Tiện ích
Cẩm nang
Trong giao dịch chứng khoán, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau. Các loại rủi ro này thường có dấu hiệu riêng biệt để chúng ta nhận biết. Tuy nhiên, không lúc nào chúng ta cũng sẽ nhận ra rủi ro, một trong số đó là Bulltrap. Vậy rốt cục Bulltrap trong chứng khoán là gì? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu về hiện tượng này ở ngay bài viết sau!
MỤC LỤC
Bulltrap là một thuật ngữ có sự kết hợp giữa từ “bull” trong bull market và từ “trap” nghĩa là cạm bẫy. Để hiểu cặn kẽ của thuật ngữ này, trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu từ “bull”.
Bull market nếu được dịch ra tiếng việt nghĩa là “thị trường bò”. Đây là một khái niệm ám chỉ thị trường đang có dấu hiệu untrend, tức là tăng giá. Ở giai đoạn này, giá cổ phiếu sẽ tăng liên tục, tạo ra tâm lý lạc quan đối với các nhà đầu tư. Họ sẽ bắt đầu đầu tư tiền để mua cổ phiếu nhằm hưởng lợi từ đó.
Như vậy, từ “bull market” chúng ta có thể hiểu được Bulltrap nghĩa là bẫy tăng giá hay là mô hình cưa sắt nếu được nhìn trên biểu đồ. Đây là hiện tượng mà thị trường bắt đầu có dấu hiệu đảo chiều hoặc phục hồi sau một thời gian cổ phiếu bị giảm giá.
Dấu hiệu của Bulltrap mà chúng ta thường gặp nhất là cổ phiếu có giá vượt mức hỗ trợ. Đây là một cái bẫy khiến nhà đầu tư hy vọng vào sự tăng trưởng của cổ phiếu và liên tục mua vào. Nhưng sau khi kết thúc bull trap, giá lại bắt đầu giảm xuống trở lại khiến rất nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ.
Trái ngược với hiện tượng Bulltrap là Bear Trap. Đây là một cái bẫy giảm giá có tín hiệu đảo chiều khi thị trường đang có xu hướng tăng. Cũng giống như Bulltrap, Bear Trap cũng khiến cho các nhà đầu tư có nhiều nhận định sai lệch, lầm tưởng rằng thị trường đang có sự giảm giá mạnh nên đặt lệnh bán nhắm đón đầu một xu hướng mới.
Trong thực tế, giá có thể chỉ vừa mới giảm một chút rồi tăng trưởng trở lại. Nhìn chung, cả Bulltrap và Bear Trap đều là cái bẫy rủi ro mà các nhà đầu tư khó tránh khỏi khi tham gia thị trường chứng khoán. Điều này thường xảy ra với nhà đầu tư còn non kinh nghiệp, có tâm lý chưa vững vàng. Nếu các bạn hiểu được thuật ngữ này, chúng ta sẽ phán đoán thị trường bình tĩnh hơn và ra quyết định phù hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Bulltrap trong chứng khoán. Theo các nhà đầu tư lâu năm, Bulltrap chỉ thường xuất hiện bởi các nguyên nhân phổ biến sau:
Mọi diễn biến, tình hình biến động trên thế giới đều có thể tác động đến thị trường chứng khoán ở nước ta. Đặc biệt là những phát ngôn hay dự báo của các chính trị gia trên thế giới. Điều này khiến tâm lý của các nhà đầu tư luôn ở trạng thái bị động.
Những thông tin này luôn khiến các nhà đầu tư nghĩ rằng giá cổ phiếu sẽ tăng. Họ đặt lệnh khiến cổ phiếu có giá tăng tạm thời. Ngay sau đó, tin tức sẽ được đính chính hay sự kiện không sự ảnh hưởng mạnh như lúc đầu, giá cổ phiếu lại bắt đầu đi xuống.
Xem thêm: Phân phối đỉnh là gì và những dấu hiệu nhận biết về phân phối đỉnh
Nhà đầu tư lớn là những người có quyền lực, có lợi thế về vốn và tin tức trên thị trường. Họ luôn là những người tạo ra sóng hay thao túng tâm lý thị trường. Các nhà đầu tư này thường bắt đáy để tạo nên “cơn sốt” tăng giá ảo.
Khi đã đến đúng mức kỳ vọng mong muốn, họ sẽ bắt đầu “xả” cổ phiếu nhằm thu được nhiều lợi nhuận nhất. Đây cũng chính là lúc các nhà đầu tư còn “non” kinh nghiệm sẽ mua vào, rơi vào bẫy của nhà đầu tư “lớn”.
Bulltrap thường xuất hiện sau khi thị trường cạn kiệt do hiện tượng suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Khi giá cổ phiếu bắt đầu sụt giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư sẽ tranh thủ cơ hội để đặt lệnh bắt đáy.
Khi số lượng đặt lệnh mua vào đủ lớn, giá cổ phiếu sẽ bắt đầu tăng lên trên mức kháng cự. Tuy nhiên, sự tăng giá này sẽ không duy trì được lâu và sẽ mau chóng giảm xuống một cách bất ngờ.
Để mau chóng xác định được hiện tượng Bulltrap trong chứng khoán không phải điều dễ dàng. Theo các nhà đầu tư lâu năm, các bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu phổ biến sau:
Việc các nhà đầu tư kiểm tra giá ở mức kháng cự nhiều lần, không thể vượt qua được thể hiện vùng kháng cự đang rất mạnh, áp lực tăng khá yếu. Trong trường hợp, giá có bứt phá trên mức kháng cự thì cũng không có khả năng duy trì được động lượng.
Chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra đặc điểm giảm giá bền vững khi mà đáy sau sẽ thấp hơn đáy trước và đỉnh sau sẽ thấp hơn đỉnh trước. Bulltrap thường xảy ra khi giá quay trở lại ở đỉnh thấp nhất và đang có xu hướng giảm. Thông thường, xụ hướng giảm này sẽ xuất hiện ở 1 trong 3 trường hợp sau:
Trường hợp 1: giá sẽ phản ứng lại với vùng kháng cự và tiếp tục đi xuống. Thời điểm này bulltrap sẽ không xảy ra.
Trường hợp 2: giá cổ phiếu đã đi qua vùng kháng cự và sẽ tiếp tục đi lên. Với trường hợp này, bulltrap vẫn chưa xuất hiện.
Trường hợp 3: Giá sẽ vượt qua vùng kháng cự và quay đầu giảm mạnh xuống, tạo ra một hiện tượng phá vỡ giả. Đây chính là lúc bulltrap sẽ xuất hiện.
Nếu bạn nhận một “cây nến xanh” dài bất thường vượt qua ngưỡng kháng cự thì đây rất có thể do một nhà đầu tư lớn nào đó đang thao túng để thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường. Khi giá đã đạt đến thời điểm thích hợp, các nhà đầu tư này sẽ bất ngờ bán ra làm thị trường bị trượt dài. Đây chính là lúc Bulltrap xuất hiện.
Thông thường, hiện tượng Bulltrap sẽ trải qua các giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1: giá tiếp tục tăng và đạt đến ngưỡng vùng kháng cự. Ở thời điểm đó, giá có thể sẽ giảm mạnh nếu không có đòn bẩy tăng giá. Ngoài ra, giá cũng có thể phá kháng cự tăng lên một chút rồi sau đó giảm mạnh.
Giai đoạn 2: Giai đoạn này sẽ xuất hiện dấu hiệu break out – giá cổ phiếu đột phá. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ đặt lệnh để mua cổ phiếu.
Giai đoạn 3: Giai đoạn tiếp theo sẽ là lệnh giới hạn (LO – limit order) nhằm mục đích để “lấp đầy” thị trường. Lúc này, giá cổ phiếu sẽ mất đà và ngừng tăng cao.
Giai đoạn 4: Đây chính là lúc giá có sự giằng co. Nhưng khi đã xuống, rất nhiều nhà đầu tư sẽ hoảng loạn và ngừng đặt lệnh mua cổ phiếu.
Giai đoạn 5: Giá của cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm đến thời điểm cắt lỗ. Lúc này, các đầu tư bắt buộc phải chịu lỗ, bán ra với mức giá thấp hơn. Đây chính là cách Bulltrap được ra đời.
Chúng ta có thể lấy ví dụ về cổ phiếu của HPG. Ở mức kháng cự có giá là 36.000, HPG đã có một cây nến xanh dài với khối lượng tăng vọt. Các nhà đầu tư bắt đầu bắt đáy sau khi phiếu có sự giảm giá từ 44.000 đồng về 36.000 đồng. Tuy nhiên, ở các phiên tiếp theo, giá có sự giằng co và tiếp tục rơi. Lúc này, các nhà đầu tư bắt buộc phải bán ra để cắt lỗ. Đây là lúc Bulltrap được hình thành.
Mặc dù, Bulltrap là một cái bẫy giá nhưng nếu biết cách tận dụng, chúng ta hoàn toàn có thể thu lời. Theo các nhà phân tích chứng khoán, các bạn có thể thực hiện các chiến lược sau:
Thị trường xuất hiện hình dạng Parabol là do các nhà đầu tư đang bị ảnh hưởng tâm lý, bị tác động bởi Fomo nên liên tục đặt mua khiến đẩy giá lên cao vượt xa giá trị thực tế. Đây là một hình thái có xu hướng đảo chiều rất nhanh và khó bền vững. Vì vậy, các nhà đầu tư không nên đặt lệnh lúc này bởi rất khó xác định được giá để cắt lỗ.
Build up là một hiện tượng các vùng giá đang có sự giằng co và bị dồn lại ở khu vực kháng cự. Khi tiến hành giao dịch ở đây, các đầu tư sẽ được đảm bảo an toàn bởi tỷ lệ cắt lỗ khá tốt.
Vùng giá đang có sự giằng co cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng đặt lệnh với giá cao. Vùng kháng cự được tích trữ càng lâu thì càng có nhiều nhà đầu tư đặt lệnh mua. Lúc này, giá sẽ được đẩy lên cao và mang lại lợi nhuận mà nhà đầu tư mong muốn.
Như vậy, vieclam123 đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến Bulltrap trong chứng khoán là gì. Có thể thấy, giá thị trường luôn luôn có sự thay đổi và biến động thường xuyên. Các bạn cần liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng để việc đầu tư trở nên an toàn và có hiệu quả nhé!
Với những người làm trong lĩnh vực chứng khoán, chắc hẳn các bạn đã nghe thấy thuật ngữ GOS không chỉ một mà rất nhiều lần. Nhưng các bạn có thực sự hiểu về nó. Cùng xem dưới đây để hiểu hơn về chỉ số GOS bạn nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ