Tiện ích
Cẩm nang
Một doanh nghiệp không thể nào bỏ qua việc kiểm kê những khoản Finance Charge vì đây là một phần quan trọng trong kế toán. Bạn đã biết Finance Charge là gì hay chưa? Nếu chưa thì hãy đồng hành cùng vieclam123.vn đi tìm hiểu khái niệm, thành phần cũng như ý nghĩa của cụm từ này nhé.
MỤC LỤC
Finance Charge là tên tiếng Anh của chi phí tài chính được hiểu là khoản chi phí cho những tín dụng, gia hạn tín dụng hoặc những khoản vay cố định. Hiểu đơn giản hơn thì chi phí tài chính biểu hiện dưới hình thức lãi vay, tiền lãi mua hàng trả chậm, các loại lãi, khoản lỗ phát sinh khi thuê tài chính, giao dịch ngoại tệ, thanh lý, nhượng bán tài sản, v.v…
Finance Charge là một nghiệp vụ kế toán với tài khoản 635 phản ánh những khoản chi phí mà doanh nghiệp cần phải thanh toán. Chủ yếu chi phí tài chính liên quan đến hoạt động đầu tư, góp vốn, mua bán chứng khoán.
Khi ghi nhận vào sổ kế toán thì chi phí tài chính bao gồm:
- Chi phí lãi vay, tiền lãi khi mua hàng trả chậm, trả góp, lãi thuê các tài sản tài chính;
- Tiền lỗ do bán ngoại tệ, thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư;
- Các khoản chiết khấu bán hàng cho người mua;
- Khoản trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh hoặc dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phát sinh một số khoản chi phí tài chính khác tuỳ thuộc vào quy mô hoặc quy định hoạt động.
Như đã nói ở trên thì chi phí tài chính thường phát sinh chủ yếu từ việc sử dụng các dịch vụ tài chính như vay tiền hoặc sử dụng thẻ tín dụng có lãi suất định kỳ. Chi phí sẽ được tính dựa trên khoản vay và thời gian vay. Nếu người vay không trả đúng hạn thì phải chấp nhận trả thêm phí trễ hạn hoặc phí phạt. Ngoài ra, chi phí tài chính cũng bao gồm nhiều loại phí giao dịch khác liên quan đến khoản vay bao gồm phí duy trì tài khoản hoặc phí chuyển tiền.
Finance Charge có thể được tính theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là dùng một khoản phí cố định hoặc dựa theo tỷ lệ phần trăm khoản vay. Chi phí tài chính sử dụng dưới dạng tỷ lệ phần trăm được ưa chuộng hơn để đảm bảo tính công bằng cho đôi bên.
Chi phí tài chính là một khoản phí chính thức được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán và được pháp luật quy định rõ ràng. Một số giao dịch tài chính bắt buộc người cho vay phải cung cấp các chi phí tài chính cho người vay trước để người vay nắm bắt được. Các trường hợp như thường xuyên trả trễ hạn hoặc không trả nợ, nợ xấu thì người cho vay hoàn toàn có quyền đặt hạn mức hoặc không cho vay và người vay sẽ phải chịu chi phí tài chính cao hơn.
Bạn nhất định phải hiểu rõ về những quy định liên quan đến chi phí tài chính và các khoản chi phí khác nhằm tránh những chi phí bất ngờ và đảm bảo bạn có thể trả khoản vay đầy đủ, đúng hạn. Để hiểu hơn về chi phí tài chính, người vay cần đọc kỹ về các điều khoản, điều kiện của khoản vay, dịch vụ tài chính. Việc này có thể giảm bớt những rủi ro liên quan đến việc tranh chấp sau này.
Từ chi phí tài chính thì người ta có thể đánh giá và xem xét về tính khả dụng của một khoản vay hoặc dịch vụ tài chính. Đối với các khoản vay có chi phí tài chính cao sẽ không khả thi đối với người vay vì tổng số tiền cần trả có thể bị tăng lên gấp bội. Người vay luôn cần phải cân nhắc giữa năng lực đi vay, năng lực trả nợ của bản thân rồi hãy ra quyết định vay tránh tình trạng vỡ nợ hoặc không đủ sức chi trả.
Hiện nay, công nghệ tài chính cũng ngày một phát triển, sinh ra một số dịch vụ tài chính trực tuyến có chi phí thấp hơn so với ngân hàng truyền thống, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí tài chính. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ tài chính bạn nên cân nhắc về tính bảo mật cũng như tính minh mạch mà nền tảng cung cấp để tránh việc bị đánh cắp thông tin, tài chính.
Finance Charge là một nguồn thu nhập đối với các tổ chức tài chính, tín dụng thông qua thu phần lãi của người vay. Tuy nhiên người cho vay cũng sẽ gặp nhiều vấn đề chẳng hạn như người vay không trả hoặc trả không đúng hạn. Vì vậy, người cho vay cần phải đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay mỗi khi ra quyết định giải ngân.
Lúc này, chi phí tài chính sẽ là cơ sở để người cho vay đánh giá được những rủi ro đó. Ví dụ, nếu khoản vay có mức chi phí tài chính cao hơn thì người vay sẽ có khó trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Hoặc doanh nghiệp thường xuyên có mức chi phí tài chính được kế toán thường xuyên cũng đảm bảo uy tín đi vay của họ nên người cho vay cũng yên tâm hơn.
Xem thêm: Khái niệm tài chính là gì? Chức năng và hệ thống tài chính
Chi phí tài chính sinh ra thì người vay có thể tự tính được dựa vào tư vấn của tài chính của tổ chức cho vay. Chi phí tài chính có thể quá cao và để càng lâu thì càng nặng lãi. Chính vì thế, người vay sẽ không thể ngồi yên chờ đến lúc nợ ngập đầu mà sẽ tìm cách trả nợ đúng hạn để giảm bớt khoản lãi.
Chi phí tài chính có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của người vay. Khi mức tài chính thấp hơn, trong khả năng trả nợ thì người vay sẽ thường xuyên vay hơn đồng thời sử dụng các dịch vụ tài chính nhiều hơn. Và ngược lại, nếu chi phí tài chính quá cao thì người vay sẽ giảm vay nợ và tìm cách khác tăng nguồn vốn, không sử dụng các dịch vụ tài chính nữa.
Bên cạnh đó, chi phí tài chính cũng phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cần trả mức chi phí cao thì có nghĩa là hoạt động kinh doanh đang trên đà phát triển, cần vay nhiều vốn. Nhưng nếu phần lỗ nhiều hoặc chi phí lãi cao cộng dồn nhiều ngày thì nguy cơ công ty làm ăn không thuận lợi. Vì thế, doanh nghiệp cần thường xuyên phân tích tài chính để có những dự báo hoặc kế hoạch đầu tư hợp lý hơn.
Tóm lại, finance charge chính là chi phí tài chính, một loại chi phí liên quan đến các khoản vay, tín dụng của doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin cơ bản trên của vieclam123 đã làm rõ được câu hỏi finance charge là gì cho bạn đọc. Đây cũng là một loại chi phí các bạn có định hướng theo việc làm kế toán kiểm toán cần quan tâm để làm tốt nghiệp vụ của mình.
Mô hình tài chính là một mô hình quan trọng mà doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng để tối ưu hiệu quả sử dụng đồng tiền của mình. Theo bạn, mô hình tài chính có những gì và cách xây dựng mô hình này ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn bóc tách từng vấn đề của mô hình tài chính bây giờ nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ