close
cách
cách cách cách cách cách

Kinh doanh vàng như thế nào để mau chóng thành công?

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Từ ngàn xưa, vàng đã là một kim loại quý và luôn nhận được sự tin tưởng đầu tư người dân Việt Nam. Cho đến ngày nay, vàng vẫn là một sản phẩm cực “hot” trên thị trường và được các kênh buôn bán đa dạng hóa kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vậy chúng ta sẽ kinh doanh vàng như thế nào? Cần chuẩn bị những gì khi bước sang hoạt động này? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu cách thức kinh doanh vàng ở bài viết dưới đây!

1. Muốn kinh doanh vàng cần có các điều kiện gì?

1.1. Quy định về kinh doanh vàng

Kinh doanh vàng là một hoạt động kinh doanh đặc thù mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện buôn bán. Tuy nhiên, bởi giá trị đặc biệt của nó mà nhà nước đã đề ra một số quy định về hoạt động này. Theo căn cứ tại nghị định số 24/2012/NĐ – CP, nhà nước có đề ra một số quy định về điều kiện kinh doanh vàng bạc như sau:

Các đơn vị kinh doanh vàng bạc phải được pháp luật Việt Nam bảo hộ.

Muốn hoạt động kinh doanh vàng bạc trang sức phải được cấp giấy phép kinh doanh.

Cần phải có địa điểm kinh doanh cụ thể và công khai minh bạc địa chỉ của nơi hoạt động kinh doanh.

Các địa điểm kinh doanh cần có trang thiết bị hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu về phòng cháy chữa cháy và an ninh. Đặc biệt, các cửa hàng cần đáp ứng được nhu cầu cơ bản về vàng.

Các sản phẩm kinh doanh như vàng, bạc, trang sức, đá quý phải được niêm yết minh bạch và luôn cập nhật theo giá cả của thị trường.

Mọi cửa hàng, địa điểm kinh doanh cần có cần có đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật như hóa đơn mua bán, chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ sản xuất, thông tin sản phẩm,…

Kinh doanh vàng cần tuân thủ theo quy định của pháp luật
Kinh doanh vàng cần tuân thủ theo quy định của pháp luật

1.2. Các thủ tục cần có để kinh doanh vàng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, muốn kinh doanh được vàng, các bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

Tiến hành nộp hồ sơ bản mềm giấy phép đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia.

Sau khi đã có kết quả, các bạn sẽ nộp hồ sơ bản cứng lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc bộ Kế hoạch và Đầu tư.

1.3. Muốn kinh doanh vàng cần có số vốn bao nhiêu?

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng sẽ cần có một mức vốn cơ bản để bắt đầu triển khai công việc bán hàng. Những người chủ muốn kinh doanh vàng sẽ cần có số vốn đáp ứng được các yếu tố sau:

1.3.1. Chi phí thuê mặt bằng cửa hàng

Chi phí thuê mặt bằng sẽ bị phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của từng cửa hàng khác nhau. Thông thường, một nơi có thể kinh doanh được vàng sẽ cần có đặc điểm sau:

Vị trí cửa hàng nằm trong khu dân cư đông đúc như chợ, trung tâm thành phố, gần siêu thị,…

Nơi đặt cửa hàng nên ở chỗ tiếp giáp với đường lớn, có đông người qua lại. Tiệm vàng cần có nhiều mặt tiền để tiếp cận lượng khách hàng một cách tối đa.

Khu vực có tiệm vàng cần có an ninh tốt, dân cư trật tự và ổn định.

Để có thể đáp ứng được yêu cầu, thông thường tiền thuê mặt bằng ở các thành phố lớn có diện tích khoảng 40 – 50m2 sẽ có mức giá dao động khoảng 70 – 100 triệu/tháng. Đối với thành phố thuộc loại 2, 3 quận, huyện và thị trần thì tiền mặt bằng sẽ còn khoảng 40 – 50 triệu/tháng.

1.3.2. Chi phí thiết kế cửa hàng

Vàng là một sản phẩm quý hiếm, có giá trị cao cho nên các vật dụng dùng để trưng bày sản phẩm này cần phải có chất lượng tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn an ninh. Theo đó, các khóa cửa và mặt kính phải làm bằng nguyên liệu có khả năng chịu lực tốt, chống được đạn, có chốt khóa an toàn để phòng ngừa bất kỳ rủi ro an ninh nào có thể xảy ra.

Để có thể quan sát được toàn bộ cửa hàng, mỗi tiệm sẽ cần trang bị ít nhất 4 – 5 camera, đặt ở mọi góc khuất trong cửa hàng. Đồng thời, các tiệm vàng cần có cho mình các trang bị phòng cháy chữa cháy, phần mềm quản lý cửa hàng để kiểm soát, kiểm tra cửa hàng một cách tốt nhất.

Thông thường, chi phí cho tất cả hạng mục trên sẽ rơi vào khoảng từ 100 – 150 triệu/đồng. Mức phí này sẽ còn có sự thay đổi tùy thuộc vào diện tích của từng cửa hàng.

Thiết kể của một tiệm vàng
Thiết kể của một tiệm vàng

1.3.3. Chi phí nhập hàng hóa

Không giống như các sản phẩm hàng hóa khác, chi phí để nhập vàng sẽ có sự biến động khác nhau phụ thuộc vào giá vàng tại thời điểm đó. Đây là một mặt hàng đặc biệt nên chi phí để nhập hàng thường rất cao. Bởi vì các sản phẩm trong tiệm vàng thường rất đa dạng bao gồm vòng tay, nhẫn, vòng cổ, khuyên tai, kiềng tay, lắc tay,… với đủ mọi kích cỡ và hình dáng khác nhau.

Chúng ta có thể ví dụ như nếu vàng có giá trị khoảng 7 triệu đồng/lượng thì chúng ta sẽ chuẩn bị ít nhất là 1 tỷ đồng. Bởi vì một vòng tay sẽ cần có nhiều kích cỡ để phục vụ cho từng khách hàng riêng biệt.

Xem thêm: Vàng non là gì? Nên hay không nên mua vàng non trên thị trường?

Chí phí nhập vàng cực kỳ cao
Chí phí nhập vàng cực kỳ cao

2. Những yếu tố cần chú ý khi kinh doanh vàng

Để có thể giúp cho hoạt động kinh doanh vàng diễn ra thuận lợi, các bạn sẽ cần phải chú ý các yếu tố sau:

2.1. Nghiên cứu thị trường

Để có thể kinh doanh vàng thành công, các bạn cần theo dõi sự biến động của thị trường, sự thay đổi của giá vàng và nhu cầu của khách hàng. Khác với sản phẩm khác, thị trường vàng sẽ chịu tác động trực tiếp từ giá vàng thế giới, nguyên tắc cung cầu hay chính sách lưu trữ của từng quốc gia. Ngoài ra, các bạn còn phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, sở thích về mẫu mã,… Từ đó, chúng ta sẽ lựa chọn được nguồn hàng kinh doanh cho phù hợp.

Nghiên cứu thị trường trước khi kinh doanh vàng
Nghiên cứu thị trường trước khi kinh doanh vàng

2.2. Địa điểm kinh doanh thuận lợi

Việc lựa chọn địa điểm sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Do vậy, các bạn nên lựa chọn các vị trí có dân cư đông đúc, gần mặt đường lớn, những nơi mà người dân có thu nhập cao và ổn định. Đặc biệt, cần chú ý tới hệ thống giao thông thuận lợi và trật tự an ninh để người dân có thể yên tâm mua hàng.

Lựa chọn vị trí tập trung đông dân cư
Lựa chọn vị trí tập trung đông dân cư

2.3. Lựa chọn nơi nhập hàng uy tín

Việc lựa chọn nhà sản xuất là cực kỳ quan trọng bởi chất lượng sản phẩm sẽ không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu làm vàng mà còn cả độ thiết kế, sự tinh xảo trong sản phẩm. Vì vậy, bạn nên lựa chọn nơi nhập hàng của các thương hiệu lớn, có độ uy tín cao, được thị trường và khách hàng tin tưởng. Đặc biệt, cần chú ý tới giấy phép kiểm định của các sản phẩm vàng bạc, đá quý, trang sức.

Ngoài ra, các bạn cũng nên có sự cân nhắc giữa nguồn hàng cao cấp hoặc bình dân. Bởi giá nhập sẽ quyết định đến 50% lựa chọn mua vàng của khách hàng.

2.4. Xác định giá cả phù hợp

Đối với vàng, giá cả là yếu tố quan trọng nhất, có tác động trực tiếp đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Bởi vì vàng là một sản phẩm có giá trị cao nên bạn không được bán chênh lệch quá nhiều.

Việc xây dựng giá cả sẽ dựa vào từng nhóm đối tượng khách hàng, thuộc các phân khúc khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn nhằm gia tăng lợi nhuận.

Xác định mức giá phù hợp
Xác định mức giá phù hợp

2.5. Thực hiện hoạt động Marketing

Trong thời đại công nghệ số ngày nay, xu hướng mua hàng trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Do vậy, bên cạnh việc tiếp cận khách hàng bằng marketing truyền thống, bạn cũng có thể dùng kinh doanh online, truyền thông trên các trang mạng xã hội để tạo sức hút với khách hàng.

Bài viết kinh doanh vàng như thế nào đã cho chúng ta biết được những điều kiện cần có cũng như các chú ý khi thực hiện kinh doanh vàng. vieclam123.vn tin rằng các thông tin của bài viết trên sẽ giúp các bạn kinh doanh vàng thành công và đạt nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai.

Vàng 18K là như thế nào? Đặc trưng của trang sức làm từ vàng 18K

Vàng 18K là một loại có tỷ lệ hàm lượng vàng nguyên chất cực cao và ít khi bị mất giá trên thị trường. Cùng tìm hiểu thế nào là vàng 18K trong bài viết sau  bạn nhé!

Vàng 18K là như thế nào

Tôi là Lê Hồng Hạnh - Trợ lý Giám đốc tại Công Ty TNHH nguồn nhân lực Thanh Xuân. Với bề dày kinh nghiệm trên 10 năm làm việc trong lĩnh vực việc làm và tuyển dụng, tôi mong muốn mang đến những kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xây dựng hiệu quả quy trình tuyển dụng, hỗ trợ nâng cao công tác đào tạo ứng viên chuyên nghiệp, giúp các ứng viên có định hướng tốt đối với nghề nghiệp của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
chuyên viên iso
Chuyên viên ISO là gì và mô tả công việc chi tiết của chuyên viên ISO
Chuyên viên ISO là gì? Cụm từ ISO được bắt nguồn từ đâu? Chuyên viên ISO có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Công việc này sẽ có tương lai và mức đãi ngộ ra làm sao? Tìm hiểu về chuyên viên ISO ở ngay bên dưới nhé!

Lê Hồng Hạnh

chán việc
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang chán việc và cách khắc phục
Chán việc là một cảm giác có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ người nào. Nhất là khi, trong cuộc sống hối hả ngày nay, mọi người luôn muốn làm việc hàng ngày mà quên đi dành thời gian bản thân. Click ngay để xem có bản thân mình trong đó không nhé.

Lê Hồng Hạnh

cho vay khách hàng cá nhân là gì
Cho vay khách hàng cá nhân là gì? Phân loại hình thức & đặc điểm
Hỏi đáp cho vay khách hàng cá nhân là gì? Đây là những hình thức cho vay vô cùng ý nghĩa và có nhiều đặc điểm đáng chú ý. Chi tiết về việc cho vay khách hàng cá nhân sẽ được trình bày đầy đủ ngay bây giờ.

Lê Hồng Hạnh

ngành ngôn ngữ trung thi khối nào
Bạn đã thực sự biết ngành ngôn ngữ Trung thi khối nào chưa?
Ngành ngôn ngữ Trung thi khối nào để trúng tuyển là một câu hỏi được rất nhiều bạn và phụ huynh quan tâm. Nhất là khi có nhiều bạn chưa giỏi tiếng Trung nhưng có niềm say mê và yêu thích ở đất nước tỷ dân này.

Lê Hồng Hạnh