Tiện ích
Cẩm nang
Trong bất kỳ một quốc gia, công việc giám sát hải quan là vô cùng quan trọng. Đây chính là một công việc được ví như “cửa ngõ” để bất kỳ phương tiện, hàng hóa nào được thông quan. Để có thể hiểu hơn giám sát hải quan là gì, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Giám sát hải quan là một những biện pháp nghiệp vụ mà cơ quan hải quan áp dụng để kiểm tra, giám sát từng mặt hàng, hàng hóa khi đi qua cửa khẩu, nhập hàng từ cảng biển. Trong suốt quá trình thực hiện, người giám sát hải quan sẽ cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến các tiêu chuẩn của hàng hóa.
Các hàng hóa mà hải quan giám sát cần được xếp dỡ và vận chuyển đến các kho theo sự phân chia của bộ phận quản lý hải quan. Giám sát hải quan sẽ phải luôn đảm bảo chất lượng của từng hàng hóa, sản phẩm trong suốt thời gian lưu trữ của hàng hóa. Các hàng hóa này sẽ được giám sát một cách kỹ càng, không để các yếu tố rủi ro như mất cắp, hàng hóa hỏng do thời tiết,…
Tất cả những đối tượng chịu sự giám sát của hải quan sẽ cần tuân thủ theo quy định của pháp luật. Họ sẽ cần tuân thủ theo đúng trật tự, quy trình mà được hải quan sắp xếp. Tất cả sẽ được làm theo sự chỉ dẫn, quy định mà đã được giám sát hải quan ban hành.
Tất cả những đối tượng đi qua cửa khẩu, cảng biển trước khi được xuất khẩu hay nhập khẩu đều thuộc chịu sự quản lý, kiểm soát của giám sát hải quan. Những hàng hóa hay các phương tiện vận tải ở nước ngoài khi đi qua khu vực của hải quan sẽ cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Giám sát hải quan sẽ luôn đảm bảo không có bất kỳ những mặt hàng, sản phẩm trái quy định đi qua được khu vực này.
Không chỉ kiểm tra các mặt hàng, hàng hóa, phương tiện vận tải của nước ngoài, giảm sát hải quan còn quản lý các phương tiện, hàng hóa nội địa khi đi qua khu vực này. Họ phải luôn đảm bảo những mặt hàng trái quy định của pháp luật không thể vận chuyển qua được khu vực này. Tất cả vì mục tiêu đảm bảo uy tín, danh dự của một đất nước.
Để đảm bảo không để bất kỳ phương tiện, hàng hóa trái quy định có thể thông quan, giám sát hải quan sẽ phải luôn quản lý chặt chẽ, kiểm tra kỹ lưỡng từng đối tượng. Giám sát sẽ phải luôn thực hiện từng bước một cách khoa học để đảm bảo không có bất kỳ sai sót nào có thể xảy ra.
Đầu tiên, giám sát hải quan sẽ yêu cầu các phương tiện dừng lại, để niêm phong từng mặt hàng, thống kê số lượng, quản lý từng lô hàng trước khi được kiểm tra. Sau khi có được số lượng chi tiết của từng lô hàng, các công chức hải quan sẽ trực tiếp kiểm tra từng mặt hàng, mỗi sẽ vận tải sẽ được kiểm tra theo cách thức ngẫu nhiên. Đồng thời, các mặt hàng sẽ được nhập kho để kiểm tra có trình tự.
Để có thể kiểm tra mặt hàng một cách nhanh chóng, những người hải quan sẽ dùng các phương tiện kỹ thuật để kiểm tra từng mặt hàng, rà soát, đảm bảo không có yếu tố khả nghi. Đồng thời, người hải quan còn kiểm tra thủ công từng mặt hàng để tránh những gian lận trong kỹ thuật. Sau khi đã hoàn thành kiểm tra, các công chức hải quan sẽ thống kê, nhập máy tính và cấp phép cho người vận chuyển được phép thông quan.
Trong mỗi trường hợp khác nhau, cơ quan hải quan sẽ có các phương thức giám sát phù hợp. Các phương thức này sẽ được lựa chọn dựa theo kết quả phân tích, đánh giá rủi ro của người giám sát hải quan.
Xem thêm: Nhân viên khai báo hải quan làm gì và các kỹ năng cần có?
Công việc giám sát này sẽ không có quy định thời gian cụ thể. Tùy thuộc vào từng tình huống, từng trường hợp khác nhau sẽ có những khoảng thời gian khác nhau. Thời gian thực hiện sẽ phụ thuộc chủ yếu như hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa quá cảnh.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa này chịu sự giám sát của hải quan sẽ được bắt đầu từ lúc khu vực chịu sự quản lý của giám sát hải quan. Công việc sẽ được kết thúc sau khi hàng hóa được thông quan, ra khỏi khu vực hoạt động của hải quan.
Với các hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế, mặt hàng này cũng sẽ chịu sự quản lý, giám sát của hải quan, được bắt đầu từ lúc thông quan cho đến khi được cấp phép sẽ khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Còn đối với những hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra thực tế, thời gian sẽ được tính khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa cho đến khi ra khỏi khu vực hoạt động của hải quan.
Riêng với các hàng hóa quá cảnh, sự quản lý, kiểm tra sẽ có phần chặt chẽ hơn, có thể nói, đây là đối tượng chịu sự giám sát lâu nhất. Các hàng hóa quá cảnh này sẽ chịu giám sát của hải quan bắt đầu từ lúc nhập cửa khẩu đầu tiên và sẽ kết thúc sau khi ra khỏi cửa khẩu cuối cùng.
Mỗi khu vực, chức vụ, người hải quan sẽ có trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung, chúng ta sẽ phân loại trách nhiệm của giám sát hải quan theo cách thức hoạt động và người khai hải quan, điều khiển phương tiện.
Người hải quan sẽ cần thực hiện các phương thức hoạt động giám sát phù hợp trong từng tình huống cụ thể để đảm bảo toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi nhất. Tất cả các hoạt động xuất – nhập khẩu, xuất – nhập cảnh đều được hải quan quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
Để có thể tiến hành nhanh chóng, hiệu quả, giám sát hải quan sẽ có trách nhiệm trong việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, nhằm đảm bảo chặt chẽ, không có bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người hải quan cũng cần đảm bảo trách nhiệm của bản thân trong việc hướng dẫn, kiểm tra sự tuân thủ về các quy định giám sát của người khai báo hải quan, chỉ huy các phương tiện vận tải hàng hóa.
Người khai hải quan, người điều khiển các phương tiện cần có trách nhiệm trong việc chấp hành, tạo điều kiện thuận lợi để người hải quan có thể kiểm tra, giám sát. Đồng thời, những người này cũng cần đảm bảo sự nguyên trạng, không được bóc hay phá hoại niêm phong của hải quan.
Họ cần chấp hành theo đúng sự hướng dẫn, đi theo đúng lộ trình, đúng cung đường, đúng thời gian đã được cơ quan hải quan chấp nhận. Người khai hải quan cần có trách nhiệm đối với tất cả các hàng hóa đã niêm phong khi xảy tình trạng thất lạc, hư hỏng. Khi xảy ra trường hợp này, người khai hải quan sẽ chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.
Người khai hải quan cần trung thực, sử dụng hàng hóa theo đúng mục đích khai báo. Không những thế, người điều khiển cần sử dụng các phương tiện theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện mà cơ quan hải quan đã quy định.
Trong những trường hợp đặc biệt, người khai hải quan không đảm bảo được đúng nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hay theo đúng lộ trình, thời gian thì người khai báo cần thông báo ngay với cơ quan hải quan để có cách xử lý phù hợp nhất. Nếu không thể thông báo cho cơ quan hải quan, người điều khiển hoàn toàn có thể thông báo cho bộ phận biên phòng, công an để xác nhận.
Như vậy, giám sát hải quan là một công việc kiểm tra, giám sát hàng hóa, luôn đảm bảo các hàng hóa, phương tiện tuân theo đúng quy định của pháp luật. Giờ đây, chúng ta đã hiểu hơn giám sát hải quan là gì và trách nhiệm trong hoạt động giám sát hải quan. Hy vọng với các thông tin vừa được chia sẻ, các bạn đã có nhiều thông tin bổ ích hơn trong cuộc sống.
Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, khai báo hải quan là một công việc thường xuyên phải thực hiện. Để có thể hiểu sâu hơn về cách thức cũng như ý nghĩa của công tác khai báo, các bạn hãy theo dõi ở bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Chia sẻ