Tiện ích
Cẩm nang
Brand Audit là một công việc bắt buộc phải thực hiện quá trình nghiên cứu thị trường. Nhờ Brand Audit, chúng ta sẽ hiểu rõ ràng hơn về thương hiệu của bản thân mình. Điều này sẽ tạo tiền đề để gia tăng sự thách thức lên các đối thủ. Vậy rốt cục Brand Audit là gì? Brand Audit có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu về Brand Audit thông qua bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Brand Audit còn được biết đến là kiểm toán thương hiệu. Đây là một quá trình kiểm tra toàn diện, phân tích, đánh giá về nguồn tài sản thương hiệu của một doanh nghiệp. Để từ đây, chúng ta sẽ thúc đẩy vị thế, gia tăng tầm ảnh hưởng lên các đối thủ trong cùng một thị trường.
Chúng ta có thể ví Brand Audit chính là một bài “kiểm tra sức khỏe” hàng ngày của một thương hiệu. “Bài kiểm tra” này sẽ lấy khách hàng làm cốt lõi, tìm ra nguồn thực sự của tài sản thương hiệu để liên tục cải thiện, gia tăng nguồn sức mạnh của Brand.
Brand Audit luôn lấy tiêu chuẩn cao về sự thấu hiểu nguồn tài sản của thương hiệu. Các tiêu chuẩn sẽ được đánh giá từ chính phía doanh nghiệp và khách hàng. Từ phía công ty, họ sẽ luôn quan tâm đến độ “phủ sóng” của thương hiệu, các sản phẩm nào cung cấp tới khách hàng. Còn đối với khách hàng, điều họ thực sự quan tâm là ý nghĩa của một thương hiệu, sự ấn tượng đối với thương hiệu đó và các sản phẩm liên quan.
Có thể nói, nhờ Brand Audit, doanh nghiệp có thể dễ dàng vạch ra chiến lược hoạt động. Đồng thời có thể giúp bộ phận Marketing có thể tìm hiểu giá trị thực sự của công việc mà mình đang thực hiện.
Mọi công việc liên quan đến nhận diện thương hiệu sẽ được đánh giá một cách hiệu quả. Nhân viên Marketing sẽ phải nghiên cứu ứng dụng thực tế của chúng ở bên ngoài thị trường. Ngoài ra, Brand Audit còn phải đáp ứng được yếu tố về văn hóa và thị trường. Tất cả nhằm mục đích định vị, nhận diện thương hiệu một cách tổng quan nhất.
Brand Audit sẽ giúp doanh nghiệp có thể đánh giá sự hiệu quả truyền thông. Dựa trên các số liệu đã được thống kê, báo cáo, Brand Audit sẽ đưa ra các giải pháp, các phương án để tạo ra chiến lược truyền thông hiệu quả trong điều kiện hoàn cảnh hiện tại.
Yếu tố cốt lõi mà brand Audit cần thực sự quan tâm chính là khách hàng. Nó sẽ liên tục tìm kiếm khách hàng mục tiêu thông qua các đánh giá dựa trên nền tảng số về hành vi, suy nghĩ của khách hàng. Đây đang là một xu hướng mới được dựa trên các hành vi thực tế theo yếu tố thị trường.
Công việc cấp thiết và tạo ra nhiều khó khăn nhất mà Brand Audit cần làm là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Công việc này đòi hỏi những người làm Brand Audit cần có cái nhìn “bên trong”, sự thấu hiểu thực sự các yếu tố. Các dữ liệu phân tích cần phải dựa trên dữ liệu đa chiều về thị trường tác động lên các đối thủ. Trong thực tế, chúng ta mới chỉ đánh giá được 60% về đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu chiến lược dài hạn là một công việc mà Brand Audit cần thực sự quan tâm. Việc nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững nhất. Đồng thời, nó có thể phân bổ nguồn tài chính một cách hợp lý và hiệu quả. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển các ngành hàng mới, có những bước tiến trong tương lai.
Các yếu tố bên trong thực sự ảnh hưởng đến Brand Audit bao gồm:
Hồ sơ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Logo, slogan, nhân vật của một thương hiệu.
Nguyên tắc sử dụng thương hiệu.
Quy trình ứng dụng đồ họa đặc trưng của thương hiệu.
Năng lực thực hiện thương hiệu.
Xem thêm: Marketing thương hiệu là gì? Thông tin bạn cần biết về Brand Marketing
Để có thể ảnh hưởng đến quá trình Brand Audit, các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng:
Chi phí của hoạt động truyền thông.
Chi phí ảnh hưởng đến tâm lý, động lực của nhân sự.
Chi phí tài sản về mặt bằng, vận chuyển của doanh nghiệp.
Lợi thế về kênh bán hàng, người nổi tiếng của thương hiệu.
Bản kế hoạch thương hiệu.
Rủi ro về vận chuyển, tồn kho.
Đánh giá thị trường, khách hàng về thương hiệu.
Nhờ Brand Audit, doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững trong tương lai. Toàn bộ quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu các thông tin xoay quanh khách hàng bao gồm các yếu tố thu hút khách hàng, niềm yêu thích của khách hàng với thương hiệu,… Ngoài ra, Brand Audit còn giúp doanh nghiệp tìm hiểu chính bên trong thương hiệu như điểm mạnh - điểm yếu - yếu tố cần bổ sung của thương hiệu, làm sao để nhân sự phát triển vượt bậc?, niềm mong muốn của xã hội và thị trường với doanh nghiệp.
Đây chính là những điều quan trọng tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đồng thời, còn giúp công ty có thể gây dựng hình ảnh từ giá trị đạo đức, niềm tin. Không chỉ vậy, Brand Audit còn khiến thức tỉnh các tư duy cũ kỹ để phát triển tư duy mới một cách tươi sáng hơn.
Phần đầu tiên mà doanh nghiệp cần quan tâm chính là các bản đánh giá. Công việc này đơn giản chính là gửi đến tất cả nhân sự thực hiện đánh giá doanh nghiệp. Hệ thống kiểm tra sẽ bao gồm các nội dung, câu hỏi biểu mẫu được gửi đến các bộ phận liên quan của một doanh nghiệp
Bộ phận điều hành: đánh giá sự hiểu biết về giá trị truyền thông, thương hiệu.
Bộ phận truyền thông: kiểm tra các kênh, đánh giá tính hiệu quả, thiết kế, sáng tạo của truyền thông.
Bộ phận sản phẩm: đánh giá hiệu quả về quá trình quản lý hàng hóa, xuất và nhập hàng.
Bộ phận khách hàng: đánh giá sự hiệu quả về chăm sóc khách hàng.
Thông thường, việc xác định đối thủ cạnh tranh được dựa trên sự tương đồng về thương hiệu, được phân chia theo 3 nhóm: cạnh tranh tương đồng, cạnh tranh thấp và ưu thế khác biệt. Ở mỗi nhóm, doanh nghiệp cần có sự phân tích về các đối thủ cạnh tranh, đồng thời sẽ tìm ra các giải pháp để khắc chế đối thủ.
Còn đối với khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ dựa trên 2 nhóm chính. Nhóm đầu tiên là tệp khách hàng cũ. Doanh nghiệp sẽ phải phân tích dựa trên tiêu chí: vị trí địa lý, hành vi, sở thích, hài lòng,… Nhóm thứ hai là tệp khách hàng tiềm năng. Hiện nay, các phương pháp chủ yếu được thực hiện để tìm hiểu nhóm khách hàng là dựa trên trí tuệ nhân tạo. Còn các phương pháp truyền thông sẽ chỉ còn được sử dụng để kiểm tra lại.
Các vấn đề liên quan đến luân chuyển, lưu kho cần có một chiến lược rõ ràng, tránh bị “chết” dòng vốn. Các phân phối cần có sự nhìn nhận thực tế, thúc đẩy phát triển tương lai. Đồng thời các kênh phân phối phải luôn có sự tư duy không chịu sự phụ thuộc.
Với sự phát triển của công nghệ số, doanh nghiệp phải luôn thích nghi để phát triển. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp cần có sự đánh giá, phân tích mang tính phù hợp của hoàn cảnh. Một hệ thống chỉ đem lại hiệu quả khi có các đặc điểm riêng của từng hoàn cảnh.
Quá trình khám phá nhân sự chủ yếu hướng đến mục tiêu sự thích ứng. Các phân tích chủ yếu tập trung về tâm lý, hành vi và sở thích của nhân sự. Từ các cơ sở này, doanh nghiệp sẽ phát huy năng lực thực sự của nhân sự.
Dựa trên các bản phân tích ở trên, doanh nghiệp sẽ thiết lập biểu đồ dữ liệu. Biểu đồ dữ liệu này sẽ thể hiện tính tương tác của các nhóm công việc. Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp nhìn thấy được các chỉ mục đánh giá quan trọng, mức độ ảnh hưởng các yếu tố. Để từ đây, doanh nghiệp sẽ các phương án thực thi, thay đổi vấn đề.
Quá trình đo lường này sẽ được dựa trên sự phân tích đánh giá đa chiều. Quá trình này sẽ có sự kết hợp giữa doanh nghiệp và chuyên gia để lúc này có thể xác định vị trí của thương hiệu trên thị trường, được dựa trên góc nhìn của khách hàng.
Như vậy, nhờ Brand Audit, chúng ta đã có thể xác định được vị trí và sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp trong một thị trường đầy biến đổi. Mong rằng, vieclam123.vn đã giúp các độc giả hiểu được Brand Audit là gì và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp.
Chiến lược kéo là gì? Chiến lược đẩy là gì? Tìm hiểu về chiến lược kéo đấy trong Marketing thông qua bài viết sau.
MỤC LỤC
Chia sẻ