Tiện ích
Cẩm nang
Đứng trước sự biến động thị trường và chuyển dịch nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp vô vàn những khó khăn và thách thức để thích ứng với sự thay đổi, quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Để có thể giúp một phần khó khăn cho các bạn, chúng tôi sẽ cung cấp cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Hiện nay, phần lớn nền kinh tế ở nước ta tập trung là các doanh nghiệp nhỏ, đây là những doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp, hệ thống bộ máy không phức tạp lại có số lượng nhân viên khá ít. Không giống như các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong một khu vực địa lý, một mảng nhất định.
Cũng chính bởi vì có quy mô ít như vậy, mỗi doanh nghiệp thường có doanh thu không qua 100 tỷ đồng một năm. Đây là một con số khá khiêm tốn so với thị trường quốc tế nhưng lại vô cùng phổ biến ở nước chúng ta. Các doanh nghiệp nhỏ thường tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ hay sản xuất sản phẩm với quy mô tương đối nhỏ.
Do nguồn lực và quy mô còn hạn chế, các doanh nghiệp nhỏ thường chịu áp lực cạnh tranh rất lớn đến từ các tập đoàn. Để có thể khắc phục được khó khăn này, các doanh nghiệp nhỏ sẽ cần tận dụng các điều kiện hỗ trợ từ nhà nước, sự ủng hộ của địa phương để có thể mau chóng gia tăng sức mạnh, cạnh tranh với các tập đoàn lớn.
Không những thế, doanh nghiệp nhỏ cũng cần chú trọng đến việc hoàn thiện bộ máy quản lý, phát triển và đào tạo nhân viên, xây dựng hệ thống kinh doanh. Có như vậy, doanh nghiệp nhỏ mới có thể tiếp tục vững bước, duy trì phát triển, tiến tới thành công trong tương lai.
Xem thêm: Tìm hiểu các mô hình quản lý doanh nghiệp được đánh giá cao nhất
Với sự biến động thị trường tài chính hiện nay, những cơ hội kinh doanh có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, chỉ có những doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính dồi dào mới có thể tận dụng được những điều này. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, có nguồn vốn và tiềm lực khá hạn hẹp, điều này là vô cùng mạo hiểm, dễ dàng thất bại. Nguyên nhân chính là do khi tiếp nhận và phát triển một hướng đi mới, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng gặp thất bại, gây hao tổn tài chính doanh nghiệp. Điều này sẽ gây cản trở sự phát triển, giảm sự mở rộng quy mô của doanh nghiệp.
Với nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, người chủ doanh nghiệp chưa thể mạnh dạn đầu tư, có những phần mềm, máy móc, thiết bị có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc. Đây là một trong những trở ngại của giai đoạn đầu trong quá trình khởi nghiệp, doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được hiệu xuất, gặp khó khăn trong khâu quản lý. Không những vậy, việc thiếu cơ sở vật chất cũng là một trở ngại phát triển, doanh nghiệp khó có thể đi trước đón đầu, tiến tới thành công.
Ở thị trường quốc tế nói chung và môi trường Việt Nam nói riêng, quy mô doanh nghiệp nhỏ sẽ có vô cùng nhiều đối thủ, bị cạnh tranh ở đa dạng các lĩnh vực. Đối với doanh nghiệp vừa mới thành lập, đây là một áp lực vô cùng lớn, có thể bị loại bỏ bất cứ lúc nào. Do vậy, người chủ của doanh nghiệp nhỏ sẽ cần liên tục nghiên cứu đối thủ, tạo sự chủ động, sẵn sàng ứng phó với bất kỳ khó khăn.
Khi mới thành lập doanh nghiệp, kinh nghiệm thực tế là một trong các trở ngại khiến bạn gặp khó khăn trong việc tiến bước, dễ bị động trong các tình huống. Cho dù bạn là người có kiến thức kinh doanh vô cùng vững chắc, tư duy rất nhạy bén thì điều này vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Để có thể khắc phục được yếu điểm này, bạn cần có thời gian và sự trải nghiệm thực tế để thu hẹp khoảng cách, mau chóng đạt thành công. Vì vậy, bạn cần cực kỳ kiên nhẫn, có sự lỳ lợm để từ từ tiến bước, vượt qua giai đoạn đầu của quá trình khó khăn.
Một doanh nghiệp nhỏ với nguồn vốn ít, danh tiếng còn hạn chế sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thu hút nhân tài. Không những vậy, doanh nghiệp còn thiếu nguồn tài chính để có thể trả lương cho nhân viên, đáp ứng được công sức của người tài đã bỏ ra.
Đây cũng chính là nguồn cơn cho sự chuyên môn hóa giảm, khi một người sẽ cần phải đảm nhận nhiều vai trò, hiệu suất công việc không cao, dễ có những sai sót, gây tổn thất cho doanh nghiệp.
Với nguồn lực còn hạn hẹp, quy mô còn hạn chế, doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và vô vàn thách thức để có thể tiến bước thành công. Với nhiều điều khó khăn như vậy, một ông chủ của doanh nghiệp nhỏ có thể làm lúc này chính nâng cao kỹ năng quản lý, có các giải pháp vận hành giúp doanh nghiệp mau chóng hoàn thiện. Sau đây là cách quản lý doanh nghiệp bạn nên biết để ứng dụng doanh nghiệp của mình.
Giai đoạn đầu của quản lý doanh nghiệp nhỏ, người quản trị cần chú ý tới mục tiêu và chiến lược phát triển để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiến bước, biết phương hướng tiếp theo mà mình cần đi tới. Để có thể làm được điều này, đầu tiên người chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ doanh nghiệp của mình như thế nào, thông qua việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, xác định năng lực tài chính và đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp mình.
Khi đã xác định được đầy đủ các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm được đường lối phát triển, định hướng công việc. Cũng từ đây, doạnh nghiệp cũng sẽ tìm được mục tiêu cụ thể, vững vàng tiến bước, đón đầu tương lai.
Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, con người là yếu tố then chốt, giúp doanh nghiệp sẽ mau chóng vượt qua khó khăn, khắc phục được điểm yếu. Nhân sự của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Họ sẽ là nhân tố góp phần vào quy trình sản xuất, hoàn thành dự án, đây cũng chính là nguyên liệu để tạo nên một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, đoàn kết, độc đáo, sáng tạo để cùng nhau tiến bước trên một hành trình dài.
Bên cạnh đó, người chủ doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến sự tạo liên kết giữa bộ máy quản lý và quy trình đào tạo nhân sự. Đây chính là nguồn động lực vững bền, tạo sự kết nối để các nhân sự trong một doanh nghiệp có thể làm việc lâu dài cùng nhau. Không những vậy, đào tạo nhân sự còn giúp giữ chân các nhân sự tài năng, giúp doanh nghiệp có thể sẵn sàng đối mặt những khó khăn, thách thức, tăng hiệu quả trong công việc.
Chúng ta đang bước vào một thời kỳ kỷ nguyên phẳng, nơi mà internet có thể đi tới rất nhiều nơi, tiếp cận tới nhiều người. Đây chính là tiền đề để ngành truyền thông, quảng cáo đang ngày càng một phát triển trong thời gian gần đây. Do vậy, doanh nghiệp nhỏ cần mau chóng bắt chóng bắt nhịp xu hướng này, chú trọng vào lĩnh vực marketing để không bị trở nên lạc hậu, loại bỏ trong môi trường kinh doanh đầy khốc liệt.
Để có thể làm được điều này, điều đầu tiên doanh nghiệp cần bắt tay vào thực hiện chính là xây dựng chiến lược thương hiệu, có kế hoạch phát triển marketing, phân phối hình ảnh, tạo sự nhân biết của khách hàng đối với sản phẩm doanh nghiệp.
Sản phẩm cốt lõi là nhân tố chủ chốt, linh hồn cho sự phát triển doanh nghiệp. Khi thiếu yếu tố này, doanh nghiệp sẽ dễ trở nên mất phương hướng, không tạo lập được mối quan hệ với đối tác. Để có được một sản phẩm thành công, doanh nghiệp cần có sự hoạch định rõ ràng, xác định được chi phí, nguồn lực cần bỏ ra để hình thành một sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến tiến trình sản xuất, cải tiến chất lượng nhằm bắt kịp xu hướng thời đại, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Qua bài viết trên đây, ta có thể thấy để quản lý một doanh nghiệp không phải là điều đơn giản. Do vậy, việc biết cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả là vô cùng cần thiết để có thể đối mặt với mọi khó khăn, thử thách. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục cung cấp các thông tin về quản lý này ở các bài đăng tiếp theo.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một việc vô cùng quan trọng. Đây là một công việc giúp các nhà quản trị dễ dàng quản lý thu chi của doanh nghiệp của mình. Để tìm hiểu sâu hơn về công việc này, các bạn hãy theo dõi ở bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Chia sẻ