Tiện ích
Cẩm nang
Xây dựng công trình là một việc tốn rất nhiều thời gian và chi phí, do vậy việc lựa chọn nhà thầu uy tín luôn là một quyết định mà nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi vì một nhà thầu chất lượng sẽ tạo nên sự thành công các công trình, đồng thời sẽ giúp nhà đầu tư có thể thu hồi được vốn về sau. Ngay sau đây, vieclam123.vn sẽ là tổng hợp các cách chọn nhà thầu xây dựng trong bài viết ngay dưới đây!
MỤC LỤC
Với sự phát triển của thời đại, có rất nhiều nhà thầu xây dựng với đa dạng các quy mô đã được ra đời. Điều này khiến rất tổ chức, nhà đầu tư phải băn khoăn, lo lắng. Sau đây sẽ là các cách lựa chọn nhà thầu giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức:
Để tạo dựng được thương hiệu và hình ảnh, nhà thầu cần phải mất nhiều thời gian và công sức, trải qua vô vàn khó khăn sóng gió mới có thể tạo nên thương hiệu như bây giờ. Đây là một thứ được dựa trên niềm tin và sự tin tưởng, không thể mua được bằng tiền. Hình ảnh và thương hiệu chủ yếu được xây dựng nên từ nền tảng con người và dịch vụ tốt. Qua thời gian, nhà thầu sẽ có ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng.
Về lý thuyết, một nhà thầu đã hiểu và biết cách đầu tư hình ảnh chuyên nghiệp, nhận diện tốt thì chắc chắn, nhà thầu đó đã có sản phẩm và dịch vụ nổi bật hơn so với các đối thủ. Thương hiệu được tạo từ sự hiểu biết và tầm nhìn của nhà thầu, chứ không phải đầu tư được thương hiệu “tốt” thì sản phẩm cũng chất lượng.
Mặc khác, xây dựng là một lĩnh vực được dựa trên sự thực tế, chất lượng sản phẩm để làm nên thành công, không thể dối trá hay “tự làm đẹp bản thân là có thương hiệu”. Do vậy, việc lựa chọn nhà thầu dựa trên thương hiệu và hình ảnh sẽ mang lại hiệu quả, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức. Chúng tôi có 3 cách để giúp bạn nhận diện được thương hiệu – hình ảnh nhà thầu:
- Cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của nhà thầu.
- Cảm nhận khi tiếp xúc, tương tác với nhân viên.
- Cảm nhận về cách thức marketing và truyền thông của nhà thầu.
Bất kỳ nhà đầu tư nào khi lựa chọn nhà thầu cũng sẽ chú ý giá cả xây dựng đầu tư. Thông thường, khi thấy mức giá cao hơn các nhà thầu khác rồi đánh giá nhà thầu là một tư duy hết sức sai lầm. Bởi một nhà thầu chất lượng không nằm ở giá cao hay giá thấp mà là giá có hợp lý không. Khi giá quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng công trình, còn giá quá cao thì nguồn vốn nhà thầu không cho phép.
Giá cả trong xây dựng thường được tính dựa trên quy mô và diện tích của các công trình. Bên cạnh đó, cách tính giá cả diện tích trong xây dựng sẽ khác hoàn toàn so với thực tế. Bởi, giá cả diện tích xây dựng sẽ không chỉ bao gồm tất cả diện tích mà còn có cả hao phí bên trong đó. Do vậy, khi xem xét giá, nhà đầu tư cần xem xét giá cả ở từng dịch vụ.
Ngoài ra, khi xem xét giá, nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều nhà thầu có giá rẻ bởi trong hợp đồng, có nhiều hạng mục họ chưa xem xét. Sau này khi thi công, họ sẽ tính phát sinh những hạng mục không báo trước. Hay nhà thầu báo giá bèo để không có lời nhưng khi thi công, họ sẽ sử dụng vật tư kém chất lượng để sinh lời từ đó. Do vậy, nhà thầu đưa ra giá cả hợp lý cũng là cách để nhà đầu tư lựa chọn.
Một công trình chất lượng sẽ được tạo nên từ công nhân có trình độ và có sự giám sát chặt chẽ từ đội ngũ kỹ sư. Do vậy, nhà đầu tư cần tìm hiểu và đánh giá năng lực của 2 đối tượng này trước khi lựa chọn bất kỳ nhà thầu nào. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể quan sát từ các công trình mà họ đã xây dựng để hiểu hơn về trình độ, thái độ, khả năng thi công của nhà thầu.
Trước khi hợp tác với bất cứ nhà thầu nào, nhà đầu tư cần xem xét, đánh giá tác phong làm việc, thái độ để biết được uy tín của họ. Điều này sẽ được thể hiện thông qua quá trình trao đổi công việc tiến hành thiết kế, nhà đầu tư sẽ biết được sự chuyên nghiệp trong quy trình hoạt động, chữ tín của đơn vị.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần đánh giá giá trị pháp lý của đơn vị qua các thông tin về thời gian thành lập, tư cách pháp nhân, ngành nghề, mã số thuế,… Điều này có nghĩa rằng, nhà đầu tư đang được pháp luật bảo hộ khi làm việc với nhà thầu có đăng ký kinh doanh minh bạch, chịu sự quản lý của nhà nước.
Ngoài việc lựa chọn nhà thầu theo các cách trên, nhà đầu tư có thể xem xét các cam kết của đơn vị trong hợp đồng trước khi tiến hành chọn lựa. Chúng ta sẽ dựa vào các cam kết sau:
- Minh bạch, rõ ràng trong giá cả và sử dụng vật tư.
- Có trách nhiệm với cộng đồng như tiếng ồn, môi trường,…
- Bảo hành: có cam kết về bảo hành sau khi hoàn thành công trình.
- Không bán thầu: công trình xây dựng sẽ do nhà thầu đó trực tiếp thi công, không sang nhượng, bán thầu cho đơn vị khác. Hiện nay, đã có rất nhiều nhà thầu đã bán thầu một phần hay sang nhượng cho đơn vị khác, điều này khiến khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng thi công, nếu có phát sinh rủi ro, các đơn vị này sẽ đùn đẩy trách nhiệm, không đồng nhất.
Xem thêm: Chi tiết mẫu báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu chuẩn nhất
Sau đây sẽ là một số hình thức lựa chọn nhà thầu đã được nhà nước quy định và ban hành theo Luật Đấu thầu 2013. Các hình thức lựa chọn đó được trình bày cụ thể như sau:
Hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, giống như dự toán công trình, dự án mua sắm. Trong hình thức này, chúng ta cần lưu ý, khi nhà thầu thực hiện hợp đồng nhưng trước đó không khả năng thực hiện mua sắm trực tiếp thì có thể áp dụng gói thầu mua sắm trực tiếp đối với đơn vị khác. Nếu nhà thầu này đáp ứng được các tiêu chí theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn từ trước đó.
Hình thức đấu thầu rộng rãi thường được áp dụng với các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh trong Luật Đấu thầu 2013. Hinh thức này sẽ không được áp dụng hay lựa chọn trong trường hợp gói thầu, dự án thuộc lựa chọn nhà thầu khác.
Ở những nơi gói thầu được giao thực hiện, các tổ hay nhóm thợ thi công tại địa phương cần tham gia cộng đồng dân cư trong các trường hợp như:
- Gói thầu quy mô nhỏ mà tổ chức, nhóm thợ thi công có thể tham gia thực hiện.
- Các gói thầu thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở những nơi đặc biệt khó khăn trên cả nước.
Hình thức này chỉ xảy ra khi các gói thầu hay dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt không thể áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu như đấu thầu rộng rãi, chỉ định đấu thầu, chào hàng cạnh tranh,… Người có thẩm quyền của tổ chức, đơn vị có quyền trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định phương án chọn lựa nhà thầu, nhà đầu tư.
Trên đây chính là toàn bộ thông tin về cách chọn nhà thầu xây dựng mà vieclam123.vn đã tổng hợp, thu thập được. Mong rằng, với bài viết hữu ích trên, các bạn sẽ chọn được nhà thầu uy tín – chất lượng đúng như bản thân mong muốn cho công trình của mình.
Đơn dự thầu là gì? Làm sao có thể viết đơn dự thầu? Hồ sơ dự thầu sẽ bao gồm những giấy tờ gì? Hãy tìm hiểu các điều thông qua bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Chia sẻ