close
cách
cách cách cách cách cách

Khai báo hải quan là gì? Các quy trình thực hiện khai báo hải quan

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khai báo hải quan là gì? Với những bạn làm việc hay hoạt động trong lĩnh vực logistics thì có lẽ không còn xa lạ với việc khai báo hải quan. Tuy nhiên, với nhiều người thì đây vẫn là một thuật ngữ khá mới mẻ. Vậy, chính xác nhất thì khai báo hải quan là gì? Mục đích và quy trình thực hiện khai báo hải quan như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về khai báo hải quan qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những thông tin cơ bản về khai báo hải quan là gì?

1.1. Bạn hiểu về khai báo hải quan là gì?

Khai báo hải quan là một hoạt động phổ biến cũng như không thể thiếu trong ngành logistics. Đây là thủ tục bắt buộc tại các cảng biển, cảng hàng không hay cửa khẩu để cho phép hàng hóa cũng như các phương tiện vận tải được phép thực hiện hoạt động xuất - nhập khẩu ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam.

Khai báo hải quan là gì
Khai báo hải quan là gì

Việc khai báo hải quan trong xuất nhập khẩu là bắt buộc, tuy nhiên, đối tượng áp dụng sẽ chỉ là hàng hóa, sản phẩm và phương tiện vận tải. Khai báo hải quan sẽ không áp dụng đối với người. Vì thế, các bạn cần xác định đúng đối tượng khai báo hải quan để quá trình thực hiện các thủ tục khai báo được tiến hành thuận lợi nhất.

1.2. Khai báo hải quan điện tử là gì?

Trước đây, hầu hết việc khai báo hải quan sẽ được thực hiện theo cách thức truyền thống. Đó là quá trình thực hiện khai báo trực tiếp giữa nhân viên thủ tục của doanh nghiệp và cơ quan hải quan tương ứng. Điều này dẫn đến khá nhiều bất lợi khi mất quá nhiều thời gian cũng như khối lượng công việc quá nhiều phải thực hiện với cơ quan hải quan.

Với sự phát triển của công nghệ, việc áp dụng khai báo hải quan điện tử dần trở nên phổ biến hơn. Khai báo hải quan điện tử là hoạt động khai báo hải quan thực hiện trên nền tảng internet với phần mềm khai báo tương ứng. Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận thông tin khai báo, cấp số và trả kết quả thông quan,... cũng thông qua phần mềm. Đây được xem là hình thức khai báo hải quan được áp dụng phổ biến hiện nay khi mang đến rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.

1.3. Khai báo hải quan nhằm mục đích gì?

Là một hoạt động bắt buộc, vậy, khai báo hải quan có mục đích gì? Việc hiểu rõ mục đích của khai báo hải quan sẽ giúp bạn có thể làm rõ hơn phần nào về khai báo hải quan là gì.

Mục đích khai báo hải quan
Mục đích khai báo hải quan

Thực tế thì khai báo hải quan sẽ phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau. tuy nhiên, xét trên thực tế thì 2 mục đích chính của khai báo hải quan là:

1.3.1. Phục vụ cho công tác tính và thu thuế

Thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu là mục đích quan trọng nhất của khai báo hải quan. Bởi thông qua việc khai báo, cơ quan hải quan sẽ biết được hàng hóa xuất nhập khẩu là gì, số lượng trọng lượng ra sao và có mức đánh thuế như thế nào,... Việc thu thuế là cơ sở để ngân sách Nhà nước được đảm bảo, từ đó Chính phủ có thể đưa ra các chương trình phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo được sự ổn định của chính trị - xã hội cho quốc gia. 

1.3.2. Kiểm soát được các mặt hàng ra vào lãnh thổ Việt Nam

Pháp luật Việt Nam quy định khá rõ ràng về nhưng hàng hóa, sản phẩm thuộc danh mục cấm xuất - nhập khẩu trong nước. Vì vậy, để chắc chắn các hàng hóa ra vào Việt Nam đều là những mặt hàng hợp pháp thì việc khai báo hải quan là thực sự cần thiết. Thông qua hoạt động khai báo của các doanh nghiệp, cơ quan hải quan sẽ nắm bắt được chính xác về những hàng hóa được xuất nhập khẩu ra quốc gia. Từ đó, đảm bảo được tình hình cũng như hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, đúng quy trình và tuân thủ đúng pháp luật của nhà nước.

2. Khai báo hải quan được thực hiện theo quy trình nào?

Hiểu được khai báo hải quan là gì thì tiếp theo, bạn sẽ cần biết được quy trình của khai báo hải quan như thế nào. Các bước thực hiện việc khai báo hải quan như sau:

Quy trình khai báo hải quan
Quy trình khai báo hải quan

2.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chứng từ khai báo

Bước đầu tiên, doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị các loại chứng từ tương ứng cho để thực hiện việc khai báo hải quan. Với các mặt hàng thông thường thì hồ sơ sẽ bao gồm:

- 1 bản sao hợp đồng thương mại

- 1 bản gốc hóa đơn thương mại

- 1 bản gốc phiếu đóng gói

- Vận đơn

- Giấy chứng nhận về xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm

- Giấy phép (nếu có)

- Giấy tờ yêu cầu khách (tùy thuộc vào từng mặt hàng cụ thể)

Đối với các mặt hàng đặc biệt cần có kiểm chứng về mặt chất lượng hay công bố hợp quy thì sau khi tiến hành việc thông quan, doanh nghiệp sẽ cần tiến hành bổ sung các tài liệu cần thiết như:

Chuẩn bị giấy tờ liên quan
Chuẩn bị giấy tờ liên quan

- Giấy phép về việc nhập khẩu

- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Catalogue giới thiệu chi tiết về hàng hóa, sản phẩm

- Giấy chứng nhận về mặt chất lượng

- Phiếu công bố sản phẩm (đối với các mặt hàng mỹ phẩm)

Các giấy tờ này sẽ cần được nộp trước khi những mặt hàng thuộc danh mục này được lưu thông, tiêu thụ trên thị trường. Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp nhất định mà cơ quan hải quan sẽ đưa ra các yêu cầu với những chứng từ tương ứng để phục vụ cho việc xác minh và thông quan.

2.2. Bước 2: Nộp tờ khai và thực hiện các thủ tục

Khi đã chuẩn bị đầy đủ về mặt chứng từ thì các doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện việc nộp tờ khai lên hệ thống khai báo hải quan điện tử. Cơ quan sẽ tiếp nhận thông tin kê khai của doanh nghiệp thông qua phần mềm khai báo và sẽ đưa ra kết quả phân luồng cụ thể. Đây sẽ là yếu tố quyết định việc hồ sơ của doanh nghiệp có cần tiến hành việc kiểm tra trực tiếp hay không.

2.2.1. Tờ khai luồng xanh

Đây được xem là tờ khai may mắn với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có 2 trường hợp xảy ra khi nhận được tờ khai này.

Nộp tờ khai và thực hiện các thủ tục
Nộp tờ khai và thực hiện các thủ tục

- Tờ khai luồng xanh không điều kiện: Theo như lý thuyết thì khi không có điều kiện, doanh nghiệp có thể đến cảng để lấy hàng ngay lập tức. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp vẫn cần in giấy tờ có chữ ký và con dấu của chủ hàng, sau đó mang đến lấy xác nhận từ cơ quan hải quan rồi mới ra cảng để thực hiện các thủ tục nhận hàng của mình.

- Tờ khai màu xanh có điều kiện: Với tờ khai màu xanh có điều kiện, bạn sẽ cần chuẩn bị thêm các giấy tờ bổ sung như: Giấy kiểm tra chất lượng, giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ,...

2.2.2. Tờ khai luồng vàng

Khi doanh nghiệp được trả kết quả với tờ khai luồng vàng thì về cơ bản, quy trình cũng sẽ tương tự như luồng xanh. Tuy nhiên, các giấy tờ cần chuẩn bị sẽ nhiều hơn. Bao gồm: Tờ khai hải quan, hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, giấy phép (nếu có), giấy chứng nhận xuất xứ và giấy tờ yêu cầu khách,...

2.2.3. Tờ khai luồng đỏ 

Nhận được kết quả là tờ khai luồng đỏ thì điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trực tiếp sau bước kiểm tra hồ sơ, giấy tờ. Đây được xem là mức độ kiểm tra nghiêm ngặt nhất cũng như mất thời gian, nhiều thủ tục và tốn kém chi phí nhất. 

Đầu tiên sẽ là kiểm tra hồ sơ, tiếp đến, hàng hóa sẽ được chuyển sang đội kiểm hóa. Doanh nghiệp sẽ thực hiện việc đăng ký kiểm hóa, xuống cảng tiến hành làm thủ tục đưa hàng vào trong khu kiểm hóa và liên hệ với cán bộ hải quan để kiểm tra hàng theo quy định.

Kiểm tra hàng hóa
Kiểm tra hàng hóa

Việc kiểm tra hàng thực tế sẽ có 2 hình thức chính là kiểm tra thủ công và kiểm tra bằng máy soi. Hình thức kiểm tra thủ công thường sẽ tốn kém chi phí cũng như công sức hơn rất nhiều so với kiểm tra bằng máy soi. 

Khi công tác kiểm tra hàng hóa thực hiện xong thì cán bộ hải quan sẽ hoàn tất các giấy tờ như biên bản kiểm hóa. Và nếu trường hợp hàng hóa không có bất cứ vấn đề gì thì chỉ cần làm nốt thủ tục bóc tờ khai là hoàn tất.

2.3. Bước 3: Nộp thuế

Sau bước nộp tờ khai cũng như thực hiện các thủ tục kiểm hàng thì doanh nghiệp sẽ tiến hành việc nộp thuế cũng như thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác. Mức thuế phải nộp sẽ tùy thuộc vào từng loại mặt hàng khác nhau và doanh nghiệp có các giấy tờ ưu đãi giảm thuế hay không.

2.4. Bước 4: Thông quan hàng hóa

Doanh nghiệp khi đã hoàn tất việc nộp thuế thì sẽ được cơ quan hải quan thả hàng và có thể đưa hàng về kho. Với các mặt hàng thông thường thì hàng hóa sẽ có thể được tiến hành lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, với các mặt hàng thuộc trường hợp cần kiểm tra chất lượng cũng như công bố hợp quy thì sẽ đưa hàng hóa tới cơ quan kiểm định. Và khi có được giấy chứng nhận tương ứng thì hàng hóa mới được lưu thông trên thị trường.

Thông quan hàng hóa
Thông quan hàng hóa

Trên đây là những thông tin cơ bản về khai báo hải quan mà vieclam123.vn gửi tới các bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn làm rõ về khai báo hải quan là gì cũng như quy trình tiến hành khai báo hải quan được áp dụng hiện nay.

Sale Engineer là gì? Cách trở thành kỹ sư bán hàng chuyên nghiệp nhất

Sale engineer là gì? Cơ hội nghề nghiệp của sale engineer như thế nào? Những ký năng cần có của một kỹ sư bán hàng tiềm năng? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!

Sale engineer là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.