close
cách
cách cách cách cách cách

Chủ đầu tư dự án là gì? Chủ đầu tư dự án cần những yếu tố gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong các dự án đấu thầu hoặc xây dựng công trình thì không thể thiếu chủ đầu tư dự án. Vậy chủ đầu tư dự án là gì? Họ có vai trò và trách nhiệm quan trọng như thế nào? Bạn hãy nhanh tay lướt xuống bài viết dưới đây của vieclam123.vn để hiểu rõ hơn về đối tượng này nhé.

1. Đôi nét về chủ đầu tư dự án

1.1. Chủ đầu tư dự án là gì?

Chủ đầu tư dự án là các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu vốn, đi vay vốn hoặc được thay mặt và được giao phó trách nhiệm sử dụng nguồn vốn để đầu tư dự án hoặc quản lý trực tiếp dự án. Khái niệm này được quy định tại hai bộ luật là luật đấu thầu 2013 và luật xây dựng 2014 nên bạn có thể tham khảo thêm nhé.

Chủ đầu tư dự án được mọi người nghe đến khá nhiều. Hiểu theo nghĩa đúng là như trên nhưng chúng ta có thể tự hiểu theo cách riêng của mình, bằng một số cách đơn giản hơn. Chẳng hạn, chủ đầu tư dự án chính là người đứng đầu dự án này và có quyền hạn, trách nhiệm cao nhất vì anh ta chính là người bỏ tiền ra để các kế hoạch đi vào hoạt động.

Chủ đầu tư dự án là gì?
Chủ đầu tư dự án là gì?

1.2. Vai trò của chủ đầu tư dự án

1.2.1. Là người tham mưu, tư vấn quản lý dự án

Chủ đầu tư dự án là người sẽ cùng các cộng sự tham mưu và tư vấn các vấn đề xoay quanh việc thi công và quản lý dự án. Có vấn đề gì các cộng sự đều cần hỏi ý kiến hoặc tham khảo ý kiến của người chủ đầu tư. Và việc trao đổi này sẽ diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện dự án.

1.2.2. Trực tiếp giám sát, điều chỉnh các khâu thi công

Chủ đầu tư dự án cũng là người trực tiếp giám sát và đưa ra một số quyết định điều chỉnh hợp lý đối với các khâu thi công. Ngoài ra, bên thiết kế cần gửi bản vẽ để chủ đầu tư xem xét và đánh giá tính khả thi. Sau đó, quan sát tiến độ làm việc và tính chính xác của công trình thi công so với bản vẽ thực tế.

1.2.3. Là người phê duyệt các công văn liên quan dự án

Chủ dự án đầu tư chính là người ký kết hoặc xác nhận, phê duyệt các đơn từ, công văn, quyết định điều chỉnh có liên quan đến dự án. Chỉ khi được chủ đầu tư phê duyệt thì các văn bản đó mới có hiệu lực. Chủ đầu tư dự án nắm giữ vai trọng hàng đầu trong bộ máy tổ chức thực hiện dự án.

Chủ đầu tư có vai trò phê duyệt các văn bản liên quan dự án
Chủ đầu tư có vai trò phê duyệt các văn bản liên quan dự án

2. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư dự án

2.1. Về trách nhiệm

2.1.1. Tuyển chọn nguồn nhân lực thực thi dự án

Đầu tiên, người chủ đầu tư dự án cần tuyển dụng các nhân lực phù hợp để tiến hành thi công một dự án quan trọng. Sau đó, người chủ sẽ có trách nhiệm thông báo và vạch rõ về những nhiệm vụ cốt lõi, quyền hạn và đãi ngộ đối với từng bộ phận nhân lực để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ cần quan tâm đến những nguyên vật liệu đầu vào, thuê máy móc, dụng cụ để hỗ trợ trong việc xây dựng. Tiếp đó, bố trí nhân lực, thiết bị đúng vị trí đảm bảo đủ năng lực để thi công dự án thuận lợi.

2.1.2. Giám sát và kiểm tra các hoạt động của dự án

Sau khi đủ năng lực thi công thì tất cả sẽ bắt tay vào làm. Và người chủ đầu tư sẽ thường xuyên giám sát, kiểm tra các hoạt động của dự án, đảm bảo đúng tiến độ và không có sai sót. Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án sẽ phải kiểm tra chất lượng vật liệu, các biện pháp thi công và quy định rõ về các biện pháp này.

2.1.3. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định Nhà nước

Trách nhiệm chính vẫn là đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc. Nhưng trách nhiệm khác cũng quan trọng chính là chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước trong xây dựng. Chẳng hạn, đảm bảo an toàn lao động cho những người công nhân, có đầy đủ phương tiện phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường xung quanh cũng như đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chất lượng công trình.

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước

2.1.4. Tổ chức nghiệm thu khi hoàn thành dự án

Khi công trình đã hoàn thành thì cần nghiệm thu, kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn về xây dựng. Chủ đầu tư sẽ lên kế hoạch tổ chức các công việc này đồng thời chủ trì và phối hợp với các bên liên quan để giải quyết một số khúc mắc trong các khâu thực hiện cho đến khi kết thúc xây dựng.

2.1.5. Tổ chức lập báo cáo thống kê

Chủ đầu dự án cần chuẩn bị đầy đủ các báo cáo thi công, báo cáo nghiệm thu, bản vẽ thiết kế, báo cáo nhập nguyên vật liệu, báo cáo nghiệm thu công trình, quyết toán dự án hoàn thành, v.v… Nói chung sẽ nộp các báo cáo về mọi hoạt động thi công công trình để chính quyền xác minh và đảm bảo tính hợp lý, đúng đắn theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành viết như thế nào?

2.1.6. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm thanh toán chi phí

Bên cạnh trách nhiệm đối với thực thi công trình, dự án thì chủ đầu tư dự án cũng cần đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản chi phí cho các bên liên quan và nhân lực của mình. Nếu thanh toán chậm hoặc thiếu mà không có sự thoả thuận đôi bên thì có thể bị xử lý theo luật pháp.

Thanh toán chi phí đầy đủ
Thanh toán chi phí đầy đủ

2.2. Về quyền hạn

2.2.1. Thi công khi có đủ năng lực

Khi có đầy đủ năng lực để thực hiện dự án thì chủ đầu tư được phép yêu cầu nhân lực triển khai các hoạt động xây dựng như kế hoạch trước đó. Chủ đầu tư cũng có thể yêu cầu nhân lực của mình đẩy nhanh tiến độ hoặc làm kế hoạch nào trước, kế hoạch nào sau để phù hợp với yêu cầu của mình.

2.2.2. Ký kết các dự án, hợp đồng

Chủ đầu tư dự án là người có quyền được ký kết các dự án, hợp đồng xây dựng. Họ là những đại diện về mặt pháp luật cho việc hợp tác xây dựng và phát triển. Vì thế, chữ ký của chủ đầu tư rất có giá trị trong các văn bản liên quan.

2.2.3. Đình chỉ thi công nếu có sự cố

Chủ đầu tư dự án có thể ra quyết định tạm dừng hoặc đình chỉ thi công trong trường hợp gặp sự cố không mong muốn. Chẳng hạn việc tai nạn nghề nghiệp hoặc đối tác vi phạm hợp đồng, làm chậm tiến độ hoặc không đáp ứng đủ điều kiện xây dựng của chủ đầu tư dự án. Khi có sự cố hoặc bên còn lại vi phạm thì chủ đầu tư có quyền yêu cầu các bên liên quan phối hợp để xử lý vụ việc nhằm tiếp tục triển khai dự án trong thời gian sớm nhất, tránh làm ảnh hưởng tới các vấn đề khác.

Chủ đầu tư dự án có thể đình chỉ thi công
Chủ đầu tư dự án có thể đình chỉ thi công

3. Chủ đầu tư dự án cần có những yếu tố gì?

3.1. Đạt yêu cầu về tình trạng tài chính

Hiện nay, việc làm xây dựng khá phổ biến và không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, đối với một người chủ đầu tư dự án với định hướng rót vốn đầu tư nên một công trình xây dựng thì trước hết cần đảm bảo về tình trạng tài chính. Bạn cần có những minh chứng về tài sản, thu nhập với các cơ quan chính quyền thì mới được làm chủ đầu tư dự án. Nếu tài chính hạn hẹp sẽ được cho là không đủ năng lực.

3.2. Có kinh nghiệm lâu năm và hiểu biết sâu rộng về xây dựng

Yếu tố thứ hai chính là cần có kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực xây dựng nói chung và dự án công trình nói riêng. Không chỉ am hiểu về chuyên môn mà bạn cần biết những quy định về pháp luật trong xây dựng. Nếu bạn không có kiến thức về nó thì làm sao có thể tổ chức, kiểm tra hoặc phê duyệt những quyết định quan trọng được, có phải không? Có sự am hiểu chính là cơ sở để bạn tổ chức thực hiện các hoạt động này hiệu quả hơn, chính xác hơn.

3.3. Có nhiều mối quan hệ làm ăn

Tiếp theo, xây dựng là một phạm trù có nhiều bên liên quan nhất. Để làm ăn lâu dài và sinh lời nhiều thì bạn cần có một mạng lưới mối quan hệ rộng rãi và thân thiết để làm ăn với nhau. Nếu có quan hệ làm ăn thì việc hợp tác sẽ dễ dàng hơn, giảm được thời gian công sức và thậm chí là chi phí cho dự án.

Chủ đầu tư cần có nhiều mối quan hệ làm ăn
Chủ đầu tư cần có nhiều mối quan hệ làm ăn

3.4. Có trách nhiệm cao với dự án đang làm

Cuối cùng, bạn nhất định phải là người có trách nhiệm cao đối với dự án đang làm. Bạn phải luôn sát sao đến từng chi tiết công việc. Chủ đầu tư dự án là người cần bao quát mọi hoạt động, kiểm tra về chất lượng và tiến độ công việc và có những điều chỉnh kịp thời. Nếu bạn lơ là hoặc vô trách nhiệm thì chắc chắn nhận được hậu quả vô cùng lớn nhé.

Nhìn chung, chủ đầu tư dự án là gì cũng đã được vieclam123.vn vạch rõ một số luận điểm liên quan cả về trách nhiệm, quyền hạn và yếu tố cần thiết. Công việc chủ đầu tư dự án tương đối quan trọng và mang nhiều trọng trách nên các bạn cần chuẩn bị tốt kỹ năng và tinh thần làm việc để đạt hiệu quả cao nhất nhé

Giải thích chi tiết khái niệm đầu tư là gì?

Đầu tư người ta thường hiểu đơn thuần là bỏ vốn ra để thực hiện một hoạt động nào đó. Tuy nhiên, đầu tư còn nhiều ý nghĩa sâu xa và cần hiểu biết để đầu tư đúng chỗ. Bạn có muốn tìm hiểu ngay cùng vieclam123.vn về đầu tư là gì qua bài viết dưới đây không?

Đầu tư là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.