close
cách
cách cách cách cách cách

Chứng chỉ sơ cấp nghề là gì? Cấp bậc trong chứng chỉ sơ cấp nghề

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngoài những hệ đào tạo phổ thông, đại học thì các bạn học sinh còn có thể lựa chọn theo con đường sơ cấp nghề nếu muốn đi sâu nhiều hơn vào những ngành nghề trong cuộc sống. Sau khi học xong các em sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề để có thể xin việc làm dễ dàng hơn. Vậy chứng chỉ sơ cấp nghề là gì? Các cấp bậc trong chứng chỉ sơ cấp nghề được phân chia như thế nào? Bạn chỉ cần đọc tiếp bài viết này của vieclam123.vn sẽ rõ nhé.

1. Thông tin cơ bản về chứng chỉ sơ cấp nghề

1.1. Chứng chỉ sơ cấp nghề là gì?

Chứng chỉ sơ cấp nghề là một loại chứng chỉ được cấp sau khi học viên hoàn thành khoá đào tạo sơ cấp nghề. Sơ cấp nghề là một bậc đào tạo thấp nhất trong tất cả các hệ đào tạo phổ biến hiện nay. Học viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực nghề nào đó bao gồm lý thuyết cơ bản và chủ yếu là thực hành, phục vụ công việc sau này.

Chứng chỉ sơ cấp nghề là gì?
Chứng chỉ sơ cấp nghề là gì?

Thường thường khi học sơ cấp nghề học viên có thể làm những công việc không đòi hỏi quá cao về mặt chuyên môn. Đồng thời, sau khi kết thúc khoá học thì có thể học liên thông lên trung cấp, cao đẳng để nâng cao chuyên môn, có cơ hội được làm việc tại những nơi tốt hơn. Một số ngành nghề được đào tạo tại chương trình sơ cấp nghề như sau: hàn xì, điện dân dụng, hệ thống ống nước, công trình nhà ở, sửa chữa phương tiện, công nghệ thông tin, kế toán, trang trí nội thất, vận chuyển, hành chính văn thư, nhà hàng khách sạn, v.v…

1.2. Điều kiện cấp, nhận chứng chỉ sơ cấp nghề

Để hoạt động cấp nhận chứng chỉ sơ cấp nghề thì bắt buộc đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Cơ sở cấp chứng chỉ cần có giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được Nhà nước thông qua;

- Cơ sở cần được cơ quan quản lý Nhà nước chấp thuận mẫu chứng chỉ cấp phát;

- Đặc biệt, học viên cần hoàn thành chương trình đào tạo và đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Điều kiện cấp nhận chứng chỉ sơ cấp nghề
Điều kiện cấp nhận chứng chỉ sơ cấp nghề

1.3. Cơ sở đào tạo và cấp chứng chỉ

Các cơ sở đào tạo và cấp chứng chỉ nghề có thể là các trường sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Sơ cấp nghề dành cho các bạn tốt nghiệp cấp 2 trở lên, trung cấp nghề dành cho các bạn tốt nghiệp cấp 2 trở lên, qua khoá sơ cấp nghề và cao đẳng dành cho các bạn đã tốt nghiệp cấp 3 trở lên. Các cấp độ này tăng dần về trình độ và chương trình đào tạo. Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận sơ cấp nghề có giá trị vĩnh viễn để xin việc làm ở bất cứ đâu.

1.4. Học chứng chỉ sơ cấp nghề trong bao lâu?

Thời gian học chứng chỉ sơ cấp nghề khá ngắn vì tập trung vào thực hành và chỉ bao gồm kiến thức cơ bản. Thời gian đào tạo trung bình từ 3 đến 12 tháng, hoặc 18 đến 24 tháng tuỳ vào ngành nghề, sức khoẻ và khả năng tiếp thu của học viên.

2. Phân chia cấp bậc chứng chỉ sơ cấp nghề

2.1. Sơ cấp bậc 1

Với cấp bậc sơ cấp 1 thì người học sẽ có kiến thức phổ thông, kỹ năng để thực hiện những công việc đơn giản và có tính lặp lại thường xuyên trong một môi trường làm việc không thay đổi chẳng hạn như lắp ráp linh kiện tại các nhà máy sản xuất. Công việc này thường được giám sát bởi một người hướng dẫn hoặc quản lý theo khu vực.

Đối với cấp bậc này thì người học cần hoàn thành khối lượng học tập tối thiểu là 5 tín. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và đáp ứng các tiêu chuẩn đầu ra của bậc 1 thì sẽ được cấp chứng chứng sơ cấp 1.

Xem thêm: Cách viết văn bằng chứng chỉ trong sơ yếu lý lịch đúng nhất

Học chứng chỉ sơ cấp bậc 1
Học chứng chỉ sơ cấp bậc 1

2.2. Sơ cấp bậc 2

Cấp bậc sơ cấp 2 cao hơn một chút và vẫn có đầy đủ kiến thức kỹ năng của sơ cấp 1. Người học cần hoàn thành chương trình học tối thiểu 15 tín chỉ, đáp ứng chuẩn đầu ra của bậc 2 thì được cấp chứng chỉ sơ cấp 2.

2.3. Sơ cấp bậc 3

Đối với bậc sơ cấp 3 là bậc cao nhất trong sơ cấp nghề thì bạn cần hoàn thành chương trình học với tối thiểu 25 tín chỉ. Cấp độ này bạn sẽ có chuyên môn hơn một chút có thể phụ trách một bộ phận nào đó sau một thời gian làm việc nếu có năng lực. Học xong chương trình sơ cấp 3 và đáp ứng đầy đủ điều kiện bậc 3 sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp 3.

3. Tính hữu ích của chứng chỉ sơ cấp nghề

3.1. Giúp người học được nâng cao tay nghề

Khi học để lấy chứng chỉ sơ cấp, học viên được trải nghiệm những kỹ năng thực tế với ngành nghề phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế, học viên có thể được nâng cao tay nghề, có kinh nghiệm thực tế khi đi làm. Thậm chí họ còn hiểu được cách vận hành thực tế hơn những cấp bậc chỉ học lý thuyết suông. Học viên được nâng cao tay nghề chính là mục tiêu hàng đầu của các cơ sở đào tạo nghề, giúp cho ngành nghề phát triển hơn do có đội ngũ nhân lực chất lượng.

Người học được nâng cao tay nghề
Người học được nâng cao tay nghề

3.2. Tiết kiệm thời gian học, tập trung thực hành

Thời gian học chứng chỉ sơ cấp nghề khá là ngắn, phù hợp với những bạn mong muốn đi làm kiếm tiền sớm. Ngoài ra, học viên được chọn học full thời gian hoặc bán thời gian để có thể đi làm kiếm tiền hoặc học thêm những kiến thức bổ trợ khác.

Thời gian ngắn nên học viên không được chú trọng nhiều về lý thuyết mà sẽ bắt tay vào thực hành luôn. Một câu nói vẫn luôn đúng cho đến thời điểm hiện tại đó là học cần đi đôi với hành. Vì vậy, nếu được thực hành thường xuyên cũng sẽ giúp người học có thể nhận biết kiến thức nhanh hơn là trên sách giấy.

3.3. Học viên có thể tự giác và sáng tạo hơn

Khi học chứng chỉ sơ cấp nghề, học viên được thực hành thực tế với các thiết bị máy móc của doanh nghiệp đang vận hành. Do đó, các bạn cần tự giác tìm tòi, học hỏi những nguyên lý hoạt động đó đồng thời nghiên cứu, sáng tạo những điều mới lạ từ kinh nghiệm bản thân.

3.4. Cơ hội tìm việc làm của học viên cao hơn

Các nhà tuyển dụng thường có xu hướng tuyển chọn ứng viên có kinh nghiệm và có tay nghề thực sự để làm việc cho họ luôn mà không cần tốn thời gian, công sức đào tạo. Cũng bởi được tiếp xúc trực tiếp với những thiết bị máy móc của doanh nghiệp, được tham gia vào quy trình làm việc của họ từ sớm mà những học viên sơ cấp nghề thường được săn đón rất nhiều. Đó cũng là lý do mà khi bạn có chứng chỉ sơ cấp nghề thì có thể tìm việc làm dễ dàng hơn so với học cao học.

Học viên có thêm nhiều cơ hội việc làm
Học viên có thêm nhiều cơ hội việc làm

Nhìn chung, chứng chỉ sơ cấp nghề mặc dù là cấp đào tạo thấp nhất nhưng về tính thực tế công việc thì không cấp độ nào sánh bằng. Vì thế mà chứng chỉ sơ cấp nghề mang lại rất nhiều lợi ích cho các học viên. Qua đây, vieclam123.vn tin rằng bạn đọc đã hiểu chứng chỉ sơ cấp nghề là gì đồng thời có cái nhìn tích cực về loại chứng chỉ này, từ đó có được quyết định lựa chọn con đường đi của riêng mình trong tương lai nhé.

Tầm quan trọng của chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều cần thiết đối với bất kể ai đang làm nghề giáo dục, truyền đạt tri thức cho người khác. Vậy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì mà quan trọng đến vậy? Cùng vieclam123.vn thử tìm hiểu một vài thông tin liên quan nhé.

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.