close
cách
cách cách cách cách cách

Hoạch định chiến lược bán hàng là gì và những lợi ích bạn cần biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Để có thể bán hàng hiệu quả, tăng doanh thu doanh nghiệp, việc hoạch định chiến lược bán hàng là cực kỳ cần thiết. Nó sẽ giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh, mở rộng quy mô thị phần. Để có thể hiểu hoạch định chiến lược bán hàng là gì, chúng ta hãy cùng nhau theo dõi ở bài viết dưới đây!

1. Khái niệm về hoạch định chiến lược bán hàng

Hoạch định chiến lược bán hàng là một bước quan trọng trong chiến lược bán hàng của một doanh nghiệp. Việc hoạch định sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề như bán cho ai, bán cái gì, bán như thế nào,… Hoạch định sẽ giúp chúng ta dễ dàng giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình bán hàng, đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tăng doanh thu, mở rộng thị phần của doanh nghiệp. 

Hoạch định chiến lược bán hàng giúp chúng ta dễ dàng xác định phương hướng, tăng tốc độ trong việc tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp mau chóng quảng báo, giới thiệu sản phẩm, đồng thời đạt được các mục tiêu trong kinh doanh như chiếm lĩnh thị phần, mở rộng khu vực,… Trong một thị trường đầy biến động như hiện nay, việc hoạch định chiến lược bán hàng là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp chúng ta mang lại hiệu quả bán hàng, tăng các chỉ số cạnh tranh của một doanh nghiệp.

Xem thêm: Hoạch định là gì? Bật mí cho bạn những thông tin thú vị về hoạch định

Hoạch định chiến lược bán hàng giúp chúng ta xác định mục tiêu
Hoạch định chiến lược bán hàng giúp chúng ta xác định mục tiêu

2. Hoạch định chiến lược bán hàng sẽ mang lại lợi ích gì?

2.1. Lấy tình yêu từ khách hàng

Việc hoạch định bán hàng được xây dựng nên từ việc nghiên cứu khách hàng. Để có thể lấy được lòng tin và sự trung thành đến từ khách hàng, doanh nghiệp sẽ thực hiện xây dựng và phát triển các chiến lược để tiếp cận khách hàng. Điều này được thực hiện thông qua các bài khảo sát, bài tham dò, tìm hiểu xu hướng,… Để từ đây, doanh nghiệp sẽ thấu hiểu hành vi và mong muốn của khách hàng trong từng giai đoạn khác nhau.

Khi có bất kỳ sự thay đổi, sự biến đổi của thị trường, doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu và điều chỉnh từng chiến lược sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Để có thể tạo nên sự hiểu quả, các nhân viên kinh doanh sẽ cần xây dựng các kịch bản, các phương án dự phòng cho từng tình huống khác nhau, điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng.

Khi các sản phẩm của doanh nghiệp đã trở nên quá quen thuộc, việc lấy lòng tin và tình yêu từ khách hàng cũng trở nên dễ dàng hơn. Từ đây, khách hàng sẽ muốn mua hàng và liên tục ủng hộ sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ lấy được sự trung thành từ khách hàng. Có thể nói, khách hàng càng tin tưởng, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp sẽ càng tăng.

2.2. Chuẩn bị cho rủi ro

Công việc hoạch định chiến lược được xây dựng chủ yếu từ những cái có sẵn. Nghĩa là để tạo nên hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cần có các số liệu từ khách hàng, thị trường và đối thủ. Để từ đây, doanh nghiệp sẽ có cơ sở dữ liệu để phân tích, dự đoán các tình huống có thể xảy ra trong tương lai.

Việc dự đoán này là cực kỳ quan trọng, doanh nghiệp sẽ xây dựng được các phương án, chuẩn bị các rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đón đầu cơ hội, đón đầu xu hướng. Để từ đây, doanh nghiệp sẽ tránh được nguy cơ có thể xảy ra, tạo đà bền vững, tăng tốc cho quá trình phát triển.

Chuẩn bị cho rủi ro
Chuẩn bị cho rủi ro

2.3. Tạo các lợi thế cạnh tranh

Hoạch định chiến lược bán hàng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp biết được những việc mình cần phải làm trong từng giai đoạn. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp có sự chủ động, có được sự ưu thế trong việc cạnh tranh giữa các đối thủ.

Với nguồn nhân lực tài năng, nguồn tài chính vững mạnh, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận, thuyết phục khách hàng, tạo một mối quan hệ bền vững. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp đánh bại các đối thủ, tạo đà tiến bước.

3. Hoạch định chiến lược bán hàng cần có các bước nào?

3.1. Xem xét nguồn lực doanh nghiệp

Để có thể xây dựng được bất kỳ hoạch định nào, điều đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm chính là đánh giá được các nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp bao gồm nhân lực, tài chính, công nghệ, cơ sơ vật chất,…

Sự phát triển của nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định tạo nên sự hiệu quả trong việc bán hàng. Việc có nguồn nhân lực chất lượng, quy mô rộng lớn sẽ giúp doanh nghiệp tăng tính thực thi của bản hoạch định. Để làm được điều này, điều quan trọng của doanh nghiệp chính là xác định được những thứ mình đang có ở hiện tại.

Nguồn nhân lực là yếu tố tạo nên thành công
Nguồn nhân lực là yếu tố tạo nên thành công

3.2. Tìm hiểu thị trường

Để có thể tìm hiểu thị trường một cách toàn diện, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố như khách hàng, môi trường và đối thủ. Về khách hàng, doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu và phân tích hành vi, tâm lý của người tiêu dùng, đồng thời luôn có sự tính toán về sự thay đổi của thói quen mua sắm, nhu cầu mua hàng của từng đối tượng.

Đối với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu quy mô và sự ảnh hưởng của từng đối thủ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần theo dõi tình hình, phân tích chiến lược của đối thủ để kịp thời có các phương án ứng phó. Không những vậy, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu các đối thủ tiềm năng để có thể chuẩn bị trước cho giai đoạn tiếp theo.

Cuối cùng là tìm hiểu môi trường. Sự biến động của thị trường là thường xuyên xảy ra, sẽ luôn có các công nghệ mới, nghị định, bộ luật mới ra đời, sự thay đổi là liên tục. Do đó, doanh nghiệp phải luôn cập nhật tình hình để xây dựng chiến lược, tạo dựng kênh phân phối, tăng tốc độ tăng trưởng. Với các công việc này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng nhân viên phát triển thị trường để tăng độ tối ưu, để từ đây sẽ mau chóng thích nghi, thích ứng với từng môi trường.

Phân tích thị trường là việc làm cần thiết
Phân tích thị trường là việc làm cần thiết

3.3. Xác định mục tiêu

Để có thể tiến một bước dài, doanh nghiệp sẽ cần chia nhỏ các mục tiêu, phân tích từng giai đoạn bản thân cần thực hiện. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có sự chủ động, không có sự lung túng trong từng khâu. Có như vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát, theo đuổi các mục tiêu.

Xác định mục tiêu bán hàng
Xác định mục tiêu bán hàng

3.4. Xây dựng chiến lược bán hàng

Sau khi đã xác định được thị trường và mục tiêu, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm chính là xây dựng chiến lược bán hàng cụ thể. Để có thể làm được điều này, doanh nghiệp xác định và hiểu rõ các yếu tố sau:

3.4.1.  Xác định nguồn tài chính

Trước khi làm bất cứ vấn đề gì, việc xác định nguồn tài chính là cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp sẽ biết chính xác nguồn lực mình có bao nhiêu để dễ dàng thực hiện dự án, thực hiện từng chiến lược một cách cụ thể và bài bản. Bên cạnh đó, việc xác định nguồn tài chính còn giúp doanh nghiệp có thể phân tích khả năng đầu tư, kêu gọi vốn kinh doanh, điểm hòa vốn để từ đó có thể tăng tính hiệu quả trong từng giai đoạn thực hiện.

3.4.2. Xác định nguồn hàng

Để có thể thực hiện được bán hàng, điều đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm chính là xác định được nguồn hàng mình đang có, tính ổn định của từng nguồn hàng. Do đó, doanh nghiệp cần xác định được đối tác uy tín thông qua các mối quan hệ, thông tin đại chúng, tìm hiểu khách hàng,…

Hiện nay, có rất nhiều mánh khóe lừa đảo vô cùng tinh vi. Do đó, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị các hình thức thanh toán, kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng hàng hóa bằng cách như sẵn sàng giữ lại mẫu để đối chiếu từng đợt hàng, kiểm tra trực tiếp tại nơi sản xuất,… Việc này là cực kỳ cần thiết, bởi nó sẽ quyết định toàn bộ quá trình của bán hàng.

3.4.3. Xác định giá và kênh bán hàng

Đối với giá bán, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu thị trường, tìm hiểu giá của các đối thủ. Đây chính là cơ sở dữ liệu để doanh nghiệp lựa chọn giá bán hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngoài ra, việc xây dựng kênh bán hàng cũng cực kỳ quan trọng. Để có thể xây dựng được kênh bán hàng, doanh nghiệp cần hiểu rõ sản phẩm, xác định được sản phẩm để xây dựng kênh bán hàng hợp lý. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, doanh nghiệp không chỉ bán hàng thông qua kênh bán hàng trực tiếp, mà còn có thể bán hàng online, bán hàng thông qua các kênh thương mại điện tử. Với sự đa dạng này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tăng quy mô, tăng doanh thu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xác định kênh bán hàng
Doanh nghiệp cần xác định kênh bán hàng

Như vậy, qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy, để việc bán hàng trở nên hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ hoạch định chiến lược bán hàng là gì và các bước để xây dựng hoạch định đó. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục cung cấp các thông tin về bán hàng ở các bài đăng tiếp theo.

Kế hoạch bán hàng là gì? Cách viết kế hoạch bán hàng chi tiết

Muốn việc kinh doanh đạt hiểu quả, doanh nghiệp cần kế hoạch bán hàng cho từng thời kỳ, từng thời điểm khác nhau. Để có thể hiểu về kế hoạch bán hàng, các bạn hãy theo dõi ở bài viết sau!

Kế hoạch bán hàng là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.