Tiện ích
Cẩm nang
Trong đầu tư chứng khoán, FA là một phương pháp có giá trị trong việc định giá mã cổ phiếu. Đối với các nhà đầu tư, đây là một kỹ thuật mà bất kỳ cũng cần nắm vững. Vậy rốt cục FA trong chứng khoán là gì? Câu trả lời sẽ được đưa vieclam123.vn đưa ra ngay dưới đây!
MỤC LỤC
FA trong chứng khoán được viết tắt bởi cụm từ Fundamental Analysis. Đây là một phương pháp phân tích quan trọng, giúp xem xét một chứng khoán đang trên giá trị hay dưới giá trị hiện hành.
Phương pháp này giúp xác định xem giá trị thực tại của công ty có mối quan hệ như thế nào với đặc tính tài chính như tiềm năng phát triển, rủi ro, dòng tiền,… Mọi sự chênh lệch khác xa so với giá trị thực cũng là một biểu hiện cho thấy cổ phiếu đang ở trên hoặc dưới giá trị thực.
FA trong chứng khoán còn là một cách tiếp cận được sử dụng bởi các nhà thầu hay nhà giao dịch với mục đích là xác định được sức mạnh nội tại của doanh nghiệp.
Để định giá một cách chính xác, các nhà thầu và nhà giao dịch sẽ nghiên cứu một cách cẩn thận yếu tố nội tại và bên ngoài nhằm tìm xem tài sản hay các thành phần của doanh nghiệp có bị định giá quá cao hay không. Kết luận cuối cùng được đưa ra sẽ giúp các nhà đầu tư có một chiến lược mang lại lợi nhuận tốt nhất.
Một chiến lược đầu tư dài hạn bao giờ cũng có đầy đủ yếu tố của FA như mối quan hệ giữa giá trị cổ phiếu hiện hành và báo cáo tài chính được đo lường, sự sai lệch của mối quan hệ có được điều chỉnh thích hợp, mối quan hệ có ổn định trong thời gian dài.
Khi các nhà thầu sử dụng phương pháp FA để lựa chọn đầu tư chứng khoán có tiềm năng tốt nhưng bị đánh giá thấp thì đó là cách thức đầu tư giá trị. Bên cạnh FA thì còn có TA. Đây là một phương pháp dự báo hướng giá cả cũng được rất nhiều nhà phân tích sử dụng.
Xem thêm: Chỉ số GOS trong chứng khoán là gì? Công thức và ý nghĩa của GOS
Trong phương pháp FA, các nhà giao dịch sẽ sử dụng các loại chỉ số sau trong quá trình đầu tư.
Lợi nhuận ròng cổ phiếu được biểu hiện bởi cụm từ EPS – Earning Per Share. Nó là một chỉ số tài chính quan trọng thể hiện mức lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu.
EPS sẽ có công thức: EPS = lợi nhuận sau thuế/ tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Chỉ số EPS được phân chia làm 2 chỉ số chính:
EPS cơ bản: tức là lợi nhuận cơ bản trên một cổ phiếu. Loại chỉ số này phổ biến so với EPS pha loãng và có công thức như sau:
EPS cơ bản = (tổng doanh thu – tổng chi phí – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / bình quân cổ phiếu đang lưu hành.
EPS pha loãng: đây là một chỉ số pha loãng được sử dụng đối với các doanh nghiệp phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu phát hành thêm. Trong tương lai, các loại cổ phiếu này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
Chính lúc này, lợi nhuận ròng trên cổ phiếu EPS của doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi. Bởi vì có sự tham gia của các loại cổ phiếu thường nhưng không có thêm nguồn tiền khiến nên sẽ làm giảm sự thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Chỉ số này sẽ có công thức như sau:
EPS pha loãng = (Tổng doanh thu – tổng chi phí – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (tổng số cổ phiếu đang lưu hành + tổng số cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)
Các nhà giao dịch nên sử dụng chỉ số EPS kết hợp với các chỉ báo khác đánh giá chính xác về một cổ phiếu, từ đó mới đưa ra quyết định đầu tư.
Hệ số giá trên thu nhập được viết tắt bởi cụm từ P/E. Đây là một cách định giá doanh nghiệp bằng phương pháp so sánh cổ phiếu với EPS. Chỉ số này sẽ có công thức: P/E = P / EPS
P: giá cổ phiếu có trên thị trường
EPS: lợi nhuận ròng trên từng cổ phiếu
Vì giá của cổ phiếu luôn lớn hơn 0 trong khi lợi nhuận của công ty có lỗ hoặc lãi thì sẽ có 3 trường hợp
Khi lợi nhuận nhỏ hơn 0 thì có thể định giá cổ phiếu theo P/E.
Khi giá cổ phiếu = P/E X EPS.
Trường hợp, lợi nhuận nhỏ hơn 0 thì sẽ không áp dụng P/E được để tính mà cần dùng đến chỉ số P/B. Đây là một chỉ số thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng và thường sử dụng trong báo cáo tài chính.
Chỉ số P/E sẽ giúp các nhà đầu tư xác định xem cổ phiếu này có đang định giá quá cao hoặc quá thấp hay không. Việc sử dụng giá cổ phiếu dự kiến bằng cách so sánh với tỷ lệ P/E của doanh nghiệp là một cách làm cực kỳ tốt. Tuy nhiên, quy tắc này không phải lúc nào cũng có thể áp dụng được. Các nhà đầu tư cần chú ý có sự kết hợp thêm yếu tố định tính và định lượng để cho ra kết quả có độ chính xác cao hơn.
Giá trên giá trị sổ sách sẽ được viết thành P/B – price to book ratio. Đây là một chỉ số liên quan đến tỷ lệ so sánh giá của cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của chính cổ phiếu đó. Tỷ lệ này sẽ thường được tính bằng cách giá đóng của hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi số tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Chỉ số này sẽ được sử dụng theo công thức:
P/B = giá của cổ phiếu / (tổng giá trị tài sản – giá tài sản vô hình của nợ)
Điểm hạn chế của tỷ lệ P/B là nó phù hợp với việc đánh giá một doanh nghiệp có nhiều tài sản vật chất. Doanh nghiệp nào không có nhiều tài sản vật chất này thì sẽ không thể tính được.
Tỷ lệ giá trên thu nhập so với tăng trưởng sẽ được viết bằng cụm từ PEG -Price/earning to growth. Đây là một chỉ số thể hiện tỷ lệ P/E của cổ phiếu chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập của một doanh nghiệp trong một thời gian xác định. Chỉ số PEG sẽ có công thức sau:
PEG = P/E/Tốc độ tăng trưởng của thu nhập
Tốc độ tăng trưởng của thu nhập là một ước tính về tăng trưởng thu nhập được dự đoán của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Các nhà giao dịch rất thích sử dụng chỉ số PEG để xác định giá trị tiềm năng của một cổ phiếu hơn P/E. Bởi chỉ cố này đã bao gồm tốc độ tăng trưởng dự kiến của doanh nghiệp.
Ngoài ra, chỉ số PEG còn giúp khắc phục nhược điểm của tỷ lệ P/E. Nếu cổ phiếu có tỷ lệ P/E cao thì các nhà giao dịch sẵn sàng trả giá cao bởi họ có niềm tin vào sự tăng trưởng trong tương lai. Còn tỷ lệ PEG sẽ giúp xác định mức độ tin cậy giả định cho sự tăng trưởng.
FA trong chứng khoán là một phương pháp luận hữu ích trong việc đánh giá doanh nghiệp bằng cách kỹ thuật đơn giản không thể so sánh. Nó là điểm khởi đầu của bất cứ cuộc giao dịch nào.
FA trong chứng khoán còn được dùng ở các thị trường truyền thống dựa trên các kỹ thuật đã được thử kiểm cùng với dữ liệu kinh doanh đã có sẵn. Khi nhà giao dịch thực hiện một cách chính xác, FA sẽ cung cấp một nền tảng để xác định xem cổ phiếu hiện hành có đang bị định giá sai hay không để xác định chính xác theo thời gian.
Để có xác định chính xác giá trị nội tại của một cổ phiếu thì cần một quá trình và mất rất nhiều thời gian. Công việc này sẽ đòi hỏi nhiều công sức hơn đưa ra các con số vào công thức. Do vậy, rất cần các nhà phân tích chứng khoán thật cẩn thận trong việc đánh giá và tính toán. Về cơ bản, phương pháp FA sẽ phù hợp với giao dịch dài hạn hơn ngắn hạn.
Tóm lại, FA là một phương pháp tính được đúc rút từ thực tiễn và được rất nhiều nhà giao dịch ưa thích sử dụng. Trên đây chính là toàn bộ câu trả lời của vieclam123 liên quan đến câu hỏi FA trong chứng khoán là gì. Các bạn hãy ứng dụng thật tốt phương pháp này trong việc đầu tư nhé.
RSI là một công cụ cực kỳ hữu ích trong đầu tư chứng khoán. Bạn đã thực sự về chỉ số quan trọng này? Cùng tìm hiểu về bài RSI là gì ở ngay dưới đây!
MỤC LỤC
Chia sẻ