close
cách
cách cách cách cách cách

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Định nghĩa và ví dụ thực tế

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn xác định được lý do tại sao một sự việc lại xảy ra và các phương pháp giúp bạn xử lý vấn đề đó. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các kỹ năng giải quyết vấn đề và cách chúng hoạt động thông qua bài viết sau của Vieclam123.vn.

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn xử lý tình huống một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên, vì nếu nhân viên có những kỹ năng này, họ sẽ có xu hướng tự chủ hơn trong công việc. Kỹ năng này đòi hỏi mọi người phải nhanh chóng trong việc xác định các nguyên nhân cốt lõi và đưa ra những giải pháp thích hợp cho vấn đề. 

Giải quyết vấn đề được coi là một kỹ năng mềm (thế mạnh cá nhân) hơn là một kỹ năng cứng được trau dồi qua quá trình giáo dục hay đào tạo. Bạn có thể cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân bằng cách làm quen với các vấn đề phổ biến trong ngành cũng như học hỏi từ những nhân viên đi trước, có nhiều kinh nghiệm hơn. 

2. Cách hoạt động của kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết sự việc bắt đầu từ bước các bạn xác định được nguyên nhân vấn đề. Ví dụ, một giáo viên cần tìm ra phương pháp cải thiện thành tích môn Văn cho học sinh trong bài kiểm tra sắp tới. Để làm được điều đó, giáo viên sẽ phải xem xét các bài kiểm tra trước đó và thành tích, phong độ cá nhân của từng học sinh để tìm ra những điểm cần cải thiện. Giáo viên có thể thấy rằng học sinh có thể đang vướng ở chỗ chúng đặt câu quá đơn giản hoặc không nắm rõ cấu trúc dàn bài hay không biết cách đưa ra các luận điểm sao hợp lý, thuyết phục, cũng có thể là tất cả các điều trên. 

Nhìn chung, để tìm ra cách cải thiện vấn đề, các bạn cần xác định lý do tại sao vấn đề đó xảy ra để cùng lúc giải quyết chúng một cách hiệu quả và tiết kiệm được thời gian cũng như sức lực bản thân.

Quy trình giải quyết một vấn đề thường có 5 bước:

2.1. Phân tích các yếu tố tạo nên vấn đề

Để giải quyết một vấn đề, bạn cần phải tìm thấy nguyên nhân gây ra nó. Điều này đòi hỏi bạn phải thu thập và đánh giá các dữ liệu, xác định những trường hợp và hoàn cảnh có thể góp phần hình thành nên vấn đề cũng như phạm vị và các hệ lụy của chúng. 

Để làm được điều này, bạn sẽ cần sử dụng các kỹ năng sau:

  • Thu thập dữ liệu

  • Phân tích dữ liệu

  • Tìm hiểu, xác định đâu sự thật

  • Phân tích các yếu tố tương tự trong quá khứ

2.2. Can thiệp khi đã có đủ dữ liệu

Khi bạn đã xác định được nguyên nhân, hãy nghĩ đến các biện pháp khả thi. Đôi khi để tốt nhất, bạn nên làm việc theo nhóm vì hai (hoặc nhiều) bộ óc cùng phân tích, đánh giá một sự việc sẽ thường hiệu quả hơn chỉ một mình bạn. Một chiến lược đơn giản sẽ hiếm khi giải quyết được vấn đề, bạn cần đưa ra nhiều phương pháp thay thế đề phòng trường hợp cần cũng như giảm thiểu nguy cơ thất bại khi phương pháp đầu tiên của bạn không thể giải quyết được vấn đề.

Bước này sẽ liên quan đến các kỹ năng như:

  • Lên kế hoạch dự án

  • Suy nghĩ sáng tạo

  • Sự dự đoán, báo trước

  • Thiết kế dự án

Cách hoạt động của kỹ năng giải quyết vấn đề

2.3. Đánh giá các giải pháp

Tùy thuộc vào bản chất vấn đề và yêu cầu của cấp trên, quy trình đánh giá giải pháp tốt nhất nên được thực hiện bởi các nhóm được chỉ định, những người trưởng nhóm hoặc cầm quyền của công ty. Bất kỳ ai góp phần vào việc đưa ra quyết định phải là người trực tiếp đánh giá dự trù bảng chi phí, các nguồn lực cần thiết và các phương pháp có thể thực hiện để giải quyết được vấn đề một cách thành công. 

Bước này đòi hỏi một số kỹ năng, bao gồm:

  • Phân tích

  • Thảo luận

  • Làm việc theo nhóm

  • Phát triển các thí nghiệm

  • Hòa giải

  • Ưu tiên sự việc quan trọng

2.4. Thực hiện một kế hoạch

Sau khi xác định được các giải pháp và hành động để giải quyết vấn đề, chúng cần phải được thực hiện theo chuẩn để có thể nhanh chóng và chính xác quyết định xem liệu chúng có thật sự hữu ích hay không. Việc thực hiện theo kế hoạch cũng tạo điều kiện cho các nhân viên biết về sự thay đổi trong những quy trình hoạt động của công ty. 

Bước này yêu cầu các kỹ năng như:

  • Quản lý dự án

  • Thực hiện dự án

  • Hợp tác cùng người khác

  • Quản lý thời gian

  • Thực hiện phương pháp theo tiêu chuẩn đã bàn

2.5. Đánh giá hiệu quả của giải pháp

Sau khi thực thi một giải pháp, những người với kỹ năng giải quyết vấn đề tốt nhất sẽ có phương pháp riêng của họ để đánh giá mức độ thành công của giải pháp đó. Bằng cách này, họ sẽ sớm biết liệu sự cố đã thực sự được giải quyết hay chưa hoặc liệu họ có phải thay đổi một giải pháp khác để xử lý vấn đề hay không.

Bước này yêu cầu các kỹ năng như:

  • Giao tiếp

  • Phân tích dữ liệu

  • Khảo sát tình hình

  • Thu thập phản hồi của khách hàng

  • Theo dõi tình hình

  • Khoanh vùng vấn đề một cách chính xác

Dưới đây là một số ví dụ của Vieclam123 về kỹ năng giải quyết vấn đề mà bạn có thể áp dụng trong buổi phỏng vấn xin việc của bản thân.

Ví dụ 1: Trong lần đầu tiên được thuê làm luật sư, tôi chịu trách nhiệm tóm tắt 25 bộ hồ sơ tồn đọng, mỗi bộ khoảng vài trăm trang giấy. Cùng lúc đó, tôi phải chuẩn bị cho ba vụ án lớn và tôi không có đủ thời gian trong ngày. Sau khi tôi trình bày vấn đề này với người giám sát, cô ấy đã đồng ý trả tiền thêm cho tôi làm việc vào sáng thứ Bảy để hoàn tất các công việc tồn đọng. Tôi đã có thể hoàn thành tất cả những công việc này trong khoảng một tháng.

Ví dụ 2: Ở công ty cũ, khi tôi gia nhập nhóm với tư cách là Giám đốc nghệ thuật, các nhà thiết kế đã trở nên mệt mỏi, chán chường, cạn kiệt cảm hứng vì trước đó, cựu giám đốc của họ đã tìm cách can thiệp, quản lý từng bước trong quá trình thiết kế. Tôi đã sử dụng phương pháp tổ chức thảo luận nhóm hàng tuần để thu hút các ý kiến ​​đóng góp sáng tạo cũng như đảm bảo rằng mỗi nhà thiết kế đều được toàn quyền quyết định tác phẩm của riêng mình. Tôi cũng tổ thường chức các cuộc thi nhóm theo tháng với mục đích gây dựng tinh thần, khơi nguồn ý tưởng và cải thiện khả năng hợp tác, làm việc nhóm của nhân viên.

3. Cách làm nổi bật kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân

Cách làm nổi bật kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân

Vì đây là một kỹ năng quan trọng đối với hầu hết các nhà tuyển dụng, hãy đặt chúng ở vị trí chính giữa trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc, thư xin việc và trong các buổi phỏng vấn của bạn.

Nếu bạn không chắc chắn về việc nên nói những gì, hãy nhìn lại các vị trí trước đây của bản thân, cho dù trong môi trường học tập hay công việc hay tình nguyện, để có ví dụ về những thử thách bạn đã gặp phải và các vấn đề mà bạn đã giải quyết. Tập trung vào các ví dụ có liên quan công việc bạn đang ứng tuyển và sử dụng nếu ra cách bạn đã giải quyết chúng trong hồ sơ xin việc và trong buổi phỏng vấn.

Trong buổi phỏng vấn, hãy sẵn sàng mô tả các tình huống bạn đã gặp phải trong công việc trước, các bước bạn đã thực hiện để giải quyết vấn đề, các kỹ năng bạn đã áp dụng và kết quả cuối cùng của sự việc. Các nhà tuyển dụng sẽ rất mong chờ việc nghe bạn tường thuật lại cách bạn đã xử lý các tình huống, vấn đề trước đó như thế nào. 

Người phỏng vấn có thể đặt ra các tình huống giả định để bạn giải quyết. Hãy thiết kế câu trả lời của bạn theo năm bước như trên và nhắc đến các tình huống thật, tương tự mà bạn đã gặp phải, nếu có để gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng. 

4. Tổng kết

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn xác định lý do tại sao một vấn đề đang xảy ra và các cách để giải quyết vấn đề đó.

  • Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. 

  • Hãy giải quyết vấn đề bắt đầu từ việc xác định vấn đề, đưa ra các giải pháp, đánh giá và thực hiện các giải pháp đó, cuối cùng là đánh giá hiệu suất chung của phương pháp. 

  • Vì đây là một kỹ năng quan trọng đối với hầu hết các nhà tuyển dụng, hãy đặt chúng ở vị trí chính giữa trong sơ yếu lý lịch, thư xin việc và trong các buổi phỏng vấn (làm nổi bật khả năng này lên).

>> Tìm hiểu thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.