close
cách
cách cách cách cách cách

Điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Unilever là một trong những tập đoàn đa quốc gia thành công nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những tập đoàn được nhiều công ty trên thế giới ngưỡng mộ về chiến lược kinh doanh quốc tế của mình. Để tìm hiểu sự thành công của công ty này, chúng ta hãy cùng nhau đi phân tích về chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever trong bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu sơ lược về tập đoàn Unilever

Unilever là một công ty đa quốc gia của Anh nổi tiếng trên thế giới về các sản phẩm tiêu dùng như: kem đánh răng, mỹ phẩm, hóa chất, dầu gội đầu, nước rửa chén,… Công ty này đã được thành lập vào năm 1929 bởi hai ông lớn đến từ châu Âu là công ty bơ thực vật của Hà Lan Margarine Unie và công ty xà phòng của Anh Quốc Lever Brothers.

Công ty có hơn 400 nhãn hàng khác nhau. Đây đều là những nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới như OMO, Knorr, Comfort, Vaseline, Surf, Lux, Dove, P/S, Close up, Rexona,… Công ty Unilever này tập trung vào 3 nhãn hàng chính là thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống, sản phẩm giặt tẩy quần áo và đồ dùng trong nhà, sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân.

Mục tiêu chính của Unilever chính là một công ty đa quốc gia mở rộng kinh doanh không biên giới và mau chóng thống lĩnh thị trường toàn cầu. Vào năm 1995, Unilever đã bắt đầu mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam và vẫn thường được gọi là Unilever Việt Nam. Unilever Việt Nam là một tập hợp của 3 công ty riêng biệt phủ sóng tại hai thành phố có kinh tê phát triển nhất nước: Liên doanh Lever Việt Nam, Elida P/S và Best Food.

Xem thêm: Unilever là công ty gì? Những sản phẩm kinh doanh của công ty là gì?

Công ty đa quốc gia Unilever
Công ty đa quốc gia Unilever

2. Phân tích chiến lược kinh doanh theo mô hình SWOT

 SWOT là một mô hình nổi tiếng trên thế giới được nhiều công ty lớn trên thế giới lựa chọn để tìm hiểu năng lực, cũng như tiềm năng của công ty mình. Mô hình SWOT bao gồm: điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội, (Opportunities) và thách thức (Threats).

Trong các yếu tố của mô hình SWOT, ta có thể thấy 2 yếu tố điểm mạnh và điểm yếu là năng lực nội bộ của doanh nghiệp. Với 2 yếu tố này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát, thay đổi để phát triển doanh nghiệp của mình. Còn đối với 2 yếu tố cơ hội và thách thức, đây là những yếu tố bên ngoài của một doanh nghiệp. Đây là những yếu tố yêu cầu doanh nghiệp phải nắm bắt, cũng như chuẩn bị để đối phó với các thách thức phía trước.

Đây là một mô hình mà Unilever đã áp dụng rất thành công. Chúng ta sẽ phân tích các yếu tố này trong đoạn viết dưới đây:

2.1. Điểm mạnh của Unilever

2.1.1. Định giá sản phẩm linh hoạt

Định giá sản phẩm là một chiến lược cực kỳ thành công của Unilever. Chiến lược này đã mau chóng giúp công ty lựa chọn giá sản phẩm một cách hiệu quả nhất để tối đa hóa lợi nhuận, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Unilever đã liên tục áp dụng giá bán sản phẩm một cách linh hoạt, chọn thời điểm một cách thích hợp, tùy theo mức độ khả năng sẵn sàng thanh toán của khách hàng. Điều này đã khiến cổ đông công ty rất hài lòng và tăng giá trị của thương hiệu.

Unilever định giá sản phẩm phù hợp với từng khu vực
Unilever định giá sản phẩm phù hợp với từng khu vực

2.1.2. Sức mạnh của thương hiệu

Do có được người tiêu dùng yêu chuộng trên toàn thế giới, công ty đa mau chóng chiếm lĩnh thị trường, phủ sóng khắp nơi trên toàn thế giới. Hiện nay, công ty đã có chi nhanh hơn 190 quốc gia và là một trong những công ty thương hiệu giá trị nhất thế giới. Điều này đã khiến Unilever luôn được tự hào là một công ty có tài chính doanh nghiệp vững mạnh và có năng lực sản xuất cực kỳ tốt.

Unilever có giá trị thương hiệu toàn cầu
Unilever có giá trị thương hiệu toàn cầu

2.2. Điểm yếu của Unilever

Unilever là một công ty đa quốc gia với đa dạng các loại sản phẩm khác nhau. Để có thể phân phối sản phẩm hiệu quả, công ty cần có một số lượng nhà bán lẻ cực lớn. Đây là một điểm yếu chí mạng của Unilever khi nhu cầu, quyết định của người tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào sự tư vấn của nhà bán lẻ. Bên cạnh đó, sản phẩm của Unilever cực kỳ đơn giản, dễ dàng bị các công ty khác bắt chước, “copy”.

2.3. Cơ hội của Unilever

2.3.1. Xu hướng toàn cầu hóa

Với sự sức mạnh của truyền thông và quá trình toàn cầu hóa, phong cách sống của châu Âu đã dần thâm nhập vào lối sống của người châu Á. Chính điều này là một lợi thế khiến Unilever nhận được sự chào đón nhiệt tình từ chính phủ và nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân Châu Á. Đây cũng chính là lý do khiến Unilever không mất quá nhiều chi phí để quảng bá thương hiệu.

2.3.2. Xu hướng người tiêu dùng

Trong những năm gần, ý thức của người dân các nước trên thế giới ngày càng được nâng cao hơn. Họ dần có xu hướng tập trung sức khỏe bản thân, nhu cầu các sản phẩm lành mạnh, các sản phẩm bền vững với môi trường. Điều này đã giúp Unilever nhanh chóng phát triển, tập trung thị trường vào phân khúc khách hàng yêu môi trường, có ý thức sức khỏe.

2.4. Thách thức của Unilever

Hiện nay, ngoài đối thủ lâu năm đến từ Hoa Kỳ Johnson & Johnson, Unilever còn phải đối mặt với những đối thủ mới nổi như Nestle, P&G. Điều này đã khiến hãng giảm phân khúc thị trường, liên tục tung ra sản phẩm mới và tăng mức độ cạnh tranh về giá. Đây cũng là lý do khiến doanh thu của Unilever có phần sụt giảm so với những năm trước đây. Bên cạnh đó, dưới tác động của đại dịch Covid-19, công ty đã ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt doanh thu và tiêu thụ sản phẩm.

Đối thủ truyền kiếp của Unilever là Johnson & Johnson
Đối thủ truyền kiếp của Unilever là Johnson & Johnson

3. Các chiến lược kinh doanh quốc tế tiêu biểu của Unilever

3.1. Sử dụng chiến lược đa quốc gia

Chiếc lược đa quốc gia là một chiến lược đã được Unilever áp dụng từ lâu. Chiến lược này chủ yếu làm tăng giá trị sản phẩm và tăng khả năng thích ứng của sản phẩm vào từng thị trường khác nhau. Để mau chóng thích nghi với từng thị trường khác nhau, Unilever đã thực hiện các hoạt động khác nhau để mau chóng tạo giá trị thương hiệu như marketing, phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường,…

Ở mỗi thị trường khác nhau, Unilever cho phép các công ty con của mình được phép toàn quyền quyết định ở thị trường đó như sản xuất, kinh doanh, phân phối, tiếp thị sản phẩm. Điều này đã khiến các công ty có tính chủ động, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy chiến lược này đã mau chóng đem lại hiệu quả của từng địa phương nhưng nó đã xuất hiện sự hạn chế về khả năng trùng lặp, khó chuyên sâu của các công ty trong mỗi khu vực. Đây cũng chính là lý do khiến các công ty con ở các địa phương khác nhau sự giống nhau về hoạt động cũng như tạo ra giá trị.

Unilever cho phép công ty con có quyền quyết định ở khu vực của mình
Unilever cho phép công ty con có quyền quyết định ở khu vực của mình

3.2. Chiến lược xuyên quốc gia

Chiến lược xuyên quốc gia là một chiến lược làm gia tăng lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí trên toàn cầu. Chiến lược này đã được Unilever áp dụng rất thành công khi cho các công ty ở các chi nhánh có thể tự do thực hiện các hoạt động khác nhau, đồng thời có thể phối hợp chặt chẽ để tạo nên một sức mạnh tổng thể, tăng khả năng cạnh tranh.

Chiến lược này đã giúp Unilever giảm áp lực quản lý, giảm sự phân phối nguồn lực, tăng khả năng cạnh tranh cao ở mỗi thị trường riêng biệt. Bên cạnh đó, khi sử dụng chiến lược này, Unilever đã giảm áp lực thích nghi môi trường do mỗi thị trường có đặc điểm, văn hóa và nhu cầu khác nhau. Đồng thời, chiến lược này còn giúp Unilever giảm chi phí, tập trung nguồn lực để cải tiến dây chuyền, phát triển ý tưởng kinh doanh.

3.3. Chiến lược quốc tế cực kỳ thành công

Chiến lược quốc tế mà được Unilever áp dụng là chuyển giao công nghệ, sử dụng sản phẩm và kỹ năng vượt trội của doanh nghiệp vào từng thị trường khác nhau. Theo đó, cách thức mà Unilever thực hiện chính là chính là các sản phẩm được thiết kế, phát triển tiêu thụ ở thị trường nội địa sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài hoặc thiết kế sản phẩm do công ty trong nước và sản xuất, tiêu thụ sẽ được chi nhánh nước ngoài đảm nhận.

Với chiến lược này, Unilever đã tận dụng được lợi thế, kinh nghiệm sản xuất, ưu thế sản phẩm để cạnh tranh với các dòng sản phẩm địa phương. Do sức mạnh về vượt trội về sản phẩm, Unilever đã mau chóng tạo áp lực lên các đối thủ, bao phủ trọn vẹn toàn thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Unilever sử dụng chiến lược quốc tế để bao phủ toàn toàn cầu
Unilever sử dụng chiến lược quốc tế để bao phủ toàn toàn cầu

Như vậy, với nhạy bén và kinh nghiệm dày dặn của bản thân mình, Unilever đã mau chóng trở thành tập đoàn đa quốc gia và một trong những công ty hàng đầu trên toàn thế giới. Mong rằng với các thông tin trên, vieclam123.vn đã giúp các bạn hiểu về chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever và cách triển khai chiến lược của tập đoàn này.

Chiến lược là gì? Các bước xây dựng chiến lược hiệu quả

Trong quá trình phát triển một doanh nghiệp, chiến lược là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong tương lai. Để có thể biết được cách xây dựng chiến lược, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Chiến lược là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.