Tiện ích
Cẩm nang
Chính sách bán hàng được xem là một chính sách quan trọng giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Chính sách này không những giúp cho doanh nghiệp phân phối hàng hóa trở nên hiệu quả mà còn gia tăng được hoạt động tiếp thị, xây dựng hình ảnh,… Vậy rốt cục chính sách bán hàng là gì? Có những loại chính sách bán hàng nào? vieclam123.vn sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề này ở ngay bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Chính sách bán hàng là những chính sách hay giải pháp được doanh nghiệp đưa ra nhằm thu hút một nhóm khách hàng tiềm năng đang theo dõi và mua hàng của mình. Thông thường, các chính sách bán hàng sẽ đi kèm với một số lợi ích cho khách hàng như chương trình khuyến mãi, hỗ trợ vận chuyển, chính sách giảm giá, chính sách bán hàng,…
Từ việc xây dựng chính sách bán hàng, doanh nghiệp sẽ tạo được sự quan tâm cho khách hàng, kích thích sự hứng thú của họ đối với các sản phẩm, dịch vụ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng được lợi nhuận và doanh thu. Hầu hết, các doanh nghiệp sẽ xây dựng chính sách bán hàng như:
Chính sách sản phẩm: hàng hóa, dịch vụ nào sẽ cung cấp cho khách hàng?
Chính sách phân phối: doanh nghiệp sẽ hướng đến nhóm khách hàng nào?
Chính sách giá: sản phẩm và dịch vụ có giá bán là bao nhiêu?
Chính sách khuyến mãi: khách hàng sẽ quan tâm tới những chương trình khuyến mại, giảm giá nào?
Chúng ta có thể lấy ví dụ thực tế như, một doanh nghiệp đang kinh doanh giày nam nhưng muốn bán thêm mặt hàng giày cho khách hàng nữ thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo mặt hàng dành cho phái nữ của mình sẽ có ưu điểm vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là chính sách về sản phẩm. Nếu có giá tiền tốt hơn thì đó là chính sách về giá. Còn chính sách khuyến mại sẽ liên quan đến chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu và sản phẩm.
Thông thường, chúng ta luôn nghĩ rằng mục đích của chính sách bán hàng là thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng thực tế, nó đem lại lợi ích cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp.
Chính sách bán hàng được doanh nghiệp đưa ra sẽ giúp khách hàng tiết kiệm một khoản chi phí. Đồng thời, người khách hàng cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú với sản phẩm và lợi ích mà mình nhận được.
Các chính sách bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp thu hút, nhận được sự quan tâm cũng như sự chú ý đến từ khách hàng. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến hành vi của người tiêu dùng. Việc ra các chính sách bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp được nhiều người biết tới hơn. Đây chính là một hoạt động của tiếp thị để gia tăng độ phủ sóng tới toàn khu vực, từng phân khúc khách hàng cụ thể. Mặc khác, chính sách này cũng giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, thúc đẩy hoạt động bán hàng diễn ra hiệu quả hơn.
Chương trình tri ân khách hàng là một chính sách bán hàng thường được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Chương trình này sẽ được sử dụng cho từng đối tượng khách hàng cụ thể.
Thông thường, chương trình này sẽ được các cửa hàng lớn áp dụng để thu hút khách hàng mục tiêu. Tại đây, người khách hàng được nhận quà tặng, phần quà ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Điều này sẽ giúp kích cầu cho hoạt động mua sắm.
Chúng ta có thể ví dụ như chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng sinh nhật vào tháng 10. Lúc này, tất cả những người có ngày trong tháng 10 được nhận một phần quà và giảm thêm 30% ở tất cả các đơn hàng khi mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Xem thêm: Bật mí kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp từ những bậc thầy về Sale
Chính sách 70 – 30 còn được biết đến là chính sách bán hàng theo nguyên tắc 70 – 30. Chính sách này cực kỳ đơn giản, nếu biết cách triển khai sẽ đem lại nguồn lợi nhuận to lớn. Theo chính sách này, doanh nghiệp sẽ lấy 30% các mặt hàng bán chạy nhất trong danh mục của mình và tung ra ngoài thị trường với mức ra rẻ nhất. Còn 70% mặt hàng còn lại sẽ để nguyên giá hoặc có mức giá cao hơn. Chính sách này sẽ đánh vào hiệu ứng tâm lý bán rẻ của khách hàng.
Chính sách này thường được áp dụng ở các cửa hàng mỹ phẩm, thời trang. Theo đó, khi mua bất cứ mặt hàng nào, khách hàng sẽ được người bán đưa cho một thẻ tích điểm, đến khi tích đủ số ô cần thiết sẽ được nhận nhận một phần quà hay khuyến mại giảm giá.
Chính sách này khá hiệu quả bởi nó kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn. Điều này sẽ giúp cho cửa hàng gia tăng được doanh số nhưng vẫn khiến khách hàng hài lòng. Với sự phát triển của thời đại số, thẻ tích điểm giấy đã được thay thế bằng thẻ tích điểm điện tử.
Trong một nền kinh tế biến động như ngày nay, sự phát triển luôn gắn liền với mức độ cạnh tranh. Các doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài cần phải cho mình các chính sách, chiến lược phù hợp để thích ứng nhanh chóng với mọi sự thay đổi của thị trường. Một trong những chiến lược giúp được doanh nghiệp tồn tại là chính sách bán hàng. Chính sách này sẽ được xây dựng và có những điều chú ý sau:
Chính sách bán hàng được xây dựng dựa trên các quy tắc, nguyên tắc và thủ tục giúp hỗ trợ cho quá trình bán hàng diễn ra hiệu quả. Đồng thời, nó còn thúc đẩy các hành vi mong muốn của các đối tượng tham gia vào quá trình đó. Một chính sách bán hàng quy chuẩn sẽ bao gồm các thành phần như phân loại khách hàng, chính sách giao hàng, chính sách giá cả, chính sách tính phí, chính sách cung ứng, chính sách khiếu và quy tắc ứng xử với khách hàng.
Tuy nhiên, việc tạo dựng được các thành phần trong chính sách không phải là điều dễ dàng. Có 2 điểm quan trọng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về về xây dựng chính sách bán hàng.
Trước khi viết một chính sách bán hàng, các nhà hoạch định cần đồng ý và chấp nhận các chính sách, hướng giải quyết, giải pháp cụ thể để tránh đưa ra chiến lược có tính rủi ro cao.
Chính sách bán hàng sẽ đề cập tới nhiều đối tượng, nhiều trường hợp khác nhau. Do vậy, người viết chính sách cần xác định được đối tượng mục tiêu cụ thể. Nếu chính sách này dành cho tất cả mọi người thì cần đảm bảo rằng những ai đọc chính sách đều có thể hiểu được nó.
Ngay cả những người có kinh nghiệm lâu năm thì việc xây dựng chính sách bán hàng không phải là điều dễ dàng. Bởi vì để hoàn thiện một chính sách cần tuân thủ nhiều yếu tố và nguyên tắc khác nhau nên đòi hỏi người viết chính sách cần có kiến thức chuyên sâu và am hiểu tình hình thị trường, nội tại của từng doanh nghiệp.
Để giúp cho chính sách bán hàng đạt được hiệu quả cao, người viết tài liệu sẽ cần chú ý tới các điểm sau:
Cần nắm bắt rõ ràng và sâu sắc về thị trường, khách hàng mục tiêu và những mong muốn, nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng được cơ hội, tiềm năng phát triển, thách thức và rủi ro của doanh nghiệp.
Mọi chính sách bán hàng đều có sự linh hoạt, biến đổi một cách nhanh chóng theo sự biến động của thị trường.
Có một đường dẫn cụ thể cho hoạt động bán hàng và tiếp thị.
Ngôn ngữ viết sẽ cần phù hợp và dễ hiểu vì nó cần truyền thông và hướng dẫn cho mọi đối tượng liên quan.
Như vậy, vieclam123.vn đã trả lời được câu hỏi chính sách bán hàng là gì và những loại chính sách bán hàng phổ biến. Mong rằng, những lời chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các chủ doanh nghiệp xây dựng được chính sách bán hàng và tối ưu được hoạt động kinh doanh của mình
Tư vấn là một hoạt động quan trọng trong tiến trình bán hàng. Nhờ hoạt động này mà khách hàng có cảm tình với doanh nghiệp giúp việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn. Cùng tìm hiểu về hoạt động tư vấn bán hàng ở bài viết sau!
MỤC LỤC
Chia sẻ