close
cách
cách cách cách cách cách

Khái niệm tài chính là gì? Lý do xuất hiện và hệ thống tài chính

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tài chính là một phạm trù quan trọng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề nhưng mấy ai định nghĩa được chính xác về danh từ này cũng như bản chất thực sự của nó. Để giúp bạn hiểu được khái niệm tài chính là gì cũng như tìm hiểu về nguồn gốc xuất hiện và hệ thống tài chính, vieclam123.vn xin được phép trình bày với bài viết dưới đây. Bạn có thể lướt xuống phía dưới để tham khảo nhé.

1. Tìm hiểu chung về khái niệm tài chính

1.1. Khái niệm tài chính là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì khái niệm tài chính là tất cả những giá trị và hoạt động liên quan đến tiền tệ. Nhưng để nói theo đúng ngữ nghĩa thì tài chính là một phạm trù thuộc về kinh tế, phản ánh các mối quan hệ phân phối của cải xã hội. Hình thức thể hiện là các giá trị phát sinh trong suốt quá trình hình thành, tạo lập các mối quan hệ, phân phối các quỹ tiền tệ để đạt được mục tiêu nào đó.

Tài chính là tổng hợp toàn bộ các mối quan hệ được phát sinh trong quá trình phân phối nguồn vốn, nguồn tài trợ, nguồn doanh thu, nguồn thu nhập khác sau khi tạo lập và sử dụng để đáp ứng các nhu cầu của chủ thể. Tài chính xuất hiện trong mọi lĩnh vực và đời sống con người.

Khái niệm tài chính là gì?
Khái niệm tài chính là gì?

1.2. Bản chất thực sự của tài chính

Nếu đánh giá về bên ngoài, người ta thường nghĩ đơn giản tài chính là tiền tệ. Nhưng sự thật thì không hoàn toàn như bạn nghĩ đâu. Tiền tệ thực chất chỉ có vai trò làm vật ngang giá chung, dùng để trao đổi hàng hoá và là phương tiện thanh toán, đo lường giá trị hàng hoá. Còn tài chính sẽ là sự vận động tương đối của tiền tệ và thực hiện các chức năng của mình để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền cho mục đích tích luỹ, đầu tư, tiêu dùng của chủ thể trong nền kinh tế.

1.3. Nhiệm vụ của tài chính

1.3.1. Giám sát

Tài chính có trách nhiệm kiểm tra sự vận động của các nguồn tài chính trong suốt thời gian tạo lập và sử dụng quỹ. Người ta có thể kiểm tra hoặc điều chỉnh những hoạt động phân phối giá trị sản phẩm trong xã hội. Không những vậy mà họ còn kiểm tra được các chế độ tài chính do Nhà nước quy định.

1.3.2. Phân phối

Tài chính có nhiệm vụ phân phối đã quá rõ ràng. Nhiệm vụ này vừa quan trọng, vừa xuyên suốt quá trình tạo lập và sử dụng quỹ. Tài chính sẽ tổ chức quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức thể hiện là các giá trị.

1.3.3. Huy động

Tài chính còn có nhiệm vụ huy động để tạo lập và phát triển nguồn tài chính. Khả năng huy động chính là khả năng tổ chức, khai thác để đáp ứng được nhu cầu phát triển về mặt kinh tế. Tuy nhiên, việc huy động cần phải tuân theo quan hệ cung cầu, cơ chế thị trường để có tính khả thi hơn.

Tài chính có nhiệm vụ huy động vốn
Tài chính có nhiệm vụ huy động vốn

2. Nguyên do xuất hiện khái niệm tài chính

2.1. Do sự xuất hiện sản xuất hàng hoá và tiền tệ

Từ khi xã hội bắt đầu có sự phân công lao động, sự chiếm hữu về tư liệu sản xuất hoặc các sản phẩm lao động thì sản xuất hàng hoá xuất hiện kèm theo việc hình thành tiền tệ để trao đổi. Tiền tệ vừa dùng để trao đổi hàng hoá, vừa để tích luỹ và tạo dựng các quỹ nhằm mục đích tiêu dùng hoặc đầu tư để phát triển nền kinh tế, xã hội. Các quan hệ kinh tế về tiền bạc làm nảy sinh ra khái niệm tài chính.

2.2. Do sự xuất hiện của chế độ Nhà nước

Song hành với sự phát triển của xã hội, thì khi Nhà nước ra đời đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động tài chính. Nhà nước phân phối tổng sản phẩm xã hội rồi hình thành lĩnh vực tài chính nhà nước, giúp nền kinh tế hàng hoá phát triển, giá trị tăng lên và mở rộng được phạm vi hoạt động của tài chính ra tầm quốc gia và thế giới. Từ đó, tài chính được xem như một phạm trù quan trọng liên quan đến nền kinh tế nói chung.

3. Những điều cần biết về hệ thống tài chính

3.1. Các mối quan hệ xoay quanh tài chính

3.1.1. Doanh nghiệp với vốn Nhà nước

Nhà nước sẽ cấp phát, hỗ trợ vốn hoặc góp một phần vốn để giúp doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh, sau đó chia phần trăm lợi nhuận. Nhưng không phải ai cũng nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước mà cần có điều kiện nhất định và làm theo phương thức của Nhà nước. Ngoài ra, mối quan hệ này còn được thể hiện dưới hình thức nộp thuế của các doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước theo quy định. Đó là biểu hiện của mối quan hệ phát sinh trong quá trình phân phối sản phẩm và thu nhập quốc dân.

Xem thêm: Bản mô tả công việc giám đốc tài chính chi chuẩn nhất

Mối quan hệ doanh nghiệp và vốn Nhà nước
Mối quan hệ doanh nghiệp và vốn Nhà nước

3.1.2. Doanh nghiệp với thị trường tài chính

Về mặt tiền tệ, mối quan hệ tài chính doanh nghiệp với thị trường tài chính thể hiện ở chỗ các tổ chức tài chính sẽ hỗ trợ hoặc tài trợ cho doanh nghiệp có nhu cầu nếu đủ điều kiện. Dễ nhận thấy nhất đó là doanh nghiệp sẽ vay vốn qua ngân hàng và cam kết hoàn trả vốn, nộp đủ lãi khi đến hạn. Để biết rõ hơn thì bạn cần nghe những lời tư vấn từ phía nhân viên tài chính.

Về mặt thị trường vốn, các tổ chức doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các nguồn tài trợ trung gian khác để đáp ứng nhu cầu về vốn trong dài hạn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Và ngược lại, các doanh nghiệp cần phải trả lãi cho các những người cùng tham gia vào đầu tư cổ phiếu, trái phiếu với mức tiền cố định hoặc theo khả năng kinh doanh của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể ký gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi hoặc mang đi đầu tư chứng khoán để kiếm thêm vốn.

3.1.3. Doanh nghiệp với các thị trường khác

Tài chính còn được thể hiện dưới mối quan hệ của doanh nghiệp với một số thị trường khác như thị trường lao động, hàng hoá, dịch vụ, v.v… Khi muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tính toán đến các khoản đầu tư tài sản cố định, trả lương nhân viên và một số chi phí dịch vụ khác. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tham khảo giá từ thị trường để hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch, chiến lược tiếp thị, kinh doanh sao cho hiệu quả và đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.

Mối quan hệ với các thị trường khác
Mối quan hệ với các thị trường khác

3.1.4. Tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Mối quan hệ xoay quanh tài chính còn được thể hiện trong nội bộ doanh nghiệp cụ thể như sau:

- Thanh toán tiền lương cho nhân viên, người lao động kèm theo tiền thưởng, tiền phạt nếu có;

- Thanh toán các khoản dịch vụ, tài chính giữa các bộ phận trong doanh nghiệp hoặc  ngoài doanh nghiệp;

- Phân phối lợi nhuận và phân chia lợi tức cho các cổ đông;

- Tạo lập các quỹ dự phòng, quỹ chi tiêu cho doanh nghiệp, v.v…

3.2. Phân loại hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính là một mạng lưới gồm các trung gian tài chính (tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty bảo hiểm, v.v…) và thị trường tài chính liên quan đến cổ phiếu trái phiếu. Tại đây sẽ diễn ra các giao dịch có liên quan đến tài trợ tín dụng.

Hệ thống tài chính gồm nhiều mảng và được phân loại như sau:

- Tài chính công

- Tài chính doanh nghiệp

- Tài chính quốc tế

- Thị trường tài chính

- Tài chính trong gia đình hoặc của cá nhân

- Các trung gian tài chính

- Tài chính liên quan đến tổ chức xã hội

Phân loại hệ thống tài chính
Phân loại hệ thống tài chính

Tóm lại, tài chính là một phạm trù tương đối rộng về việc phân phối giá trị và tạo dựng các quỹ tiền tệ. Nói đến đây thì có lẽ bạn đã hiểu được khái niệm tài chính là gì rồi đúng không nào? Mối quan hệ xoay quanh tài chính khá là phức tạp, vieclam123.vn khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ rồi hãy theo làm những ngành nghề thuộc lĩnh vực này nhé.

Fintech - Công nghệ tài chính với bước chuyển đổi mới

Lĩnh vực tài chính thực sự rất khô khan và phức tạp. Tuy nhiên, với thời đại chuyển đổi số thì tài chính cũng được áp dụng một số công nghệ tiên tiến và sinh ra một ngành nghề mới được gọi là Fintech. Vậy định nghĩa Fintech là như thế nào? Bạn hãy đón xem những kiến thức ngay sau đây nhé.

Fintech là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.