close
cách
cách cách cách cách cách

Chiến lược là gì? Các bước xây dựng chiến lược hiệu quả

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chiến lược được hiểu là những chương trình hành động được lên kế hoạch rõ ràng để đạt đến mục tiêu cụ thể. Vậy ý nghĩa của chiến lược là gì trong những lĩnh vực khác nhau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Chiến lược là gì?

1.1. Chiến lược là gì?

Chiến lược là tập hợp những hành động được lên kế hoạch để có thể đạt đến những mục đích nhất định. Định nghĩa chiến lược được bắt nguồn từ chiến thuật trong lĩnh vực quân sự. Những người lãnh đạo sẽ phải lên kế hoạch chiến lược để chiến thắng trong các cuộc chiến.

Có chiến lược trước khi hành động không chắc chắn là sẽ giành được chiến thắng hay thành công như mong muốn, nhưng nó sẽ giúp cho khả năng thành công được đẩy lên cao hơn. 

Các yếu tố cơ bản trong chiến lược bao gồm:

Thứ nhất là xác định được mục tiêu của chiến lược. Ví dụ trong chiến tranh, khi lên kế hoạch chiến lược, người lãnh đạo cần phải xác định mục tiêu của chiến lược này là gì, để giành lại căn cứ, để đánh tan quân địch hay để cướp lương thảo,...Trong hoạt động kinh doanh, chiến lược được đặt ra cũng để hoàn thành một mục tiêu nhất định, ví dụ như chiến lược để quảng bá hình ảnh, thương hiệu, chiến lược để giành thị phần, chiến lược để đánh bại đối thủ cạnh tranh, chiến lược ra mắt sản phẩm mới,...

Thứ hai, cần xác định được phương thức để đạt được mục tiêu. Ví dụ như trong một trận chiến, muốn giành được căn cứ này thì cần làm thế nào để thực hiện được, thời gian thực hiện như thế nào, đi con đường nào, dùng loại vũ khí gì, sẽ tấn công ồ ạt hay tiêu diệt địch theo cách nhỏ lẻ,...Trong chiến lược kinh doanh, ví dụ như muốn ra mắt sản phẩm mới được thành công thì doanh nghiệp sẽ sử dụng chiến lược nào, thực hiện quảng cáo hay tiếp thị tại điểm bán hay kết hợp cả hai, các chương trình khuyến mãi được áp dụng như thế nào, rồi thời điểm cho ra mắt sản phẩm ra sao, kênh phân phối chính của sản phẩm là gì,....

Cuối cùng, yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược chính là định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn. Nguồn lực là có hạn và người lên kế hoạch chiến lược cần phải tính toán làm sao để sử dụng nguồn lực sẵn có một cách phù hợp để đạt được mục tiêu hiệu quả nhất. Ví dụ, cùng một mục tiêu đánh tan quân địch, với số lượng quân áp đảo so với quân địch, chúng ta có thể lựa chọn chiến lược đánh úp, tấn công ồ ạt, nhưng nếu số lượng quân ít hơn quân địch thì chúng ta cần lựa chọn phương thức đánh nhỏ lẻ, đánh tỉa,...

Việc kết hợp hiệu quả cả ba yếu tố nêu trên sẽ giúp xây dựng được chiến lược phù hợp, giúp thành công đạt được mục tiêu.

Chiến lược là gì

1.2. Ý nghĩa của chiến lược là gì?

Việc xây dựng chiến lược cụ thể đóng vai trò rất quan trọng. Tưởng tượng xem nếu bạn đang đi trên một con đường mà không biết đi về đâu thì sẽ thế nào? Hoạt động kinh doanh mà không có chiến lược cụ thể cũng vậy.

Một chiến lược tốt sẽ giúp bạn đảm bảo rằng mình đi đúng đường và không bị mất tập trung cho những hoạt động không cần thiết. Bạn sẽ có một tầm nhìn rõ ràng hơn và nhanh chóng đi đến đích hơn. 

Đồng thời, có được chiến lược cụ thể cũng giúp bạn theo dõi được tiến độ thực hiện và đo lường hiệu quả đạt được, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để đi đúng con đường đã vạch ra.

Một số lợi ích cụ thể của việc xây dựng chiến lược kinh doanh như:

  • Xây dựng định hướng rõ ràng cho doanh nghiệp: Một chiến lược rõ ràng sẽ được chia sẻ với tất cả thành viên trong tổ chức, từ đó tất cả mọi người cùng cố gắng để hướng tới mục tiêu chung.

  • Tăng năng lực kiểm soát: Có được chiến lược cụ thể, doanh nghiệp có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn và chủ động điều chỉnh để thích nghi với những biến đổi dù là nhỏ nhất.

  • Xác định được vị trí của mình: Có những chiến lược, mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí của mình trên thị trường. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ vị trí đứng của mình đang ở đâu để đưa ra những giải pháp hợp lý, đạt được cái đích cần đến. 

  • Nắm bắt được cơ hội: Thường xuyên xem xét chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn thấy những cơ hội mới. Trong những thách thức, khó khăn, tư duy sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp có những giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. 

  • Cải thiện hiệu suất kinh doanh: Có chiến lược cụ thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những gì mình cần đạt được, từ đó tạo những cố gắng nhất định trong thời gian ngắn hạn và dài hạn.

  • Tăng cường sự giao tiếp trong tổ chức: việc giao tiếp này được cải thiện thông qua các cuộc họp, thảo luận để nói về phương hướng hoạt động chung, tất cả các bộ phận trong công ty cũng sẽ có được nguồn thông tin xuyên suốt.

  • Tăng cường sự phối hợp trong nội bộ doanh nghiệp: Tất cả mọi người sẽ thúc đẩy nhau cùng làm việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

  • Quyết định nhanh và tốt hơn: Khi chiến lược đã được xác định rõ ràng, doanh nghiệp cũng sẽ nhanh chóng đưa ra những quyết định phù hợp với định hướng tương lai. Thay vì những đánh giá, phán đoán chủ quan thì chiến lược cụ thể giúp họ đưa ra được quyết định đúng đắn nhất. 

2. Các bước xây dựng chiến lược là gì?

Chiến lược là gì

2.1. Phân tích môi trường

Việc thu thập thông tin về các điều kiện môi trường xung quanh là rất cần thiết để xây dựng chiến lược hoàn hảo. 

Trong chiến tranh, khi muốn xây dựng chiến lược tấn công hay phòng thủ, các nhà lãnh đạo cần phân tích tình huống hiện tại, sức mạnh của địch, vị trí địa lí,...sao cho có thể tận dụng được những điều kiện thuận lợi để hoàn thành mục tiêu. 

Ví dụ, trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, chúng ta từng sử dụng chiến lược “vườn không nhà trống”, tức là khi quân địch tấn công, chúng ta đã bỏ trốn và không để lại lương thực, nhu yếu phẩm. Đây là điều quân địch không ngờ tới và chúng đã bị thiếu thốn nguồn lương thực, dẫn đến hoang mang, sức khỏe suy giảm, ý chí chiến đấu không còn,..Vì vậy, quân ta cũng dễ dàng dành chiến thắng chỉ với lực lượng ít hơn nhiều lần so với quân địch. 

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phân tích được thị trường trong từng lĩnh vực, các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm chiếm lĩnh phần lớn thị phần, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mục tiêu,...

2.2. Xác định mục tiêu

Mục tiêu ban đầu là mục tiêu sơ bộ, sau đó sẽ được làm rõ, phân tích, điều chỉnh để lập ra danh sách các mục tiêu được hoàn thiện để ghi vào văn bản chiến lược.

2.3. Xác định phương thức hành động

Khi xây dựng chiến lược, cần nêu cụ thể các giải pháp hành động, các bước cụ thể để đạt đến mục tiêu. Các phương thức hành động có thể được thay đổi tùy theo tình hình thực tế có sự biến đổi. 

3. Các loại chiến lược thường gặp

Chúng ta vẫn thường nghe đến tên 3 loại chiến lược như: 

  • Chiến lược quân sự

  • Chiến lược kinh doanh

  • Chiến lược chính trị

Trong chiến lược quân sự, có một số loại chiến lược thường được nhắc tên như: chiến lược tấn công, phòng thủ, ..

Trong chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng: 

Chiến lược quản lý chung: Doanh nghiệp cần xác định các chiến lược đa quốc gia, lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh,...Chiến lược quản lý chung còn là các hoạt động để giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí vận hành doanh nghiệp. Ví dụ như việc outsourcing một số dự án, hoạt động, nhân lực, di chuyển cửa hàng đến gần đối tượng khách hàng tiềm năng để giảm chi phí vận chuyển,...

Chiến lược về sản phẩm: Doanh nghiệp cần lên kế hoạch để đa dạng hóa sản phẩm, độc quyền sản phẩm, phát triển những sản phẩm mới, những sản phẩm khác biệt,...

Chiến lược giá: Chiến lược bán phá giá, chiến lược giá rẻ, chiến lược “hớt váng”,….là những chiến lược giúp doanh nghiệp điều chỉnh giá bán của sản phẩm để chúng có thể trở nên nổi bật, có sức cạnh tranh và được ưa chuộng hàng đầu trong lĩnh vực cụ thể. 

Chiến lược phân phối sản phẩm: các kênh phân phối chính, bán sỉ, bán lẻ, kinh doanh đa cấp,...

Chiến lược tiếp thị: Chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược marketing, chăm sóc khách hàng, chiến lược bảo hành sản phẩm,...

Chiến lược bán hàng: hoạt động bán hàng cho các nhà phân phối, bán lẻ,...

Chiến lược thương hiệu: nhượng quyền thương hiệu, tập đoàn tượng trưng,...

Chiến lược liên minh với các đối tác làm ăn: liên doanh, liên minh tiếp thị, mua bán sáp nhập,...

4. Phân biệt chiến lược và chiến thuật

Chiến lược là gì

Chiến lược và chiến thuật là hai khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được sự khác biệt này, bởi vậy chúng ta hãy cùng theo dõi bảng dưới đây để biết được hai khái niệm này khác nhau như thế nào nhé.

 

Chiến lược

Chiến thuật

Định nghĩa

Là tập hợp các lựa chọn được sử dụng để đạt được những mục tiêu cụ thể.

là những hành động cụ thể được thực hiện để hoàn thành chiến lược chung. 

Đối tượng quyết định

Chiến lược được quyết định bởi hội đồng quản trị cấp cao

Chiến thuật được quyết định bởi các trường bộ phận, các cán bộ, nhân viên.

Thời gian

Chiến lược dài hạn, không thay đổi thường xuyên

Ngắn hạn, có thể thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể

Mục đích

Xác định mục tiêu rõ ràng, quyết định phương hướng hoạt động

Sử dụng nguồn nhân lực cụ thể để đạt được mục tiêu nhỏ, hỗ trợ nhiệm vụ chung

Phương pháp

Dựa vào kinh nghiệm, nghiên cứu, phân tích, suy nghĩ, sau đó giao tiếp

Dựa trên trải nghiệm, phương pháp, kế hoạch, quy trình và nhóm

Phạm vi

Tất cả các nguồn lực đều tập trung thực hiện chiến lược chung

Một tập hợp con các nguồn lực được sử dụng để hoàn thành một kế hoạch, quy trình

5. Một số lí do khiến chiến lược thường thất bại

Chiến lược giúp doanh nghiệp có khả năng đạt được mục tiêu cao hơn, nhưng không phải chiến lược nào cũng có thể đạt được thành công như mong đợi. Có những chiến lược kết thúc trong thất bại và doanh nghiệp không những không có được “chiến lợi phẩm” mà còn hao tốn rất nhiều công sức và tiền của vào nó. Tại sao lại như vậy? Dưới đây là một số nguyên nhân giải thích tại sao chiến lược thường thất bại.

5.1. Chiến lược và chiến thuật không hài hòa với nhau

Khi chiến lược được xác định, từng chiến thuật cũng cần được lên kế hoạch bài bản hỗ trợ cho chiến lược để đạt được kết quả như mong muốn.  Nếu không thể đưa ra chiến thuật hỗ trợ chi tiết thì không nên dành thời gian để thực hiện chiến lược.

5.2. Không có tính linh hoạt

Chiến lược một khi đã được xây dựng, không có nghĩa là nó cần kiên cố ở đó. Doanh nghiệp cần nhanh nhạy trong việc nắm bắt những biến đổi của thị trường để có những thay đổi trong chiến lược sao cho phù hợp. 

Nếu như điều kiện môi trường thay đổi mà chiến lược vẫn được thực thi theo cách cũ một cách cố chấp thì chắc chắn doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tinh thần để nhận những hậu quả khủng khiếp.

5.3. Thiếu kiên nhẫn

Có những chiến lược cần phải được thực hiện một thời gian dài mới có hiệu quả. Vì vậy, trước khi đạt được kết quả như mong muốn, bạn có thể thấy nỗ lực của mình không có bất kỳ kết quả nào. Khi đó cũng đừng vội nản chí mà hãy đo lường sự tiến bộ trong tiến trình thực hiện chiến lược, dần dần kết quả sẽ đạt được như ý muốn.

5.4. Không sáng tạo

Chiến lược được đưa ra cần phải dựa theo phân tích tình hình bên ngoài môi trường cũng như nội bộ doanh nghiệp. Mỗi công ty sẽ có một chiến lược hành động riêng phù hợp với quy mô và mục đích hoạt động.

Vì vậy, không cần bắt chước chiến lược của bất kỳ doanh nghiệp nào để rổi hy vọng sẽ “nhận lại được cái gì đó” giống họ. Mỗi doanh nghiệp cần “lùi” lại để nhìn nhận vị trí của mình, kiểm tra lại toàn bộ chuỗi hoạt động và điều chỉnh nó để tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định.

5.5. Thiếu sự tuân thủ

Mỗi khi chiến lược được đưa ra, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả nguồn nhân lực trong công ty đều nắm được chiến lược đó và cùng nỗ lực thực hiện theo mục tiêu. Nếu một bộ phận, một cá nhân đi lệch với mục tiêu ban đầu cũng có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. 

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn cho những bạn chưa thực sự hiểu rõ “Chiến lược là gì”. Đây là một thuật ngữ hết sức cơ bản trong kinh doanh nên bạn cần nắm rõ để hoàn thành công việc của mình một cách tốt hơn nhé. 

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.