close
cách
cách cách cách cách cách

Brand Attributes là gì và nguyên tắc khi xây dựng Brand Attributes

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một thương hiệu sẽ được gọi là thất bại nếu người tiêu dùng không có ấn tượng về thương hiệu đó, không biết bán sản phẩm gì hay không được nhớ tới khi có nhu cầu phát sinh. Để tránh sự thất bại này, các doanh nghiệp thường quan tâm xây dựng Brand Attributes. Vậy Brand Attributes là gì? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu về chủ đề này ở ngay bài viết sau!

1. Đi tìm câu trả lời Brand Attributes là gì?

Brand Attributes được dịch nghĩa là thuộc tính thương hiệu. Đây là một cách biểu hiện bên ngoài của định vị thương hiệu thông qua tính chất cốt lõi. Hiểu một cách đơn giản, brand attributes chính là toàn bộ dữ liệu ấn tượng, yêu thích mà người tiêu dùng ghi nhớ tới một thương hiệu.

Chúng ta có thể ví dụ như hãng Heineken gây ấn tượng với người tiêu dùng bởi màu xanh đặc trưng, hãng Apple gây thích thú với người yêu công nghệ ở hình ảnh quả táo cắn dở, hãng Sensodyne tạo hình ảnh răng nhạy cảm cùng với chuyên gia nha khoa.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, người làm marketing luôn phải tìm cách khắc sâu thương hiệu vào tâm trí của người tiêu dùng. Đây là nhiệm vụ hàng đầu và cũng là quan trọng nhất.

Việc tạo dấu ấn sẽ giúp khách hàng ghi nhớ các thuộc tính, ấn tượng các thông tin quan trọng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tác động tới quyết định mua sắm, điều khiển hành vi của người tiêu dùng.

Chúng ta có thể ví dụ như hãng thức ăn nhanh nổi tiếng Mcdonald’s đã làm rất tốt trong việc truyền tải thông điệp “happy meals”, “fun and friendly”. Khi đi tới bất kỳ đâu, khách hàng luôn nhớ tới hãng Mcdonald’s.

Có thể lấy ví dụ khác như, thông điệp “sữa sạch”, “gần gũi với thiên nhiên”, khách hàng sẽ nhớ tới ngay hãng sữa TH True Milk. Bởi đây là một hãng có sản phẩm sữa an toàn và tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: Marketing quản trị thương hiệu là làm gì và lợi ích của nó

Brand Attributes là gì
Brand Attributes là gì?

2. Brand Attributes có các thuộc tính cơ bản nào?

2.1. Tính liên quan của thương hiệu doanh nghiệp

Với bất kỳ thương hiệu nào, việc hình thành mối liên hệ với cảm xúc khách hàng là việc làm cực kỳ cần thiết và quan trọng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số, đạt được lợi nhuận cao.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của chính khách hàng. Ngoài ra, thương hiệu còn phải hiểu, giải quyết vấn đề khách hàng bằng chính sản phẩm, dịch vụ của mình.

Tính liên quan của Brand Attributes
Tính liên quan của thương hiệu

2.2. Tính nhất quán của thương hiệu

Muốn quản trị thương hiệu, người làm marketing cần biết cách tạo ra tính nhất quán của chính thương hiệu đó. Bởi vì, một thương hiệu sẽ trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau. Điều này sẽ được dựa trên sự thay đổi của môi trường và động lực kinh doanh.

Thương hiệu của một doanh nghiệp cần có sự nhất quán trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và sự đòi hỏi của khách hàng. Chính điều này sẽ giúp khắc sâu yếu tố niềm tin vào trong trái tim họ

2.3. Định vị tính chính xác

Những người làm marketing của một doanh nghiệp cần định vị thương hiệu dựa trên mục tiêu và mong muốn của người làm quản trị muốn thiết lập vào trong tâm trí của khách hàng. Định vị sẽ cần xoay quanh mục tiêu cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng, có giá phải chăng để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.  

Mặc khác, định vị thương hiệu cần phải phù hợp với dịch vụ, bản chất của công ty. Đồng thời, nó cần có sự hấp dẫn, có tính lôi cuốn, sáng tạo riêng trong từng sản phẩm.

2.4. Tính bền vững của thương hiệu doanh nghiệp

Tính bền vững khác hẳn với sự bảo thủ bởi nó giúp thương hiệu tồn tại và phát triển. Chúng ta có thể lấy ví dụ như thương hiệu của hãng Nokia. Đây là một hãng đã liên tục thống trị thị trường di động trong nhiều năm liền, sau đó đã phải nhường ngôi vương bởi không chịu thay đổi tính năng sản phẩm.

Một thời gian sau, hãng Nokia đã phải sa thải nhân viên trên khắp toàn cầu và xây dựng hệ điều hành Window Phone để tiếp tục duy trì sự tồn tại. Sau đó, Nokia chính thức bị hãng Microsoft thâu tóm bằng thương vị có giá trị 7,2 tỷ đô.

Tính bền vững của Brand Attributes
Tính bền vững của thương hiệu doanh nghiệp

2.5. Sự tín nhiệm của thương hiệu

Thương hiệu của một doanh nghiệp tạo sự tín nhiệm của khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong đợi của họ. Đồng thời, nó còn phải đặt ra các tiêu chuẩn, thước đo mới để các thương hiệu khác noi theo.

Bên cạnh đó, sự tín nhiệm còn được thể hiện ở chất lượng dịch vụ tuyệt vời, trải nghiệm tổng thể để giữ chân khách hàng, phát triển lâu dài và giữ mối quan hệ với họ. Ngoài ra, thương hiệu còn phải thể hiện sự uy tín khi giao dịch với nhà cung cấp, nhân viên và các bên đối tác.

3. Nguyên tắc khi xây dựng Brand Attributes

3.1. Không tổng hợp quá nhiều thuộc tính trong một thương hiệu

Người tiêu dùng nhận biết một thương hiệu dựa trên đặc trưng cốt lõi của thương hiệu đó. Khi càng ít thuộc tính, người tiêu dùng càng dễ dàng ghi nhớ, tạo nên sự ấn tượng trong một thương hiệu.

Rất nhiều marketer đã mắc sai lầm căn bản khi tổng hợp quá nhiều lợi ích sản phẩm tới người tiêu dùng. Điều này sẽ gây phản tác dụng, khiến thương hiệu trở nên mờ nhạt, không được được người tiêu dùng nhớ tới.

Thay vào đó, các marketer chỉ nên để 1 – 2 thuộc tính quan trọng tác động tới người tiêu dùng. Ví dụ như, vào đêm muộn, người ta sẽ nhớ tới cửa hàng tiện lợi Circle K luôn cung cấp đồ dùng vào khoảng thời gian này.

3.2. Lựa chọn thuộc tính từ nhu cầu khách hàng

Khi bắt đầu xây dựng Brand Attributes, người marketer cần đứng trên góc độ của người tiêu dùng và trả lời các câu hỏi căn bản như động lực nào thúc đẩy họ mua sản phẩm, thương hiệu có tác dụng gì trong cuộc sống người tiêu dùng, người tiêu dùng đang gặp vấn đề gì, đâu là cách giải quyết nhanh chóng. Đó là các câu hỏi trả lời cho các chủ đề insight, purchase drivers, brand role.

Đáp án của câu hỏi trên sẽ là những thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt được tâm lý, hành vi người tiêu dùng. Từ đó, người làm marketing sẽ mau chóng nắm bắt được khách hàng mục tiêu, loại bỏ các yếu tố thừa thãi, gây xao nhãng.

Lựa chọn thuộc tính từ nhu cầu khách hàng
Lựa chọn thuộc tính từ nhu cầu khách hàng

3.3. Xây dựng thuộc tính từ thế mạnh của doanh nghiệp

Các thuộc tính thương hiệu được người làm marketing lựa chọn không chỉ đạt mục tiêu có được niềm yêu thích của người tiêu dùng mà còn xuất phát từ sản phẩm, thế mạnh của chính doanh nghiệp đó. Mặc dù, thương hiệu là một sản phẩm vô hình nhưng cần có sự liên kết, kết nối với sản phẩm, đặc biệt là thế mạnh của chính doanh nghiệp đó.

Chúng ta có thể ví dụ như doanh nghiệp Coca Cola là một hãng sản xuất nước giải khát. Khi nhắc nhở tới thương hiệu này, người ta sẽ nghĩ tới các sản phẩm phục vụ cho cuộc vui, buổi tiệc hay nước uống giải khát cho mùa hè.

Xây dựng thuộc tính từ thế mạnh doanh nghiệp
Xây dựng thuộc tính từ thế mạnh doanh nghiệp

3.4. Xác định từ ngữ mô tả về thương hiệu doanh nghiệp

Người làm marketing cần phác thảo để xác định được một thương hiệu thông qua các tính từ mô tả đặc tính. Một mẹo hay là hãy xem thương hiệu như một con người và dùng từ ngữ để mô tả con người đó.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm ra các thông tin quan trọng để nhận diện thương hiệu đó rõ hơn như đặc trưng, giá trị cốt lõi, mục tiêu và văn hóa. Brand Attributes cần phản ánh được các giá trị mà doanh nghiệp đã đề ra trong sứ mệnh của mình.

Khi đã tìm ra được các thông tin trên, bạn sẽ có được các thuộc tính phù hợp nhất trong một thương hiệu. Lúc này, bạn sẽ lựa chọn các từ ngữ phù hợp với đặc điểm, nhu cầu, vấn đề của khách hàng để tạo dựng nên một Brand Attributes phù hợp cho một doanh nghiệp.

Xác định từ ngữ mô tả thương hiệu
Lựa chọn từ ngữ phù hợp đặc tính thương hiệu

Như vậy, vieclam123 đã tổng hợp các thông tin quan trọng liên quan tới Brand Attributes là gì. Có thể thấy, đây chính là một bản lề quan trọng giúp doanh nghiệp gây dựng nên tên tuổi và lòng trung thành từ chính phía khách hàng. Đồng thời, nó còn tạo lợi thế cạnh tranh trước áp lực của các đối thủ cùng ngành.

Marketing thương hiệu là gì? Thông tin bạn cần biết về Brand Marketing

Muốn được khách hàng để ý tới sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp cần bắt buộc xây dựng marketing thương hiệu. Vậy Marketing thương hiệu là gì? Cùng tìm hiểu về thuật ngữ này ở ngay bài viết dưới đây!

Marketing thương hiệu là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.