close
cách
cách cách cách cách cách

Cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng tối ưu hiệu suất làm việc

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Các nhà hàng để có thể hoạt động trơn tru thì việc quản lý nhân viên phục vụ phải là điều cần tối ưu đầu tiên. Nhân viên khi được quản lý sẽ làm việc tốt hơn và đem lại doanh thu nhiều hơn cho nhà hàng. Vậy cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng như thế nào? Làm sao để tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên? Dưới đây là những thông tin bổ ích mà vieclam123.vn muốn chia sẻ để bạn nắm được cách quản lý hiệu quả nhé.

1. Lý do nên quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng

1.1. Để nhân viên làm việc tốt hơn

Nhân viên ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần được quản lý chặt chẽ, nhất là ở các nhà hàng. Bởi đây là lực lượng chính trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và có tiềm năng mang lại doanh thu cao cho nhà hàng. Quản lý nhân viên sẽ giúp họ làm việc nghiêm túc hơn, bài bản hơn và có quy trình tiêu chuẩn.

Quản lý để nhân viên làm việc tốt hơn
Quản lý để nhân viên làm việc tốt hơn

Khi nhân viên thực hiện tốt thì sẽ làm hài lòng khách hàng và họ không những quay lại mà còn kéo theo bạn bè người thân. Như vậy, nhà hàng có thêm cơ hội tăng mức lợi nhuận của mình lên rất nhiều.

1.2. Để nhà hàng có tôn ti trật tự

Một doanh nghiệp hoạt động tốt khi có trật tự trong môi trường làm việc, có cấp trên, cấp dưới, bộ phận này làm nhiệm vụ này, bộ phận kia làm việc kia. Mỗi người một việc, mỗi bộ phận một trách nhiệm sẽ hỗ trợ nhau trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh. Vì thế, đối với nhân viên phục vụ là một lực lượng lớn nên cần được quản lý để ổn định với vai trò của mình hơn.

1.3. Quản lý được mọi hoạt động của nhà hàng

Bên cạnh đó, việc quản lý còn giúp nhà hàng kiểm soát tốt các hoạt động, không bị rối tung hoặc nhầm lẫn khi phục vụ hoặc nhà hàng quá đông khách. Bộ phận phục vụ chỉ cần làm theo chỉ thị của quản lý hoặc lãnh đạo nhà hàng để có thể mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Mọi hoạt động giám đốc nhà hàng đều có thể nắm bắt rõ ràng, kịp thời xử lý hoặc ngăn chặn những hành vi xấu trong quá trình phục vụ khách hàng.

Người quản lý dễ dàng kiểm soát các hoạt động trong nhà hàng
Người quản lý dễ dàng kiểm soát các hoạt động trong nhà hàng

2. Cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng tối ưu hiệu suất làm việc

2.1. Phân chia theo các bộ phận chuyên môn

Điều đầu tiên, người quản lý cần phân chia các bộ phận phục vụ thành những bộ phận nhỏ, chuyên về một vài công việc nào đó ví dụ: khu nhà bếp, nhân viên bartender, nhân viên bồi bàn, nhân viên quét dọn, v.v… Phân chia xong sẽ đào tạo nghiệp vụ cũng như bàn giao những công việc thực tế của các vị trí trong từng bộ phận. Việc đào tạo cần được thực hiện kỹ lưỡng, có quy định nhất quán để làm việc lâu dài. Mỗi bộ phận có những công việc khác nhau nhưng có thể hỗ trợ nhau nếu cần và tất cả đều vì mục đích chung đó là mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

2.2. Nắm rõ lịch làm việc nhân viên

Nhân viên phục vụ nhà hàng thường là những người làm thêm, làm bán thời gian, một số ít là làm toàn thời gian. Vì thế người quản lý cần nắm rõ lịch làm việc của từng người để phân chia lịch làm hợp lý, tránh để trường hợp thừa hoặc thiếu nhân sự. Bạn có thể tuyển nhiều người để xoay ca liên tục đối với những bạn sinh viên đi làm thêm. Nhiều nhân viên sẽ giảm bớt rủi ro trống vị trí làm việc.

Cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng
Cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng

2.3. Theo dõi sát sao nhân viên làm việc

Tiếp đó, bạn cần sát sao quan sát những cử chỉ làm việc của nhân viên. Tất nhiên không thể theo dõi 24/24 sẽ khiến nhân viên cảm thấy áp lực. Bạn có thể quan sát qua hệ thống camera, hoặc đột xuất kiểm tra để biết tình hình thực tế làm việc tại nhà hàng. Những hoạt động của nhân viên bạn cần ghi chép lại để lấy cơ sở đánh giá ở bước tiếp theo.

2.4. Đánh giá nhân viên định kỳ

Bạn cần xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với nhân viên như: Doanh thu mỗi ca làm việc, số ca làm việc/tháng, thái độ làm việc như thế nào,v.v… Mỗi người sẽ có những phương pháp đánh giá khác nhau tuỳ vào quan điểm của người quản lý. Nhưng việc đánh giá luôn cần dựa trên những ý kiến khách quan và có dẫn chứng cụ thể, thuyết phục nhất đối với cả hai bên.

2.5. Chia sẻ cùng nhân viên

Bên cạnh đó, là một người quản lý bạn cũng cần chia sẻ với nhân viên về những thuận lợi và khó khăn trong công việc. Cụ thể, quản lý và nhân viên phục vụ nhà hàng sẽ có những buổi họp định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng để chia sẻ những vấn đề đó và đưa ra những đánh giá. 

Nhân viên có quyền đưa ra phản biện, những thắc mắc và người quản lý sẽ trả lời và giải quyết cá vấn đề của nhân viên. Việc chia sẻ này giúp gắn kết tình cảm giữa quản lý và nhân viên nhiều hơn.

Quản lý đang chỉ dạy nhân viên phục vụ
Quản lý đang chỉ dạy nhân viên phục vụ

2.6. Phát huy đúng vai trò nhân viên

Trong quá trình quan sát, nếu thấy được những điểm mạnh của nhân viên thì bạn cần cố gắng phát huy giúp nhân viên. Hoặc nhân viên có những tố chất phù hợp với vị trí khác có thể cân nhắc mà chuyển đổi nhân sự sao cho phù hợp nhất để nhân viên làm việc hiệu quả hơn, đúng với vai trò của mình trong công việc.

2.7. Dùng công cụ quản lý nhân viên

Hiện nay, các nhà hàng cũng bắt đầu sử dụng phần mềm quản lý đối với nhân viên phục vụ. Những phần mềm này ngày càng được cải tiến và phù hợp với nhu cầu quản lý. Doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng có thể kiểm soát được thông tin nhân viên, thời gian làm việc, thâm niên hoặc việc chấm công của nhân viên. Điều này giúp kiểm soát và tính toán lương chính xác hơn cho nhân viên, giúp nhân viên yên tâm làm việc.

2.8. Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý

Ngoài ra, vấn đề lương và chế độ đãi ngộ cũng rất quan trọng. Người quản lý cần tính toán số lượng nhân sự và tính quan trọng của vị trí nhân viên làm việc mà phân chia lương đúng đắn và được cấp trên phê duyệt. Số lượng nhân viên vừa phải thì nhân viên sẽ được hưởng nhiều chế độ tốt hơn. Người quản lý cũng cần cân nhắc và xây dựng bộ máy nhân sự với mức lương xứng đáng.

Cần có chế độ đãi ngộ hợp lý
Cần có chế độ đãi ngộ hợp lý

3. Làm sao để nhân viên phục vụ nhà hàng đồng tình với cách quản lý?

3.1. Tối đa quyền lợi của nhân viên

3.1.1. Có phần thưởng khi vượt KPI

Cách quản lý của những người lãnh đạo đôi khi sẽ hơi khắt khe đối với nhân viên nhưng họ luôn tối đa quyền lợi cho nhân viên. Khi doanh thu nhà hàng vượt chỉ tiêu thì nhân viên cũng sẽ được thưởng theo phần trăm hoa hồng nếu đủ điều kiện làm việc. Đây là sự đãi ngộ lớn dành cho nhân viên khiến họ luôn có động lực làm việc và phát triển nhà hàng hơn nữa.

3.1.2. Những giá trị tinh thần

Nhân viên fulltime tất nhiên sẽ có những chế độ bảo hiểm, quà Tết, nghỉ phép theo như quy định nhà nước. Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần được tổ chức hoặc tặng quà những dịp đặc biệt khác như 20/10, sinh nhật, 8/3 hoặc tổ chức Noel, du lịch, dã ngoại,v.v… Những quyền lợi này là những bù đắp sau những ngày làm việc vất vả của họ giúp họ có thêm tinh thần làm việc, ngoan ngoãn nghe lời cấp trên.

3.1.3. Tạo điều kiện cho nhân viên khi có thể

Doanh nghiệp nào cũng sẽ luôn nỗ lực tạo điều kiện cho nhân viên trong mọi hoạt động và nhà hàng cũng vậy. Nếu có vấn đề sức khoẻ, có việc bận, có đám, có mong muốn được thăng tiến, quản lý nhà hàng sẽ hỗ trợ để bạn có thể giải quyết những việc đó. Nhân viên phục vụ nhà hàng luôn có quyền được làm những điều như trên.

Tạo điều kiện làm việc thoải mái cho nhân viên
Tạo điều kiện làm việc thoải mái cho nhân viên

3.2. Đề cao trách nhiệm nhân viên

3.2.1. Có chế tài xử phạt phù hợp nếu vi phạm

Nếu đã có thưởng thì cũng sẽ có phạt để răn đe hoặc tránh tái phạm đối với những lỗi hay gặp ở nhân viên. Nhà hàng cũng sẽ xây dựng hệ thống quy định chuẩn mực đối với nhân viên. Nếu vi phạm sẽ có mức xử phạt khác nhau như: trừ lương, giữ lương, đình chỉ hoặc cắt ca làm việc, v.v… Nhân viên hay gặp phải lỗi như làm sai quy trình, làm sai yêu cầu của khách, cãi nhau với khách, tự ý huỷ ca làm. Đây đều là những lỗi cần khắc phục ngay và không được để tái phạm.

3.2.2. Sa thải các thành phần bạo loạn

Hơn nữa, đối với những trường hợp có thái độ làm việc không nghiêm túc, cố tình làm sai quy định, phá hoại trật tự nhà hàng hoặc đánh cắp, làm hỏng tài sản có thể bị sa thải. Điều này cần làm nghiêm ở trong nhà hàng vì có thể tuyển rất nhiều người khác. Những hành vi sai phạm trên cần được bài trừ để tránh làm ảnh hưởng đến những bộ phận khác, đến nhà hàng và cả uy tín phục vụ khách hàng.

Tóm lại, có rất nhiều cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng. Song, người quản lý cần biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để có thể quản lý nhân viên tốt hơn. Qua đây, vieclam123.vn cũng hy vọng bạn đã có thông tin để triển khai cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng để nhân viên làm việc hiệu quả mang lại nhiều thu nhập cho nhà hàng hơn nữa nhé

Cách xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn của nhân viên phục vụ nhà hàng

Mỗi nhà hàng đều cần có những quy định và tiêu chuẩn chung trong cách phục vụ của nhân viên. Nhân viên sẽ được đào tạo theo đúng quy trình đã có của nhà hàng. Vậy những tiêu chuẩn của nhân viên phục vụ nhà hàng là gì? Cùng tìm hiểu ngay với bài viết sau của vieclam123.vn nhé.

Những tiêu chuẩn của nhân viên phục vụ nhà hàng là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.