close
cách
cách cách cách cách cách

Tìm hiểu các mô hình quản lý doanh nghiệp được đánh giá cao nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quản lý doanh nghiệp luôn gặp phải những thách thức không hề nhỏ. Để quản lý doanh nghiệp hiệu quả, người lãnh đạo cần áp dụng chính xác phương thức quản trị đã được nghiên cứu và quy chuẩn thành nhiều mô hình. Điều quan trọng là người lãnh đạo cần nắm rõ tình hình doanh nghiệp để xác định được mô hình phù hợp. Tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về các mô hình quản lý doanh nghiệp được đánh giá cao nhất hiện nay nhé!

1. Mô hình quản lý doanh nghiệp Holacracy

1.1. Mô hình Holacracy là gì?

Trong số các mô hình quản lý doanh nghiệp thì Holacracy là một mô hình rất đặc biệt. Điều đặc biệt ở đây đó là trong mô hình này không có sự phân chia cấp bậc, nghĩa là một doanh nghiệp có thể tự vận hành mà không cần người lãnh đạo.

Mô hình Holacracy không có sự phân chia cấp bậc
Mô hình Holacracy không có sự phân chia cấp bậc

Nghe có vẻ không khả thi nhưng đây lại là mô hình quản lý được sáng tạo ra bởi một doanh nhân công nghệ lão làng có tên là Brian Robertson. Bằng chứng cho sự hiệu quả của mô hình này đó là nó đang được áp dụng trong các doanh nghiệp SME và tổ chức phi lợi nhuận tại rất nhiều quốc gia tiên tiến.

1.2. Đặc điểm của mô hình Holacracy

Mô hình Holacracy không phải là mô hình tập trung quyền lực, mỗi phòng ban sẽ tự quản lý nội bộ. Để làm được điều này, mô hình Holacracy luôn đề cao sự minh bạch. Mọi nhân viên đều phải tuân thủ nguyên tắc chung của doanh nghiệp.

Trong mô hình này, một nhân viên đảm nhận nhiều đầu việc khác nhau. Mọi định hướng hay quyết định chung đều được đưa ra sau khi các thành viên bàn bạc và đi đến thống nhất. Kết quả làm việc của các nhóm cũng được đưa ra đánh giá khách quan trong cuộc họp hàng tuần hoặc hàng tháng.

1.3. Ưu  và nhược điểm của mô hình Holacracy

1.3.1. Ưu điểm của mô hình Holacracy

Mô hình Holacracy nói không với sự phân cấp, bởi vậy mà mọi thành viên đều có ý thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân. Nhân viên phát huy được tôi đa hiệu quả làm việc và có thể di chuyển linh hoạt giữa các nhóm để đảm nhiệm nhiều đầu việc khác nhau.

Mô hình Holacracy khai thác tối đa tiềm năng của mỗi nhân viên
Mô hình Holacracy khai thác tối đa tiềm năng của mỗi nhân viên

Mô hình Holacracy cũng giúp cho mọi quyết định chung được thống nhất và triển khai nhanh hơn mà không cần đợi các cấp lãnh đạo phê duyệt.

1.3.2. Nhược điểm của mô hình Holacracy

Do không có người lãnh đạo cao nhất nên tính nhất quán khi triển khai các chính sách là không cao. Chính sách về mỗi phòng ban sẽ được tùy chỉnh và đóng khung theo lối tư duy của mỗi trưởng phòng.

Bên cạnh đó thì mô hình Holacracy cũng chỉ có thể áp dụng thành công trong doanh nghiệp có sàn trình độ chung cao. Mặc dù vậy để xây dựng được một đội ngũ có tư duy độc lập và trình độ tự quản lý tốt là điều rất khó.

2. Mô hình quản lý doanh nghiệp Mckinsey 7-S

2.1. Mô hình Mckinsey 7-S là gì?

Mô hình Mckinsey 7-S đánh giá cao vai trò của nguồn lực trong hiệu suất làm việc và sự thành công của doanh nghiệp. Sự liên kết giữa các phòng ban được phát huy tới cực điểm.

7S ở trong mô hình này bao gồm:

+ System (Hệ thống).

+ Strategy (Chiến lược).

+ Structure (Cấu trúc).

+ Shared values (Giá trị được chia sẻ).

+ Skills (Kỹ năng).

+ Staff (Nhân viên).

+ Style (Phong cách)

Mô hình Mckinsey 7-S được áp dụng khi doanh nghiệp muốn cải thiện hiệu suất. Người quản lý doanh nghiệp cần xem xét lại toàn bộ các yếu tố trong 7S đang được thực hiện như thế nào tại doanh nghiệp mình để từng bước cải từng vấn đề còn tồn đọng làm ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp.

Mô hình Mckinsey 7S giúp cải thiện hiệu suất lâu dài
Mô hình Mckinsey 7S giúp cải thiện hiệu suất lâu dài

2.2. Phân tích các yếu tố trong mô hình Mckinsey 7-S

Như đã đề cập đến trong phần trước, 7S trong mô hình Mckinsey 7-S là đại diện cho chiến lược, cấu trúc, hệ thống, giá trị chia sẻ, phong cách, nhân viên và kỹ năng.

- Chiến lược: Chiến lược do ban lãnh đạo cấp cao đề ra, nhằm đảm bảo duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và tối đa hóa lợi nhuận. Khi xây dựng chiến lược cần quan tâm đến mục tiêu của doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh, sự biến động của thị trường…

- Cấu trúc: Ở đây muốn nói đến bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp và vai trò. quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cá nhân. Xây dựng cấu trúc doanh nghiệp bao gồm các nhiệm vụ phân chia đội nhóm, phối hợp các đội nhóm, vai trò của từng cá nhân và đội nhóm trong những quyết định chung của doanh nghiệp…

- Hệ thống: Doanh nghiệp cần hoàn thiện quy trình triển khai mọi hoạt động trong nội bộ.

- Giá trị được chia sẻ: Bao gồm văn hóa doanh nghiệp và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Mỗi nhân viên sẽ dựa vào những giá trị trên để tự điều chỉnh bản thân.

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cần được phổ biến đến mỗi nhân viên
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cần được phổ biến đến mỗi nhân viên

- Phong cách: Đề cập đến phong cách quản lý doanh nghiệp của người lãnh đạo và hiệu quả của cách quản lý đó.

- Nhân viên: Đề cập đến năng lực cá nhân của mỗi nhân viên và mức độ chuyên môn trong từng vị trí công việc.

- Kỹ năng: Mỗi nhân viên có kỹ năng, chuyên môn, thế mạnh và sở trường riêng biệt. Người quản lý cần nắm bắt và bố trí công việc phù hợp nhất với khả năng của từng người.

3. Mô hình quản lý doanh nghiệp bao gồm 8 bước thay đổi của Kotter

Mô hình quản lý doanh nghiệp bao gồm 8 bước thay đổi của Kotter, gọi tắt là mô hình Kotter, là chìa khóa cho những người lãnh đạo muốn thay đổi cơ cấu của doanh nghiệp.

Theo mô hình Kotter, doanh nghiệp cải tổ dựa theo 8 bước sau đây.

- Bước 1: Hình thành sự khẩn cấp

Trong quá trình chuyển đổi cần có động lực và động lực ở đây được hình thành bởi sự khẩn cấp. Con người thường gặp nhiều khó khăn khi rời khỏi vùng an toàn của bản thân. Sự khẩn cấp sẽ thúc giục cá nhân thay đổi, cá nhân thay đổi sẽ kéo theo cả tổ chức thay đổi.

Sự khẩn cấp là chất xúc tác cần thiết cho mọi sự thay đổi
Sự khẩn cấp là chất xúc tác cần thiết cho mọi sự thay đổi

- Bước 2: Xây dựng đội ngũ

Sự thay đổi nên bắt đầu từ những nhân sự chủ chốt. Những người này có vai trò đầu tàu, dẫn dắt nhân viên dưới quyền thay đổi đúng hướng. Nhân sự chủ chốt ở đây là những người có chuyên môn cao, có uy tín và tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp. Nhân sự chủ chốt sẽ liên kết với nhau tạo thành một nhóm, nhóm này tạo động lực cho những nhân viên khác thay đổi.

- Bước 3: Định hình tầm nhìn chiến lược

Khi bắt đầu mọi sự thay đổi đều cần có tầm nhìn chung rõ ràng để không có ai đi chệch hướng. Những nhân viên cần phải hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết của sự thay đổi. Khi đã hiểu được những điều này thì họ sẽ vui lòng chấp nhận thay đổi.

- Bước 4: Chia sẻ tầm nhìn

Vai trò của kênh truyền thông nội bộ là rất quan trọng, đặc biệt là khi doanh nghiệp cần cải tổ trên quy mô lớn. Những người quản lý cần thường xuyên phổ biến những thông tin liên quan đến cải tổ doanh nghiệp để nâng cao nhận thức chung cho toàn bộ nhân viên.

- Bước 5: Loại bỏ chướng ngại vật để kêu gọi hành động

Sự thay đổi có thể bị cản trở bởi một bộ phận nhân viên hoặc một vài quy trình chưa thực sự hợp lý. Mọi yếu tố ảnh hưởng đến việc cải tổ doanh nghiệp cần phải được loại bỏ càng nhanh càng tốt.

- Bước 6: Tạo những thành tựu ngắn hạn 

Thành tựu là chất xúc tác tuyệt vời cho mọi sự thay đổi, vì suy cho cùng thì mọi sự thay đổi đều hướng đến kết quả tốt đẹp hơn. Những thành tựu ngắn hạn luôn là nguồn động lực to lớn thôi thúc mọi sự thay đổi. Người quản lý doanh nghiệp cần đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, vừa để nhân viên có đích hướng đến, vừa để tạo ra những thành tựu ngắn hạn.

Thành tựu ngắn hạn là nguồn động lực to lớn thôi thúc mọi sự thay đổi
Thành tựu ngắn hạn là nguồn động lực to lớn thôi thúc mọi sự thay đổi

- Bước 7: Duy trì sự tăng trưởng

Mục tiêu dài hạn mới là chiến thắng sau cùng. Sau mỗi thành tựu ngắn hạn, người lãnh đạo cần tiếp tục động viên nhân viên để hướng tới mục tiêu dài hạn là cải tổ toàn bộ doanh nghiệp. Trong quá trình này, liên tục tuyên truyền về tầm nhìn dài hạn trong các kênh truyền thông nội bộ là điều cần được duy trì.

- Bước 8: Cố định những thay đổi trong văn hoá doanh nghiệp

Cải tổ doanh nghiệp nên trở thành một phần cốt lõi trong phương hướng phát triển của doanh nghiệp. Người lãnh đạo cần liên hệ những giá trị cần đạt được với công việc hàng ngày. Sự thay đổi cần được tiến hành toàn diện trên mọi khía cạnh của doanh nghiệp.

Trên đây, bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc các mô hình quản lý doanh nghiệp được đánh giá cao nhất. Các mô hình quản lý doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài và theo kịp bước tiến của thời đại. Doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ thị trường và đối thủ để ghi nhận lại mọi sự thay đổi nhằm có chiến lược đối ứng thích hợp.

Cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng

Tại sao cần quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng? Tham khảo cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng tối ưu hiệu suất làm việc được chia sẻ trong bài viết sau đây.

Cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.