close
cách
cách cách cách cách cách

Bật mí với bạn mới cách tìm kiếm khách hàng cho sales logistics

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sales là một ngành có nhiều cơ hội nhưng không phải ai cũng làm được. Những năm gần đây khi thương mại điện tử phát triển thì xuất hiện thêm ngành sales logistics. Sales vốn dĩ đã không dễ dàng vì áp lực cạnh tranh quá lớn thì đối với một ngành mới như sales logistics lại càng khó khăn hơn. Nhưng hôm nay vieclam123.vn sẽ giúp bạn thấy việc này đơn giản hơn với những cách tìm kiếm khách hàng cho sales logistics hiệu quả nhé.

1. Nguyên tắc bất biến khi sales logistics

1.1. Hiểu rõ về các loại dịch vụ logistics

Dù là sales logistics hay nhân viên logistics thì cũng cần có kiến thức tổng quan về ngành logistics, các dịch vụ mà logistics cung cấp hay cách vận hành của logistics. Khi hiểu rõ ngành nghề mình đang làm thì mới có thể đặt ra được mục tiêu phấn đấu hoặc phân tích được những thế mạnh, thế yếu mà doanh nghiệp đang có. Nếu không hiểu về ngành nghề dịch vụ logistics thì bạn sẽ rất mơ hồ, không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Bạn cần hiểu rõ về ngành nghề logistics
Bạn cần hiểu rõ về ngành nghề logistics

1.2. Nắm được thế mạnh của công ty logistics

Nguyên tắc quan trọng tiếp theo khi làm sales logistics chính là phải nắm bắt được thực tiễn và thế mạnh thực sự công ty. Thế mạnh của công ty logistics cũng là một phần trong kịch bản telesale logistics. Nếu muốn thuyết phục khách hàng hiệu quả hơn thì chính bạn phải là người hiểu rõ thế mạnh của công ty nhất và nêu ra được lý do khách hàng nên chọn doanh nghiệp logistics của mình.

Ngoài ra, bạn cần quan tâm công ty của mình đang làm chuyên về những dịch vụ gì. Vì ngành logistics có rất nhiều hoạt động như: hỗ trợ order hàng nước ngoài, vận chuyển hàng hoá, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ vận tải theo tuyến nhất định, v.v… Đây là cơ sở để bạn giới thiệu dịch vụ với bên khách hàng hoặc tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng những dịch vụ mà công ty đang cung cấp.

1.3. Cập nhật liên tục thị trường logistics

Người ta vẫn thường có câu “Biết địch biết ta, Trăm trận trăm thắng” . Vậy nên, sau khi đã hiểu rõ những đặc điểm hoạt động của công ty logistics thì bạn nên tìm hiểu những công ty khác cùng ngành, cùng lĩnh vực.

Thứ nhất là để bạn biết thêm đối thủ cạnh tranh và có phương án “phòng thủ”. Thứ hai bạn sẽ cập nhật được tình hình thị trường, những biến động về nhu cầu của con người để cải thiện dịch vụ phù hợp hơn. Thứ ba đó là bạn có thể tìm được thêm những “đồng minh” trong cùng lĩnh vực để cùng nhau hợp tác phát triển. Do đó, cập nhật liên tục thị trường logistics là điều nên làm đối với sales logistics.

Cập nhật liên tục thị trường logistics
Cập nhật liên tục thị trường logistics

2. Cách tìm kiếm khách hàng cho sales logistics

2.1. Tìm kiếm khách hàng theo mục tiêu doanh nghiệp

Tìm kiếm khách hàng theo mục tiêu thì sẽ dựa vào điểm mạnh mà doanh nghiệp đang có. Chẳng hạn, công ty có điểm mạnh về những dịch vụ xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc. Trong khi nước bạn thường có nhu cầu cao về thời trang, nông sản thì bạn cần tìm kiếm khách hàng trong những ngành nghề này và tư vấn các dịch vụ đối với những khách hàng tiềm năng. Bạn chỉ cần gõ từ khoá về những ngành nghề này và lấy thông tin doanh nghiệp để bắt đầu với những khách hàng đầu tiên.

2.2. Tìm kiếm khách hàng theo mùa

Tìm kiếm khách hàng theo mùa sẽ đem lại hiệu quả cao cho sales logistics với điều kiện bạn phải nắm rõ các sự kiện, dịp lễ hoặc mùa theo thời tiết nhanh chóng. Những mặt hàng này cần được vận chuyển trước khi mùa đến. Và bạn cần tìm kiếm khách hàng và gợi ý họ trước khi những sự kiện này diễn ra. Làm như vậy, bạn có thể thu gọn tệp tìm kiếm và chọn đúng khách hàng mục tiêu hơn.

Ví dụ: Sắp đến dịp lễ Tết nguyên đán nhu cầu mọi người mua hoa quả lễ Tết ngày càng tăng cao. Bạn cần tìm kiếm khách hàng về những mặt hàng hoa quả, bánh kẹo trước đó 2-3 tháng và tư vấn dịch vụ logistics cũng như lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi dùng những dịch vụ đó. Tìm kiếm vào thời gian này và cộng với thời gian làm thủ tục, vận chuyển sẽ kịp lúc giáp Tết hay lúc người ta đi mua mặt hàng này nhiều nhất.

2.3. Tìm kiếm khách hàng theo mặt hàng xuất nhập khẩu

Cách khác để tìm kiếm khách hàng đó là bạn có thể tập trung vào một mặt hàng xuất nhập khẩu nhưng phải có tiềm năng xuất nhập khẩu. Sau đó, tìm danh sách các công ty chuyên về mặt hàng đó bằng các nguồn như ở phần 3 để bắt đầu sales.

Cách tìm kiếm khách hàng cho sales logistics
Cách tìm kiếm khách hàng cho sales logistics

Các công ty logistics nên thu hẹp phạm vi theo vùng miền, tỉnh thành hoạt động để đảm bảo chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Chẳng hạn, công ty có trụ sở kho bãi ở Hà Nội thì nên tìm kiếm khách hàng ở Hà Nội. Nếu sau này mở rộng mạng lưới công ty thì có thể mở rộng phạm vi tìm kiếm nhé.

3. Các nguồn để tìm kiếm khách hàng cho sales logistics

3.1. Dựa trên công cụ tìm kiếm

3.1.1. Tìm kiếm trên trang vàng

Hầu hết các quốc gia đều có một danh bạ các công ty kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu ở tất cả các lĩnh vực được gọi là trang vàng doanh nghiệp. Đây là đầu mối đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác làm ăn uy tín. Bạn chỉ cần gõ lên thanh tìm kiếm hoặc lọc các dữ liệu theo sản phẩm, ngành nghề, vùng miền hoặc nếu biết tên công ty thì nhập luôn vào thì bạn có thể tìm kiếm được thông tin doanh nghiệp cần sales rồi.

3.1.2. Tìm kiếm bằng google

Một cách tìm kiếm nữa cho bạn chính là tìm kiếm bằng google, một công cụ hữu ích và tràn ngập thông tin trên đó. Để sử dụng google tìm kiếm hiệu quả thì bạn nên lựa chọn theo các tiêu chí như: danh sách công ty xuất nhập khẩu trên cổng thông tin điện tử quốc gia (bản gốc), tìm các diễn đàn, hiệp hội xuất nhập khẩu theo từng ngành nghề. 

Bạn biết không, công cụ google của chúng ta còn giúp bạn marketing doanh nghiệp logistics của mình để mọi người biết đến nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng hình thức SEO hay tối ưu hoá công cụ tìm kiếm để tên công ty bạn hiện lên top đầu tìm kiếm của những người đang có nhu cầu đấy. Admin nghĩ bạn nên thuê agency về SEO hoặc có cho mình một chuyên viên SEO để đảm bảo hiệu quả hơn nhé.

Tìm kiếm khách hàng hoặc SEO google
Tìm kiếm khách hàng hoặc SEO google

3.2. Các kênh social media

Hiện nay, các kênh social media hay mạng xã hội ngày càng phát triển như Facebook, Tiktok, Instagram, v.v… Và bạn có thể dùng những nền tảng này để tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua các hội nhóm, cộng đồng, fanpage hoặc chạy quảng cáo để tiếp cận với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang có nhu cầu với dịch vụ logistics.

3.3. Các website B2B

Các website B2B sẽ là cách tìm kiếm hiệu quả hơn đối với những khách hàng đang có nhu cầu thực sự và họ chỉ đang phân vân giữa các công ty họ muốn hợp tác. Một số trang web B2B phổ biến như Alibaba, tradekey, indiamart, v.v… Nhờ những web này mà bạn có thể tìm được cả những ông lớn nước ngoài chứ không còn nằm trong phạm vi Việt Nam.

3.4. Các cơ quan doanh nghiệp

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn đi vào hoạt động kinh doanh thuận lợi thì cần chắc chắn đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền như: Cục Kiểm dịch thực vật, động vật; Cơ quan hải quan; các cơ quan quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu; Bộ Công thương; VCCI, v.v… Vì thế, trên cổng thông tin trực tuyến của các cơ quan này đều có danh sách công ty đã đăng ký và hoàn toàn công khai, minh bạch. Bạn có thể tìm kiếm khách hàng ở đó mà không lo bị lừa đảo.

3.5. Hội chợ triển lãm

Hội chợ vừa là nơi doanh nghiệp trưng bày sản phẩm vừa là nơi họ tìm kiếm đối tác. Do đó, tại đây bạn có thể tham khảo các mặt hàng và tìm khách cả những triển lãm trong nước và quốc tế để tìm thêm cơ hội. Một số hội chợ thường xuyên tổ chức hàng năm như: hội chợ đồ nhựa, hội chợ đồ gia dụng, hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ, v.v…

Tìm kiếm khách hàng ở hội chợ triển lãm
Tìm kiếm khách hàng ở hội chợ triển lãm

3.6. Một số nguồn khác

Ngoại trừ những nguồn tìm kiếm như ở trên thì bạn cũng có thể tìm kiếm được khách hàng tiềm năng và uy tín thông qua bạn bè, người thân giới thiệu hoặc người quen của đối tác tin tưởng lâu năm. Đó là tất cả những nguồn mà bạn có tìm kiếm khi muốn sales logistics.

Tóm lại, trên đây là toàn bộ nội dung mà vieclam123.vn muốn chia sẻ cho bạn về cách tìm kiếm khách hàng cho sales logistics. Hy vọng đây sẽ là những bài học đắt giá giúp bạn thành công hơn với ngành nghề mình đã chọn nhé.

Làm thế nào để chăm sóc khách hàng tiềm năng hiệu quả?

Khi đã làm nghề sales thì bạn nên biết cách chăm sóc khách hàng tiềm năng để họ trở thành khách hàng thực sự của mình. Vậy cách chăm sóc khách hàng tiềm năng như thế nào để đạt hiệu quả?

Cách chăm sóc khách hàng tiềm năng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.