chiến lược quản lý thương hiêu,…

Bản kế hoạch kinh doanh là cực kỳ quan trọng, nó giúp doanh nghiệp có một định hướng cụ thể trong tương lai, tránh được những rủi ro, rắc rối không đáng có.

Lập kế hoạch kinh doanh chính là công việc thiết kế, sáng tạo tạo ra một bản kế hoạch kinh doanh. Trong một doanh nghiệp, người lập bản kế hoạch sẽ là giám đốc kinh doanh, giám đốc Marketing hay giám đốc chiến lược.

Một bản kế hoạch kinh doanh thành công là một bản kế hoạch được lập một cách chi tiết và cặn kẽ. Điều này sẽ giúp nhân viên dễ dàng thực hiện và mau chóng đạt kết quả tốt trong tương lai. Có thể nói, bản kế hoạch kinh doanh như một lộ trình, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện từng đường đi nước bước, mau chóng đạt được mục tiêu, đạt được kết quả đúng mong muốn.

Thế nào là lập kế hoạch kinh doanh
Thế nào là lập kế hoạch kinh doanh?

1.2. Lập kế hoạch kinh doanh có những lợi ích gì?

Lập kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó chính là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp thực hiện hóa chiến lược, những dự định của bản thân mình. Không chỉ vậy, lập kế hoạch kinh doanh còn có những lợi ích sau:

1.2.1. Đánh giá tính khả thi

Công việc lên ý tưởng kinh doanh là một điều hết sức đơn giản. Tuy nhiên, để có thể thực hiện hóa những ý tưởng là điều không phải dễ. Bạn có thể tốn nhiều công sức, nhiều nguồn lực nhưng kế quả có thể không thành công.

Do vậy, việc lập kế hoạch kinh doanh là một điều cực kỳ cần thiết. Nó giúp chúng ta đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi cùng từng ý tưởng. Để từ đó có thể xem xét, điều chỉnh hay lựa chọn những ý tưởng phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

1.2.2. Giúp xây dựng mục tiêu

Một ý tưởng kinh doanh có tốt đến đâu nhưng điều quan trọng vẫn là mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được. Việc lập kế hoạch kinh doanh chị tiết, cụ thể chính là việc xác định, tạo ra những mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp. Chỉ khi xác định được những mục tiêu rõ ràng, cụ thể thì doanh nghiệp mới mau chóng thực hiện hóa, nhanh chóng đạt tới sự thành công.

Lập kế hoạch giúp xác định mục tiêu
Lập kế hoạch kinh doanh giúp xác định mục tiêu

1.2.3. Thu hút các đối tác chiến lược

Lập kế hoạch kinh doanh sẽ cực kỳ hữu ích trong việc kêu gọi vốn đầu tư. Khi bản kế hoạch trở nên cụ thể và chi tiết, các nhà đầu tư, đối tác sẽ cực kỳ chú trọng, thấy được những giá trị tiềm năng của một doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại đó, bản kế hoạch này còn thúc đẩy quá trình hoạt động, khiến các đối tác, nhà đầu tư bị hối thúc, thực hiện kế hoạch một cách nhanh chóng. Do đó, bản kế hoạch sẽkhông chỉ hữu ích đối với các doanh nghiệp lớn mà còn có ý nghĩa với các doanh nghiệp vừa mới thành lập.

1.2.4. Xác định sức mạnh của một doanh nghiệp

Khi thực hiện lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần thực hiện công việc phân tích những ưu và nhược điểm của một doanh nghiệp. Không chỉ vậy, theo như mô hình SWOT, bản kế hoạch kinh doanh còn giúp chúng ta nhìn thấy cơ hội và thách thức mà trước nay chưa từng thấy.

Bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp mau chóng xác định các đối thủ hiện tại, đồng thời cả những đối thủ có tiềm năng phát triển trong tương lai. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có các phương án dự phòng, chuẩn bị các nguồn lực để sớm có thể thực thi trong tương lai.

Từ bản kế hoạch này, chúng ta sẽ có thể nhìn thấy rõ sức mạnh của một doanh nghiệp. Để từ đó, chúng ta sẽ có những phương án cải tổ, nhằm cải thiện tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Giúp xác định sức mạnh nội tại của doanh nghiệp
Giúp xác định sức mạnh nội tại của doanh nghiệp

1.2.5. Kế hoạch kinh doanh giúp thấu hiểu khách hàng

Để có thể tạo nên một bản kế hoạch có giá trị, việc thấu hiểu khách hàng là cực kỳ quan trọng. Bạn chỉ có thể lập bản kế hoạch được khi đã biết rõ những yêu cầu, mong muốn thực sự của một doanh nghiệp.

Do vậy, công đoạn phân tích khách hàng là cực kỳ quan trọng, điều này sẽ giúp doanh nghiệp mau chóng xác định được các thị trường mục tiêu, những thị trường tiềm năng cần phải thực hiện. Thấu hiểu hành vi, suy nghĩ của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp mau chóng đạt được thành công, có được thành tựu trong tương lai. Việc làm này được ứng dụng rất nhiều trong kinh doanh thời trang, kinh doanh đồ uống,...

2. Những công đoạn cần thực hiện khi lập kế hoạch kinh doanh

Để có thể lập một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và hiểu quả cao, chúng ta hiểu rõ các bước cần thực hiện. Sau đây là những công đoạn cần phải làm khi lập một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và hiệu quả.

2.1. Ý tưởng kinh doanh hiệu quả

Để có thể tạo nên một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần thực hiện chính là lên ý tưởng kế hoạch. Đây được xem là nền tảng, là sự khởi đầu để bạn có thực hiện bất ký công việc gì.

Bạn cần dồn cả tâm huyết, tập trung suy nghĩ thật thấu đáo để từ có thể sáng tạo những ý tưởng kinh doanh thật độc đáo và hiệu quả. Không quan trọng ý tưởng đó phi lý đến đâu, điều quan trọng chính là công tác thực hiện hóa ý tưởng đó. Một ý tưởng kinh doanh mới mẻ, độc đáo sẽ giúp bạn giảm đi những đối thủ tiềm năng trong quá trình thực hiện.

Cần tạo ra ý tưởng đột phá
Cần tạo ra ý tưởng đột phá

2.2. Đặt những mục tiêu cụ thể

Sau chúng ta đã lên ý tưởng cho kế hoạch, viêc tiếp theo chúng ta cần phải làm chính là tạo ra những mục tiêu cụ thể. Một mục tiêu thực sự có giá trị chỉ khi có công việc kết hợp với thời gian thực hiện nó.

Những mục tiêu hiệu quả chính là nguồn động lực, niềm tin giúp các nhân viên trong công ty có thể hướng về phía trước. Điều này sẽ giúp nhân viên dồn mọi sức lực, mau chóng có thể đạt kết quả trong công việc. Việc đạt mục tiêu càng hiệu quả, càng chi tiết giúp doanh nghiệp nhìn thấy công việc cụ thể, giúp mau chóng đạt được thành công.

2.3. Tìm hiểu thị trường và đối thủ

Giai đoạn phân tích thị trường và nghiên cứu đối thủ là một công đoạn cực kỳ quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra tiền đề, tạo ra những bản kế hoạch mang lại giá trị hiệu quả cao.

Trong một thị trường kinh doanh đầy phức tạp, bạn cần nắm rõ có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh cần chuẩn bị, họ có quy mô như thế nào, nguồn lực ra làm sao. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng đối phó các đối thủ cạnh tranh giúp bạn chủ động hơn trong công tác chuẩn bị, đồng thời sẽ có tiềm lực vững mạnh trong tương lai.

2.4. Xây dựng biểu đồ SWOT

Bên cạnh hiểu được đối thủ và khách hàng của mình, bạn cần hiểu rõ năng lực của chính bản thân doanh nghiệp ra làm sao. Để có thể làm được công việc này, biểu đồ SWOT là công cụ hợp lý, tối ưu để thực hiện nhiệm vụ này.

Xây dựng biểu đồ SWOT giúp bạn hiểu rõ ưu, nhược, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp mà mình đang gặp phải. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn, đồng thời có thể giúp bạn chọn lọn những bản kế hoạch kinh doanh chưa tối ưu.

Xây dựng biểu đồ SWOT
Xây dựng biểu đồ SWOT

2.5. Chuẩn bị mô hình kinh doanh

Sau đã hiểu rõ doanh nghiệp của mình và những đối thủ xung quanh, bạn cần xây dựng được mô hình tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp mình. Việc xác định mô hình kinh doanh là cực kỳ quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn có thể huy động toàn bộ nguồn lực của các nhân viên trong công ty. Đồng thời, mô hình này còn cho bạn sự thấy sự hợp lý trong việc kết hợp giữa các bộ phận của doanh nghiệp.

2.6. Lên kế hoạch

Sau khi chuẩn bị có sự phân tích các nguồn lực xung quanh doanh nghiệp, bạn sẽ lên kế hoạch kinh doanh cụ thể để triển khai công việc trong tương lai. Để có thể tạo sự đột phá cho doanh nghiệp, bạn cần lên kế hoạch chi tiết về Marketing, quản lý nhân sự, quản lý tài chính và cách thực thi trong công việc.

Điều này giúp bạn không chỉ biết cách truyền thông, quảng bá doanh nghiệp. Đồng thời, bạn còn biết cách phân bổ các chi phí hợp lý, đào tạo và phát triển nhân viên một cách hiểu quả. Từ đây, chúng ta sẽ dễ dàng hoạt động và triển khai công việc một cách nhanh chóng.

Xem thêm: Kế hoạch nhân sự là gì? Quy trình các bước lập kế hoạch nhân sự

Giúp dễ dàng triển khai công việc
Giúp dễ dàng triển khai công việc

Như vậy, bài viết trên đây đã cho chúng ta thấy lập kế hoạch kinh doanh là gì. Để từ đây, chúng ta sẽ dễ dàng lập kế hoạch cho riêng bản thân mình. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục tìm hiểu về hoạt động kinh doanh ở bài đăng tiếp theo.

Quản lý kinh doanh là làm gì và cần có yêu cầu cụ thể nào?

Ngoài việc lập kế hoạch kinh doanh, công việc quản lý cũng là điều chúng ta cực kỳ quan tâm. Vậy quản lý kinh doanh là làm gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở bài viết sau!

Quản lý kinh doanh là làm gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.