close
cách
cách cách cách cách cách

FDI là gì? Vai trò của FDI trong sự phát triển kinh tế thế nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

FDI là từ viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment chỉ hình thức sử dụng vốn đầu tư nước ngoài để hoạt động kinh doanh. Tại sao hình thức FDI lại là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. FDI là gì?

FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment nghĩa là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân, tổ chức nước này vào một nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh dài hạn tại đất nước đó. Bên đầu tư từ nước ngoài gọi là nước chủ đầu tư, bên nhận đầu tư (là nơi đặt nhà xưởng sản xuất, kinh doanh) gọi là nước thu hút đầu tư.

Doanh nghiệp FDI để chỉ những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài là bao nhiêu.

Về bản chất, FDI là sự gặp gỡ giữa nhu cầu của đôi bên, một bên có mong muốn đầu tư sinh lợi nhuận dựa trên hoạt động kinh doanh, một bên muốn tiếp nhận đầu tư để phát triển kinh doanh. Trong đó, FDI có một số đặc điểm như sau:

  • Hai bên là chủ đầu tư và nơi tiếp nhận đầu tư cần thiết lập rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của đôi bên.

  • Bên các nước đầu tư cần có sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật khi cần thiết cho các nước bản địa.

  • FDI góp phần mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.

  • Mục đích hàng đầu của FDI là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, thu nhập của nhà đầu tư là thu nhập từ kinh doanh chứ không phải từ lợi tức.

  • Hoạt động kinh doanh có thể hoàn toàn phụ thuộc vào bên đầu tư, họ có quyền quyết định sản xuất kinh doanh về lĩnh vực nào, chịu trách nhiệm về lỗ, lãi,...

  • Nhà đầu tư cần phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhận đầu tư.

  • FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới cơ sở sản xuất, hoặc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

FDI là gì

2. Vai trò của FDI trong sự phát triển kinh tế

2.1. Tác động tích cực

FDI được coi là bước tiến tất yếu và hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của những nước có nguồn lực kinh tế yếu kém, nhỏ lẻ. Thông qua hình thức tiếp nhận đầu tư trực tiếp, các nước nhận đầu tư nhận được nhiều lợi ích. Cụ thể:

Thứ nhất, do có sự quản lý, điều hành của người nước ngoài, là những người có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt nên hoạt động kinh doanh có khả năng phát triển, tạo ra doanh thu, lợi nhuận cao.

Thứ hai, khi có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng thị trường, quy mô sản xuất, nâng cao sản lượng, giảm giá thành phẩm để phù hợp hơn với thu nhập của người tiêu dùng. Nếu không có một nguồn vốn hùng hậu, doanh nghiệp khó có thể có được bước tiến lớn trong kinh doanh.

Thứ ba, khi các nước đầu tư đặt trụ sở kinh doanh, cơ sở sản xuất tại nước nhận đầu tư, các nước đó phần nào cũng sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng người lao động, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, góp phần ổn định an sinh xã hội.

Đối với bên đầu tư, việc đầu tư vào các nước khác bên ngoài nước sở tại của mình cũng đem lại nhiều lợi ích như:

Thứ nhất, các nước đầu tư có thể tận dụng, khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào từ các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Ví dụ, khi các nước đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào và rẻ, vì vậy có rất nhiều công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản,... đặt tại Việt Nam và có hàng nghìn nhân công người Việt đang làm việc trong các công ty này.

Thứ hai, khi đầu tư vào nước khác, đặt trụ sở kinh doanh tại đất nước của họ, thậm chí thuê nhân sự của nước đó để quản lý doanh nghiệp, các nước đầu tư sẽ giảm thiếu những rắc rối về vấn đề pháp lý, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch của các nước tiếp nhận đầu tư.

Và lợi ích to lớn nhất mà FDI mang lại cho cả hai bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư chính là tạo ra nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.

FDI là gì

2.2. Tác động tiêu cực của FDI

Bên cạnh những tác động tích cực mà FDI mang lại, nó cũng có những ảnh hưởng tiêu cực. Nắm được những mặt tiêu cực của FDI trong kinh doanh sẽ giúp các bên xây dựng được những kế hoạch và định hướng đúng đắn.

Tác động tiêu cực đầu tiên mà FDI mang lại chính là sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia, tư duy kinh doanh truyền thống có thể gây ra những mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ.

Thứ hai, nếu một trong hai quốc gia, bên nhận đầu tư và bên đầu tư phải chịu những gánh nặng về chính trị, môi trường, xung đột vũ trang thì hoạt động kinh doanh cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ ba, nếu một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài thì trong quốc gia đó sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư, từ đó gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển kinh tế trong nước, có thể gây ra suy thoái kinh tế.

Thứ tư, các chính sách phát triển kinh tế trong nước có thể bị tác động bởi các nhà đầu tư thường muốn chính sách nhà nước có lợi cho các hoạt động đầu tư của mình.

Thứ năm, trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nguồn vốn có thể bị thay đổi liên tục, dẫn đến cán cân kinh tế có thể bị dịch chuyển theo. 

Tóm lại, FDI có thể mang đến những lợi ích cũng có thể có những tác động tiêu cực nhất định. Tất cả những hoạt động đó đều trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân. Bởi vậy, mỗi quốc gia bên cạnh việc có những chính sách thông thoáng, lắng nghe chia sẻ đưa ra giải pháp phù hợp còn cần phải siết chặt quản lý, theo dõi nghiêm ngặt các hoạt động kinh doanh, tất cả nhằm phục vụ và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng của nhân dân.

3. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

FDI là hoạt động đầu tư của cá nhân, tổ chức nước ngoài vào một hoạt động kinh doanh cụ thể ở đất nước khác với đất nước của họ. Họ có thể mua lại cổ phần kinh doanh, cũng có thể tự mở kinh doanh tại đất nước khác. Vậy doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp như thế nào?

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các hoạt động kinh doanh được duy trì chủ yếu bởi nguồn vốn này. Có hai loại doanh nghiệp FDI chủ yếu là:

  1. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  2. Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

FDI là gì

Doanh nghiệp sử dụng 100% vốn đầu tư nước ngoài có ưu điểm là sử dụng được nguồn vốn dài hạn, ít biến động, chủ đầu tư có quyền quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài, sử dụng trình độ quản lý chuyên nghiệp để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với những công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài cần phải có sự quản lý đội ngũ nhân công phù hợp, chính sách linh hoạt phù hợp với văn hóa và thị trường lao động của từng quốc gia sở tại. 

Ví dụ doanh nghiệp sử dụng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam: Công ty TNHH Đầu tư quốc tế Santa Việt Nam ( nhà máy mạ điện cho linh kiện điện tử, dây dẫn, đôi dập kim loại, sản xuất sản phẩm từ hạt nhựa PA, LCP), công ty TNHH Micron Vina (sản xuất gia công khuôn kim loại), công ty TNHH Tae Yang Việt Nam (Sản xuất các sản phẩm bằng Inox), Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV), Công ty Honda Việt Nam (HVN), công ty TOYOTA Việt Nam (TMV), Công ty TNHH Canon Việt Nam, Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam

Các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Ưu điểm thứ nhất là doanh nghiệp có thể được củng cố nguồn vốn, công nghệ hiện đại và những nhân lực có tiềm năng. Thứ hai, doanh nghiệp có thể học hỏi lẫn nhau về chiến lược, bí quyết kinh doanh. Đồng thời, liên doanh cũng là giải pháp để mở rộng cơ hội kinh doanh, quy mô sản xuất.

Khi hợp tác theo hình thức liên doanh, hai bên cần có sự thỏa thuận, tự nguyện ký kết hợp đồng, lợi nhuận được chia theo quy định trước đó. Khi hợp tác liên doanh, các bên thường có nhiều mâu thuẫn khi đưa ra quyết định, sự đối lập về văn hóa kinh doanh, các vấn đề pháp lý có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, khi doanh nghiệp nhỏ liên doanh với doanh nghiệp lớn ở nước ngoài, rất dễ rơi vào tình trạng bị “nuốt” bởi “con cá lớn”.

Ví dụ doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và đối tác trong nước: Liên doanh giữa công ty AAPICO Hitech (Thái Lan) và công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh Vinfast (Việt Nam), liên doanh giữa BIDV và Sumi Trust để thành lập liên doanh cho thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam, Liên doanh giữa Vinamilk Việt Nam với doanh nghiệp Lào, Nhật để xây dựng “Resort” bò sữa Organic,...

Qua các ví dụ trên, nhìn qua chúng ta cũng đã thấy được tại Việt Nam hiện có rất nhiều doanh nghiệp FDI, nổi bật là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông, dệt may, đóng giàu,...Hình thức FDI là hình thức kinh doanh mới, vừa là cơ hội, vừa là thách thức để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới các phương pháp kinh doanh hiện đại, cải thiện chất lượng sản phẩm. 

Như vậy, trên đây là giải thích “FDI là gì”, đây là hình thức kinh doanh mới và hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu trong tương lai. Hãy theo dõi nhiều thêm những bài viết của Vieclam123.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.