RSI là một loại chỉ số rất quan trọng trong chứng khoán mà các nhà đầu tư cần nắm rõ. Nắm rõ và vận dụng tốt chỉ số RSI sẽ mang lại nhiều lợi ích không ngờ dành cho các nhà đầu tư. Vậy RSI là gì? Chỉ số RSI có ý nghĩa như thế nào? Cần lưu ý những điều gì nếu muốn sử dụng chỉ số RSI một cách có hiệu quả? Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây để được giải đáp những thắc mắc xoay quanh chỉ số RSI trong chứng khoán nhé!
MỤC LỤC
RSI là một loại chỉ số được nhắc đến khá thường xuyên trong lĩnh vực chứng khoán. RSI là cách viết tắt của một thuật ngữ trong tiếng Anh gọi là “Relative Strength Indicator” – Chỉ số sức mạnh tương đối. RSI được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán.
Năm 1978, huyền thoại J. Welles Wilder đã lần đầu tiên giới thiệu về khái niệm RSI. Trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, RSI biểu thị tương quan sức mạnh của cổ phiếu. Từ khi được giới thiệu cho đến nay, RSI vẫn luôn được các nhà đầu tư áp dụng khi tính toán mua bán hay ôm cổ phiếu.
Hiểu một cách đơn giản thì RSI biểu thị sự tương quan giữa số ngày cổ phiếu tăng giá và số ngày cổ phiếu giảm giá ở dạng tỷ lệ tương quan. Chỉ số RSI giao động trong khoảng 0 – 100. Thông thường người ta sẽ đo lường chỉ số RSI trong thời gian là 14 ngày và sử dụng 1 tham số riêng lẻ để đo.
Như vậy, bạn đã hiểu được chỉ số RSI là gì và chỉ số RSI ra đời như thế nào. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của chỉ số RSI để biết được tại sao chỉ số này được vận dụng rất nhiều trong phân tích kỹ thuật chứng khoán nhé!
Khi quan sát biểu đồ chỉ số RSI, chúng ta sẽ quan tâm đến 3 loại đường, đó là đường 30, đường 50 và đường 70.
Đường 50 là đường trung bình trong biên độ dao động của chỉ số RSI từ nhỏ nhất là 0 đến lớn nhất là 100. Dựa vào vị trí tương quan của chỉ số RSI từng ngày, ta có thể đoán định được xu hướng tăng hoặc giảm của giá trị cổ phiếu.
Nếu RSI tiệm cận và có dấu hiệu vượt qua đường 50 thì nhiều khả năng cố phiếu sẽ tăng giá. Ngược lại, cổ phiếu rất có thể sẽ tụt giá nếu RSI giảm dần và tiệm cận đường 50.
Đường 30 ở dưới là đường vạch ra ranh giới ngưỡng quá bán. Khi chỉ số RSI tụt xuống đến đường này có nghĩa là số lượng cổ phiếu được bán tháo ra ngoài quá nhiều dẫn đến giá cổ phiếu giảm mạnh.
Đối với người chơi cổ phiếu thì đây là dấu hiệu rất xấu và bạn nên cân nhắc giữa việc bán tháo gỡ vốn hoặc tiếp tục ôm cổ phiếu chờ ngày lên giá. Đơn vị phát hành cổ phiếu có thể đẩy mạnh hơn thu mua để nâng giá cổ phiếu. Trường hợp đường RSI tăng dần lên và vượt ngưỡng đường 30 thì đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy giá trị của cổ phiếu đang có xu hướng tăng lên.
Đường 70 ở trên thường là một đường có dấu hiệu tích cực. Khi chỉ số RSI tăng lên và tiệm cận hoặc vượt quá đương 70 thì cổ phiếu sẽ rời vào tình trạng quá mua, nghĩa là các nhà đầu tư và người chơi chứng khoán đã mua quá nhiều.
Để cân bằng lại, nhà đầu tư cần bán bớt cổ phiếu ra thị trường để giá cổ phiếu giảm xuống một ngưỡng hợp lý hơn.
Nếu như một cổ phiếu có đường RSI thường xuyên ở mức cao nhưng bỗng giảm dần xuống tiệm cận đường 70 hoặc quá đường 70 thì đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu nhiều khả năng sẽ giảm. Tuy nhiên, vì RSI chưa giảm xuống tiệm cận đường 50 nên bạn không cần quá lo lắng.
RSI được ứng dụng rất nhiều trong nguyên tắc mở giao dịch. Cụ thể, khi bạn theo dõi đường RSI của một hoặc một số cổ phiếu, nếu thấy đường RSI cắt xuống dưới qua đường 30, hình thành đáy sau đó lại đi lên cắt qua đường 30 lần nữa (đồ thị dạng phễu) thì có nghĩa là giá trị cổ phiếu đang bước vào thời kỳ tăng trưởng. Lúc này bạn nên nhanh chóng mua thêm và ôm một số lượng lớn cổ phiếu chờ ngày lên giá.
Ngược lại, nếu đường RSI thuận lợi cắt lên quá đường 70 nhưng sau đó lại có dấu hiệu “quay xe” xuống cắt quá đường 70 lần nữa (đồ thị dạng quản chuông) thì bạn nên suy nghĩ đến việc bán ra cổ phiếu để tránh bị mất giá quá nhanh.
Để dự báo xu hướng của cổ phiếu, nhà đầu tư cần dựa trên việc phân tích tín hiệu phân kỳ. Phân ký có hai loại là phân kỳ dương và phân kỳ âm.
Ở đây chúng ta sẽ xét trên hai loại đồ thị đó là đồ thị giá cổ phiếu và đồ thị RSI trên cùng một khoảng thời gian. Nếu như đồ thị giá cổ phiếu có biểu hiện giảm liên tục, nghĩa là tạo ra nhiều đáy và càng về sau thì đáy càng thấp, theo lẽ thông thường thì nhiều nhà đầu tư sẽ lập tức bán tháo cổ phiếu với tư tưởng gỡ lại được bao nhiêu vốn sẽ tốt bấy nhiêu.
Tuy nhiên, dấu hiệu giảm của đồ thị giá cổ phiếu chưa hẳn đã là một tín hiệu không tốt nếu như trong cùng khoảng thời gian đó, đồ thị RSI có dấu hiệu tăng lên. Khi đó, những nhà đầu tư tỉnh táo sẽ nhìn ta tín hiệu tích cực và ôm cổ phiếu chờ tăng giá hoặc mạnh dạn “bắt đáy”.
Ngược lại với phân kỳ dương và phân kỳ âm. Phân kỳ âm ám chỉ sự đối lập trong diễn biến giữa đồ thị giá cổ phiếu và đồ thị RSI. Nếu bạn quan sát đồ thị giá cổ phiếu mà thấy tăng lên liên tục thì đấy là một dấu hiệu đáng mừng.
Tuy nhiên, hãy quan sát đồ thị RSI để có nhận định chính xác hơn. Nếu quan sát thấy đồ thị RSI ngày càng có xu hướng giảm thì nhà đầu tư nên chốt lãi hoặc dừng lệnh mua.
Qua những thông tin trong bài viết, tin rằng bạn đã hiểu được RSI là gì và ý nghĩa của chỉ số RSI. Trong phạm vi bài viết, chúng ta đề cập đến RSI được áp dụng như thế nào trong chứng khoán và ý nghĩa của RSI trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Ngoài ra, chỉ số RSI còn có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn như giao dịch chỉ số, sàn forex, tiền điện tử…
Tìm hiểu về khái niệm ngoại hối và những lợi ích khi đầu tư vào ngoại hối qua bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ