close
cách
cách cách cách cách cách

Hướng dẫn cách thức rèn luyện kỹ năng ra quyết định cho bất kỳ ai

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kỹ năng ra quyết định là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, thường được ứng dụng ở trong học tập, làm việc và cuộc sống. Nếu các bạn vẫn chưa biết cách rèn luyện kỹ năng này thì hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu và phân tích ở ngay bên dưới nhé!

1. Khái niệm và vai trò của kỹ năng ra quyết định

1.1. Trả lời câu hỏi kỹ năng ra quyết định là gì?

Đã có vô số khái niệm khác nhau được đưa ra để giải thích về kỹ năng ra quyết định nhưng suy cho cùng, kỹ năng này chính là khả năng đưa ra một hay nhiều quyết định vào từng thời điểm khác nhau, sau khi đã tìm hiểu, phân tích và tham khảo dữ liệu với những điều kiện sẵn có. Cho dù là quyết định thế nào thì kết quả cuối cùng vẫn phải đạt được như mong muốn.

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với công việc. Khi rèn luyện kỹ năng này thành thục, chúng ta sẽ tránh khỏi tình trạng phân vân giữa nhiều lựa chọn. Kỹ năng ra quyết định sẽ thường được thể hiện ở 3 tính từ là quyết đoán, bản lĩnh và sự tự tin. Nó được thể hiện trong phẩm chất của người lãnh đạo.

Trả lời câu hỏi kỹ năng ra quyết định là gì
Trả lời câu hỏi kỹ năng ra quyết định là gì?

1.2. Kỹ năng ra quyết định sẽ có vai trò gì?

Kỹ năng ra quyết định có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi người. Khi có được những quyết định đúng đắn, bạn sẽ hạn chế tối đa những sai lầm không đáng có và dễ dàng đạt được các mục tiêu quan trọng. Với những nhà quản trị, mỗi quyết định sáng suốt sẽ giúp họ cải thiện hiệu quả kinh doanh, gia tăng tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định kém chất lượng, họ sẽ làm người đem đến những hậu quả nặng nề cho tổ chức.

Ngoài ra, kỹ năng ra quyết định còn có tác dụng mau chóng tìm ra phương án tối ưu để đối phó với những tình huống khẩn cấp, có được những quyết định đúng đắn chỉ trong thời gian ngắn. Đây chính là nguồn sức mạnh chính giúp bất cứ cá nhân hay tổ chức nào có thể vượt qua thách thức, tăng cường khả năng cạnh tranh và lợi thế trước các đối thủ trong thị trường.

Kỹ năng ra quyết định giúp dẫn lối cho tổ chức
Kỹ năng ra quyết định giúp dẫn lối cho tổ chức

2. Phân loại các loại quyết định cơ bản

Dựa theo từng tình huống và điều kiện cấp bách, quyết định của từng cá nhân sẽ được phân chia thành 3 thuộc tính sau:

2.1. Quyết định theo tiêu chuẩn

Đây là loại quyết định sơ đẳng và cơ bản nhất mà chúng ta thường thực hiện hàng ngày. Chúng mang tính chất lặp lại giống như một thói quen. Thông thường, các quyết định dạng này sẽ được dựa trên những nguyên tắc, quy định và thủ tục sẵn có. Chúng sẽ để lại hậu quả đáng tiếc khi chúng ta làm khác đi.

2.2. Quyết định có tính cấp thời

Quyết định có tính cấp thời thường được xuất hiện trong các tình huống khẩn cấp và bất ngờ. Điều này sẽ khiến người đưa quyết định phải có được lựa chọn trong thời gian ngắn, không có bất kỳ điều kiện để tham khảo hay suy nghĩ nhiều chiều. Về cơ bản, nó là loại quyết định có sự yêu cầu nhanh, chuẩn và dứt khoát.

Xem thêm: Kỹ năng giải quyết xung đột là gì? Định nghĩa và ví dụ chi tiết

2.3. Quyết định có tính chiều sâu

Không giống như 2 loại quyết định trên, quyết định có tính chiều sâu sẽ cho phép người chủ có thời gian để suy xét kỹ lưỡng, được phép lắng nghe nhiều chiều thông qua lăng kính phân tích, thảo luận và tập trung. Tuy nhiên, do được phép chuẩn bị nên kết quả của loại quyết định này thường mang tính chiến lược, có thể thay đổi toàn bộ một vấn đề hay cục diện.

Phần lớn những quyết định có tính chiều sâu đều là những lựa chọn thuộc quá trình thay đổi, có thể sáng tạo nên điều mới và có được những giá trị bền vững và lâu dài.

Quyết định có tính chiều sâu
Quyết định có tính chiều sâu

3. Kỹ năng ra quyết định tạo nên bởi các nguyên tắc nào?

Việc có được kỹ năng ra quyết định không phải là điều đơn giản. Bởi mỗi người phải hiểu được mình đưa ra lựa chọn vì mục đích gì. Ở đây, các quyết định sẽ thường được dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1. Có tính cơ sở và lập luận chặt chẽ ở quyết định

Muốn có được quyết định đúng đắn, trước hết, bạn cần có cho mình một cơ sở dữ liệu lập luận vững chắc. Từ nền tảng đó, các bạn sẽ có thể phân tích, cân nhắc mặt tốt – xấu của vấn đề. Một khi đã có xác nhận, bạn mới sẵn sàng thừa nhận những điều mà mình vừa đưa ra. Chỉ khi quyết định của bạn được dựa trên thông tin khảo sát, đánh giá chặt chẽ, logic thì mới đủ sức thuyết phục và khó có thể phản bác lại được.

3.2. Quyết định trong thẩm quyền

Mọi quyết định mà bạn đưa ra trong công việc cần nằm đúng trong phạm vi và quyền hạn của mình. Bạn cần hạn chế tối đa các hành vi vượt cấp bởi nó có thể khiến bạn mắc sai lầm, đồng thời cũng không được các sếp hài lòng. Trừ khi là trường hợp bất khả kháng, còn không thì bạn sẽ đưa ra cân nhắc thật kỹ lưỡng. Đối với trường hợp phải đưa ra quyết định ngay, ví dụ như thương lượng giá hoặc đấu thầu thì tốt nhất, bạn nên trực tiếp hỏi người có quyền hạn cao hơn.

3.3. Đảm bảo tính thống nhất trong quyết định

Một nguyên tắc bất di bất dịch trong việc ra quyết định chính là đảm bảo tính thống nhất. Nhất là vấn đề có phạm vi từ 2 người trở lên thì đây sẽ điều bắt buộc.

Trong công việc, bạn sẽ khó lòng tránh khỏi những phản đối mà mọi người đưa ra. Lúc này, bạn cần đảm bảo quyết định của mình sẽ được mọi người đồng lòng và thực thi chúng. Bởi sự đồng lòng là sự kết tinh của quá trình bàn bạc, trao đổi, là sự phù hợp của định hướng và mục tiêu mà tập thể đã đưa ra.

Đảm bảo tính thống nhất trong quyết định
Đảm bảo tính thống nhất trong quyết định

3.4. Quyết định cần ngắn gọn và đúng thời điểm

Một quyết định đúng đắn cần phải đưa một cách ngắn gọn và kịp thời. Đây chính là nguyên tắc quan trọng nhất của việc đưa quyết định. Khi có quá nhiều sự chần chừ, cơ hội sẽ rất có thể rơi vào tay của người khác.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo các quyết định cần có tính thực thi. Đồng thời cũng cần đảm bảo mọi lời quyết định được đưa ra một cách ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.

4. Hướng dẫn cách đưa ra quyết định hiệu quả

 4.1. Xác định vấn đề gặp phải

Một quyết định chỉ thực sự xuất hiện khi xảy ra ở một vấn đề nào đó. Vì vậy, hiểu rõ vấn đề là việc đầu tiên mà bạn thực hiện. Bạn hoàn toàn có thể trả lời một số câu hỏi như vấn đề này đang ở đâu, có cần phải giải quyết không và mục đích của xử lý vấn đề.

4.2. Nhìn nhận và phân tích vấn đề

Quyết định của bạn có thực sự chính xác hay không sẽ phải dựa trên cách phân tích và nhìn nhận vấn đề. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét và đánh giá vấn đề một cách đa chiều, ở nhiều góc độ, đa phương diện để từ đó sẽ hiểu chính xác mặt lợi/hại của việc ra quyết định.

Nhìn nhận và phân tích vấn đề
Nhìn nhận và phân tích vấn đề

4.3. Tổng hợp các giải pháp

Thông thường, khi xuất hiện một vấn đề sẽ có vô số giải pháp được đưa ra. Các giải pháp này sẽ được xuất hiện từ các ý kiến đóng góp của mọi người. Bạn sẽ phải sử dụng khả năng phân tích và nhìn nhận vấn đề để đưa ra quyết định chính xác.

4.4. Tìm ra ưu và nhược điểm của các phương án

Mỗi vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng một phương án. Vì vậy, bạn sẽ phân tích ở từng phương án khác nhau. Tìm ra mặt lợi và hại của chúng để từ đó có cơ sở để so sánh và đối chiếu. Đôi khi, các phương án có thể bổ sung và bổ khuyết cho cho nhau nên bạn hãy linh hoạt trong từng tình huống nhé.

4.5. Lựa chọn và có được quyết định đúng đắn

Khi đã có đủ nguồn cơ sở dữ liệu cần thiết, bạn sẽ phải đưa ra sự lựa chọn và quyết định cuối cùng. Nó bắt buộc phải là một quyết định tối ưu, có thể giải quyết triệt để được vấn đề nhưng vẫn giữ nguyên được nguyên tắc cần thiết.

Lựa chọn và có được quyết định đúng đắn
Lựa chọn và có được quyết định đúng đắn

4.6. Thực thi quyết định

Kỹ năng ra quyết định chỉ thực sự có tác dụng khi bạn bắt tay vào làm việc. Các quyết định này thường có tầm ảnh hưởng trong một nhóm nên bạn cần đảm bảo các cộng sự hiểu và có sự thống nhất với nhau. Chỉ như vậy, quyết định của bạn mới thực sự có giá trị.

4.7. Đánh giá và đo lường kết quả đã thực thi

Sau khi quyết định đã được đưa ra và thực hiện, bạn sẽ cần kiểm tra và đánh giá ở từng hành động. Nếu có xuất hiện bất cứ một sai lầm nào, bạn sẽ cần điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm cho những lần thực hiện lần sau.

Trên đây chính là toàn bộ bài viết về kỹ năng ra quyết định. Mong rằng, với toàn bộ những lời chia sẻ của vieclam123, các bạn sẽ có cho mình kỹ năng siêu quan trọng này!

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Định nghĩa và ví dụ thực tế

Giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, thường được các nhà tuyển dụng đặt ra tiêu chuẩn đối với các ứng viên. Tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng hiểu rõ về loại kỹ năng này, hãy đọc bài viết dưới đây để biết cách thức rèn luyện nhé!

Kỹ năng giải quyết vấn đề 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.