Tiện ích
Cẩm nang
Một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay chính là giải ngân vốn đầu tư công. Theo bạn, giải ngân vốn đầu tư công là gì? Cơ chế thực hiện như thế nào và các biện pháp thúc đẩy ra sao? Nếu chưa có câu trả lời thì hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây của vieclam123.vn nhé, tất cả sẽ được giải thích cụ thể cho bạn.
MỤC LỤC
Giải ngân vốn đầu tư công là việc mà các cơ quan quản lý, kiểm soát sẽ thực hiện thanh toán số tiền mà các chủ đầu tư các công trình công cộng đề nghị tạm ứng hoặc quyết toán toàn bộ dự án đã được nghiệm thu. Việc giải ngân vốn đầu tư công được quy định cụ thể trong Luật đầu tư công 2019.
Để bạn đọc dễ hiểu hơn thì giải ngân vốn đầu tư công là việc chuyển tiền từ ngân sách nhà nước sang tài khoản của các đối tượng thụ hưởng theo đề nghị của các chủ đầu tư. Các dự án đầu tư công có thể kể đến như là: cầu đường, trường học, trạm điện, xây dựng khu đô thị, v.v…
Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp hỗ trợ tăng trưởng các hoạt động công đồng thời có tính tác động lan toả đối với nhiều lĩnh vực khác. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, mới hồi phục sau đại dịch như hiện nay thì giải ngân vốn đầu tư công sẽ là bàn đạp thúc đẩy tăng trưởng trở lại.
Khi thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, chúng ta sẽ có các chủ thể tham gia và có mối quan hệ mật thiết với nhau như sau:
- Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ hoàn thiện các hồ sơ thanh toán;
- Chủ đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan kiểm soát kiểm tra;
- Cơ quan kiểm soát hoặc cơ quan thanh toán thực hiện thanh toán cho đối tượng thụ hưởng vốn đầu tư công được giải ngân.
Kế hoạch đầu tư công sẽ được thực hiện hàng năm theo quy định với trình tự 5 bước như sau:
Bước 1: Giao nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư công cho cả nước bao gồm chỉ tiêu tổng hợp cơ bản, phân bổ cho các cán bộ ban ngành, địa phương. Việc này do Quốc Hội ban hành Nghị quyết.
Bước 2: Tiếp theo, thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định giao kế hoạch theo năm với tổng mức vốn và danh mục chi tiết công trình.
Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao nhiệm vụ cho các ban ngành, địa phương một cách cụ thể nhất.
Bước 4: Sau đó, các cán bộ đầu ngành, cán bộ địa phương trực tiếp giao nhiệm vụ chi tiết cho đơn vị chủ thầu, chủ đầu tư.
Bước 5: Các đơn vị sẽ dựa trên kế hoạch năm, hạn mức vốn để đấu thầu, ký hợp đồng, thi công, giám sát, nghiệm thu. Cuối cùng sẽ hoàn tất hồ sơ để đưa đến cơ quan quản lý kho bạc thanh toán.
Như vậy, bạn có thể thấy rằng giải ngân vốn đầu tư công sẽ là bước cuối cùng trong kế hoạch đầu tư.
Theo quy định hiện nay thì các dự án được phép thực hiện sẽ được giải ngân trong vòng 02 năm. Thực tế thì tình hình giải ngân diễn ra rất chậm do các nhà thầu thường đợi đủ hồ sơ để thanh toán một lần do các thủ tục rườm rà và ỷ lại vào thời gian 02 năm.
Do đó, luật đã được thay đổi từ năm 2019, chỉ cho phép giải ngân trong thời gian 01 năm, tức là thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công hàng năm đến ngày 31/01 năm sau. Một số trường hợp ngoại lệ sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định ngân sách hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để cân đối ngân sách địa phương và cho phép kéo dài thời gian thực hiện, nhưng không quá 31/12 năm sau. Ngoài ra, thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn ở giai đoạn trước sẽ tính đến hết ngày 31/01 năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư giai đoạn sau.
Theo quy định hiện hành, dự án chỉ được thẩm định trong phạm vi số vốn của kế hoạch đầu tư trung hạn 05 năm. Thế nhưng việc đầu tư công diễn ra liên tục mà nhiều dự án kéo dài qua 02 giai đoạn của kế hoạch. Để đảm bảo căn cứ để phê duyệt chủ trương thì luật có bổ sung: tổng giá trị mức đầu tư giai đoạn sau không được phép vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch giai đoạn trước của cơ quan trung ương, địa phương.
Bên cạnh đó, pháp luật nước ta còn quy định cụ thể đối với các dự án có sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại hoặc chưa được dự toán, dự toán vượt mức được giao. Trường hợp này được báo cáo tại Quốc hội trong kỳ họp gần nhất và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi đưa vào thực hiện.
Xem thêm: ODA là gì? Những ưu nhược điểm của việc vay vốn ODA là gì?
Thực tế hiện nay giải ngân vốn đầu tư công còn gặp nhiều bất cập, nhiều thành phần lợi dụng quy định, không tích cực quyết toán, ảnh hưởng kết quả sử dụng vốn. Hơn nữa, nhiều dự án chậm tiến độ, giải ngân lâu do chủ thầu không tốt và kém năng lực. Thế nên, chúng ta cần có một số biện pháp thúc đẩy ngân sách vốn đầu tư công để tối ưu vốn đầu tư.
Trước tiên cần kiến nghị tới các cơ quan nhà nước sửa đổi cơ chế, chính sách, lược bớt một số thủ tục rườm rà, tập trung vào hoạt động thực hiện pháp lý chính. Các dự án thực hiện trong thời gian dài, chi phí mỗi dự án cần xin rất nhiều giấy phép của nhiều cơ quan. Trong khi đó các cơ quan chưa có sự thống nhất trong việc xem xét, phê duyệt.
Việc này có thể ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và tâm lý chờ đợi của những người làm đơn đề xuất. Vấn đề cần thiết lúc này chính là đơn giản hoá các thủ tục hành chính để người thụ hưởng vốn đầu tư công được đảm bảo quyền lợi của mình trong thời gian sớm nhất.
Thứ hai đó là cần nâng cao trách nhiệm của những người thi hành công vụ. Cần có những biện pháp kỷ luật, kỷ cương, có tính răn đe đối với các hành vi cản trở hoặc gây khó dễ dẫn đến làm chậm tiến độ dự án và ảnh hưởng giải ngân vốn đầu tư công. Những đồng chí chỉ đạo cần nghiêm minh, công tâm, có trách nhiệm giám sát, xử lý công việc được phân công theo đúng quy chế làm việc đã được Nhà nước quy định.
Cuối cùng đó là cần phải chú ý hơn trong việc chọn lọc các nhà thầu có chất lượng và năng lực thực sự. Các công tác đấu thầu sẽ được công khai, minh bạch. Chủ thầu cần chủ động hơn trong việc xử lý, tháo gỡ những khó khăn trong công việc để đảm bảo tiến độ thi công, nghiệm thu. Đặc biệt chủ thầu có trách nhiệm lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng nghiệm thu đúng theo quy định, không để dồn hết vào cuối năm, gây nợ đọng xây dựng.
Như vậy, vieclam123 đã giúp bạn giải thích chi tiết về giải ngân vốn đầu tư công là gì. Hy vọng rằng, qua bài viết trên bạn đã có thêm kiến thức liên quan đến những quy định giải ngân vốn đầu tư công cũng như các biện pháp thúc đẩy hiệu quả hơn. Nếu còn gì băn khoăn thì hãy liên hệ với admin để được giải đáp nhé.
FDI chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư doanh nghiệp hiện nay và là một phần không thể thiếu đối với các dự án lớn. Do đó, bạn không thể bỏ qua bài viết này của vieclam123.vn để tìm hiểu về FDI là gì.
MỤC LỤC
Chia sẻ