close
cách
cách cách cách cách cách

Chuyển nhượng dự án đầu tư là gì? Thủ tục chuyển nhượng thế nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi các chủ đầu tư không còn ý định xây dựng hoặc không đủ khả năng để tiếp tục triển khai thì họ thường nghĩ đến việc chuyển nhượng dự án đầu tư để giảm bớt thiệt hại. Vậy chuyển nhượng dự án đầu tư là gì? Bạn cần lưu ý những thủ tục như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn xem xét qua các điều luật nhé.

1. Chuyển nhượng dự án đầu tư là gì?

Chuyển nhượng dự án đầu tư là việc mà những người đầu tư dự án chuyển một phần hoặc toàn phần dự án của mình cho một người đầu tư khác. Trong đó dự án đầu tư chính là tập hợp các để xuất mà chủ đầu tư bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để thực hiện các hoạt động xây dựng hoặc kinh doanh.

Chuyển nhượng dự án đầu tư là gì?
Chuyển nhượng dự án đầu tư là gì?

Hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư sẽ được thực hiện thông qua một bản hợp đồng chuyển nhượng có chữ kỹ hoặc con dấu của hai bên trao đổi. Thực chất, bản hợp đồng này tương tự như bản hợp đồng mua bán tài sản với đối tượng tài sản là một phần hoặc toàn phần của dự án đầu tư.

2. Các yêu cầu để được phép chuyển nhượng dự án đầu tư

2.1. Dự án đầu tư vẫn hoạt động bình thường

Nhà đầu tư sẽ được phép chuyển nhượng dự án đầu tư nếu dự án đầu tư này không bị chấm dứt hợp đồng hoặc bị tố giác vi phạm hợp đồng. Điều này là hợp tình hợp lý vì không ai muốn nhận một dự án đã bị chấm dứt hợp đồng, rủi ro sẽ rất lớn. Vì thế, khi chuyển nhượng đảm bảo rằng dự án đầu nguyên vẹn và không bị các vấn đề gì liên quan đến hợp đồng hợp tác với các bên. Tại khoản 1 và khoản 2 điều luật 48 Luật đầu tư 2020 đã quy định rõ về điều kiện này.

2.2. Đảm bảo những quyền lợi về đất đai, tài sản

Trong trường hợp dự án đầu tư có liên quan, gắn liền với đất đai, nhà ở thì người muốn chuyển nhượng cần đảm bảo tính hợp pháp khi sử dụng những thứ như trên. Đồng thời, phía nhà đầu tư phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc các tài sản gắn liền với đất khi chuyển nhượng cho bên thứ hai.

2.3. Có đầy đủ giấy tờ cấp phép dự án đầu tư

Bên cạnh đó, nhà đầu tư dự án cần có đầy đủ giấy tờ được pháp luật công nhận và cấp phép thực thi dự án như: Giấy chấp nhận dự án đầu tư, giấy cấp phép xây dựng, giấy cấp phép kinh doanh, v.v… Trong đó, nhà đầu tư có thể thuê các nhân viên pháp lý để chuyên về lĩnh vực này hơn, chuẩn bị giấy tờ hồ sơ kể cả những giấy tờ về đất đai, nhà ở nhanh chóng hơn.

Có đầy đủ thủ tục, giấy tờ cấp phép liên quan dự án
Có đầy đủ thủ tục, giấy tờ cấp phép liên quan dự án

2.4. Quản lý và sử dụng vốn hợp lý

Ngoài ra, các chủ đầu tư cần có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư hợp lý với các đề xuất trong kế hoạch. Việc sử dụng vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hay xây dựng đều phải tuân thủ theo pháp luật trước khi chuyển nhượng dự án đầu tư. Cụ thể bạn có thể xem qua điều 46 Luật Đầu tư 2020.

2.5. Các yêu cầu đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài

Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì họ cần tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam.  Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện tiếp cận thị trường theo điều 9 Luật Đầu tư 2020. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cần làm đúng theo quy định về quyền sử dụng đất đai, tài sản, đặc biệt là đất đai ven biển, giáp biên giới. Và quan trọng hơn đó là luôn bảo đảm về an ninh, trật tự xã hội và mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia với nhau.

3. Thủ tục thực hiện chuyển nhượng dự án đầu tư như thế nào?

3.1. Hồ sơ cần chuẩn bị

Trước hết chúng ta cần chuẩn bị một số thủ tục để quy trình diễn ra thuận lợi hơn

+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư để nộp cho chính quyền;

+ Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư xem đã làm được những gì (tính đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư);

+ Hợp đồng bao gồm các nguyên tắc và thoả thuận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư;

+ Bản sao các văn bản chứng minh về tư cách pháp lý của nhà đầu tư chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (có dấu xác nhận); Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có);

+ Bản sao Hợp đồng BCC (nếu đầu tư theo dự án hợp đồng BCC);

+ Bản sao một trong các tài liệu sau của bên nhận dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất; báo cáo kiểm toán về nội dung vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư; giấy cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; giấy cam kết hỗ trợ vốn đầu tư của tổ chức tài chính; giấy đảm bảo về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu minh chứng về năng lực tài chính của nhà đầu tư. Những giấy tờ này dùng để chứng minh năng lực đầu tư của bên nhận.

Xem thêm: Nội dung mẫu biên bản họp chuyển nhượng cổ phần bạn đã nắm rõ?

Chuẩn bị đầy đủ các bộ hồ sơ
Chuẩn bị đầy đủ các bộ hồ sơ

3.2. Các bước thực hiện với từng trường hợp

3.2.1. Việc chuyển nhượng làm thay đổi nội dung dự án

Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương nhưng khi chuyển nhượng làm thay đổi một số nội dung dự án thì ta cần làm theo các bước như dưới đây:

Bước 1: Nộp đủ 08 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc nộp đủ 04 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án;

Bước 2: Phía cơ quan sẽ xem xét các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư. Sau đó ra quyết định điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

3.2.2. Việc chuyển nhượng không làm thay đổi nội dung dự án

Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương và khi chuyển nhượng không làm thay đổi nội dung dự án thì ta sẽ làm theo trình tự như sau:

Bước 1: Nộp đủ 04 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư bao gồm văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư;

Bước 2: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của nhà đầu tư chuyển nhượng nhưng cần hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ gửi hồ sơ để lấy ý kiến của các cơ quan cùng cấp.

Bước 3: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đăng ký đầu tư trước đó, các cơ quan được lấy ý kiến đưa ra ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước, sau đó gửi Cơ quan đăng ký đầu tư;

Bước 4: Trong vòng 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ ý kiến, Cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành lập báo cáo thẩm định về chất lượng, điều kiện hồ sơ theo quy định;

Bước 5: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ đưa ra quyết định chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư;

Bước 6: Công bố quyết định chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư ghi nhận nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng bao gồm cả phần dự án chuyển nhượng giữa hai bên. Công văn được gửi cho Cơ quan đăng ký đầu tư, nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng.

Chuyển nhượng không làm thay đổi nội dung dự án
Chuyển nhượng không làm thay đổi nội dung dự án

3.2.3. Trường hợp chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư

Trường hợp này sẽ bao gồm cả trường hợp có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng chưa được chấp nhận chủ trương hoặc được chấp nhận nhưng nằm ngoài phạm vi cho phép. Khi đó, chủ đầu tư sẽ làm theo các bước sau:

Bước 1: Nhà đầu tư muốn chuyển nhượng sẽ phải nộp 01 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư;

Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư xem có đầy đủ và đạt tiêu chuẩn hay chưa.

Bước 3: Cơ quan sẽ gửi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng.

3.2.4. Thủ tục điều chỉnh dự án khi người nước ngoài nhận chuyển nhượng

Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo các trình tự như trên;

Bước 2: Sau khi làm xong các thủ tục ở bước 1, nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án rồi thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phù hợp với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Thủ tục dành cho người nước ngoài nhận chuyển nhượng
Thủ tục dành cho người nước ngoài nhận chuyển nhượng

Như vậy, chuyển nhượng dự án đầu tư là gì đã được vieclam123.vn làm rõ giúp bạn. Admin tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình chuyển nhượng và những hồ sơ cần chuẩn bị ra sao. Vì thế, mong rằng bạn cảm thấy bài viết này hữu ích và ủng hộ vieclam123.vn nhé.

Tìm hiểu về trách nhiệm của người chủ dự án đầu tư

Đứng đầu những dự án về xây dựng sẽ là các chủ đầu tư dự án. Những người này có quyền hạn song song với trách nhiệm cao. Bạn hãy nhanh tay nhấn vào link này để vieclam123.vn chia sẻ thêm về chủ đầu tư dự án nhé.

Chủ đầu tư dự án là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.