close
cách
cách cách cách cách cách

Brand Activation là gì và các hình thức phổ biến của Brand Activation

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mỗi năm, có hàng nghìn doanh nghiệp được ra đời, cùng với đó là các thương hiệu xuất hiện trên thị trường. Các thương hiệu này luôn có công cụ của riêng bản thân mình để làm nên điểm nhấn và thu hút được người dùng. Công cụ hữu hiệu đó chính là Brand Activation. Vậy rốt cục Brand Activation là gì? vieclam123.vn sẽ có lời giải ở ngay dưới đây!

1. Trả lời câu hỏi Brand Activation là gì?

Brand Activation được dịch một cách đơn giản là kích hoạt thương hiệu. Đây chính là tổng hợp tất cả các hoạt động nhằm giúp thương hiệu được khách hàng biết tới. Bộ phận marketing có nhiệm vụ phải tăng cường độ nhận diện thương hiệu và liên tục tương tác với khách hàng bằng một loạt các hoạt động thực tế như tổ chức sự kiện, tài trợ, phát mẫu thử,…

Bất kỳ thương hiệu nào có mong muốn phát triển đều phải dùng Brand Activation để tăng được độ nhận diện với công chúng. Brand Activation không chỉ đơn giản là những cách thức giúp tăng sự nhận diện mà chúng còn có thể tái định vị thương hiệu của một doanh nghiệp.

Trả lời câu hỏi Brand Activation là gì
Trả lời câu hỏi Brand Activation là gì?

2. Brand Activation sẽ đem lại những lợi ích gì?

Mục đích chính mà Brand Activation được sinh ra là lôi kéo, thu hút khách hàng nhanh chóng biết đến thương hiệu. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng các hoạt động liên quan đến Activation đều được dùng kích thích sự mua hàng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Brand Activation còn đem đến một số lợi ích tiêu biểu sau:

Brand Activation được dùng để giúp kích hoạt thương hiệu, chọn lọc và tìm ra đối tượng cụ thể để tham gia. Đồng thời, chúng còn được dùng để thu thập ý kiến trong khoảng thời gian diễn của hoạt động tương tác, tìm hiểu và phân tích sâu sắc tới khách hàng.

Kích hoạt thương hiệu này còn một phương pháp giúp tiếp cận khách hàng chưa từng dùng qua sản phẩm. Từ những dữ liệu đã thu thập, các đợt phản hồi của khách để xem xét và đưa ra chiến lược phù hợp với từng giai đoạn thực tế.

Sau khi thực hiện các hoạt động này, bạn sẽ giúp gia tăng vị thế thương hiệu của khắp thị trường. Đồng thời góp phần làm giảm chi phí hoạt động Marketing truyền thông khác khi được đã được khách hàng biết tới.

Ví dụ cụ thế như câu Slogan của Coca-Cola là “Open Happiness”. Đều phục vụ câu slogan đó, hàng Coca-Cola đã được thực hiện Brand Activation là đem đến những trải nghiệm niềm vui, niềm hạnh phúc của khách hàng sau khi thưởng thức nước uống Coca-Cola. Điều này đã làm thay đổi cách nhìn của khách hàng đối với hãng Coca-Cola và chúng đã giúp tăng doanh số trong một thời gian ngắn.

Xem thêm: Agency là gì? Vai trò của Agency trong Marketing doanh nghiệp

Brand Activation giúp tiếp cận khách hàng chưa dùng sản phẩm
Brand Activation giúp tiếp cận khách hàng chưa dùng sản phẩm

3. Các hình thức phổ biến của Brand Activation

Brand Activation có rất nhiều hình thức khác nhau với vô số phương thức để bộ phận Marketing đưa ra lựa chọn của mình. Các hình thức này được phủ sóng rộng rãi từ online đến offline.

Việc làm này được thực hiện dựa theo quy mô, giai đoạn và sản phẩm của chính doanh nghiệp đó. Cụ thể, Brand Activation sẽ dựa trên 6 hình thức phổ biến sau:

3.1. Hoạt động trải nghiệm sản phẩm

Doanh nghiệp sẽ lên ý tưởng và kế hoạch để tổ chức các sự kiện nhằm giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm. Ở đây, các hoạt động này sẽ cho phép khách hàng được trải nghiệm và sử dụng sản phẩm miễn phí. Điều đó sẽ giúp thu hút một lượng lớn khách hàng và lấy được ý kiến phản hồi của họ.

3.2. Hình thức phát sản phẩm mẫu

Ở trên mỗi siêu thị hay trung tâm thương mại, doanh nghiệp sẽ bày bán các sản phẩm để cho phép khách hàng dùng thử, đồng thời họ sẽ yêu cầu để lại thông tin để tiện liên lạc.

Chính cách làm này sẽ doanh nghiệp thu thập được thêm thông tin và thu hút được số lượng lớn khách hàng. Thông thường, hình thức này sẽ được áp dụng cho các sản phẩm như đồ uống, mỹ phẩm, đồ ăn,…

Hình thức phát sản phẩm mẫu
Hình thức phát sản phẩm mẫu

3.3. Hoạt động Roadshow

Roadshow là một hình thức mà ở đó, doanh nghiệp sẽ bày bán sản phẩm hay tổ chức sự kiện, chương trình ca nhạc. Với âm thanh và màu sắc hấp dẫn, nó sẽ khiến một lượng lớn khách hàng chú ý và đến với sản phẩm. Đây là một trong những hình thức mà các nhãn hàng thường áp dụng nhằm giúp nhiều người biết đến thương hiệu hơn.

Hoạt động Roadshow
Hoạt động Roadshow

3.4. Hoạt động Activation ngay tại điểm bán

Các doanh nghiệp hay nhãn hàng thường thuê PG, PB tại điểm bán để gây nên sự chú ý đối với khách hàng. Họ sẽ vừa quảng cáo, vừa cho phép khách hàng trải nghiệm và sử dụng sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể kích thích được nhu cầu mua sắm của khách hàng.

3.5. Hình thức tiếp thị khuyến mại

Tại các cửa hàng hay trang web của doanh nghiệp, họ sẽ sử dụng các chương trình khuyến mãi như giảm giá, mua 1 tặng 1, sử dụng siêu sale, tích điểm tặng quà,… Đây là một trong hình thức kinh điển khi đánh vào tâm lý ham rẻ của khách hàng để kích thích ham muốn, nhu cầu mua sản phẩm.

3.6. Hình thức Activation Marketing trên Digital

Trong những năm gần đây, các hoạt động kỹ thuật số đang cực kỳ phát triển như sàn thương mại điện tử và mạng xã hội. Các doanh nghiệp hay nhãn hàng sẽ tận dụng loại công cụ này để tổ chức các chương trình, thu hút khách hàng nhận quà từ xa. Nó là một cách làm cực kỳ thông minh khi vừa cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm nhưng cũng vừa tiết kiệm được chi phí.

4. Brand Activation sẽ được thực hiện theo quy trình nào?

4.1. Tìm kiếm Activation Platform

Activation Platform còn được biết đến là một khoảng không gian vật lý hoặc khoảng không gian cảm xúc của khách hàng. Ở trong hoạt động này, thương hiệu có thể tương tác trực tiếp với khách hàng bằng các ý tưởng độc đáo và đầy ý nghĩa.

Muốn tìm được Action form thực sự có ý nghĩa, doanh nghiệp sẽ phải thường xuyên theo dõi, phân tích cuộc sống và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Chính những dữ liệu này sẽ tạo ra những khoảnh khắc giúp thương hiệu tương tác với người dùng đầy ý nghĩa.

Tìm kiếm Activation Platform
Tìm kiếm Activation Platform

4.2. Xây dựng ý tưởng của Activation

Những ý tưởng của Activation Platform được xây dựng dựa trên những dữ liệu quan trọng từ Action Platform. Điều đó sẽ giúp triển khai các hoạt động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu Marketing hay mục tiêu truyền thống của thương hiệu.

Để làm nên các ý tưởng từ Activation, chúng ta sẽ cần dựa vào 4 yếu tố như sau:

Đầu tiên là yếu tố activation Platform. Đây chính là một khoảng không gian giúp thương hiệu tương tác trực tiếp với khách hàng.

Yếu tố thứ hai là consumer immersion. Yếu tố này sẽ giúp thấu hiểu khách hàng mục tiêu để tìm ra được những mối quan tâm và hấp dẫn đối với họ.

Yếu tố thứ ba là brand immersion. Yếu tố này sẽ được thực hiện nhằm xác định các thành tố của thương hiệu. Đây là một cách giúp hỗ trợ trực tiếp các hoạt động Marketing, từ đó sẽ làm nên những màu sắc mang đậm những nét cá tính riêng của thương hiệu.

Yếu tố thứ tư là xây dựng mục tiêu. Các mục tiêu này phải được đưa ra một cách rõ ràng, cụ thể và được dựa trên Brand Key.

Xây dựng ý tưởng của Activation
Xây dựng ý tưởng của Activation

4.3. Xác định các kênh thích hợp cho Brand Activation

Để Brand Activation phát huy hiệu quả, bộ phận Marketing bắt buộc phải tìm các kênh phù hợp để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của thương hiệu. Các kênh này sẽ được xác định dựa vào các bước cơ bản sau:

Bước thứ nhất là invitation. Đây chính là một bước quan trọng giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu nhằm tăng độ nhận biết tới các hoạt động trải nghiệm triển khai.

Bước thứ hai là sự trải nghiệm. Doanh nghiệp sẽ phải tạo ra các hoạt động trải nghiệm để khẳng định được những gì mà thương hiệu đã tạo ra. Chính bước này sẽ giúp đạt được mục tiêu mà nhà lãnh đạo đã hoạch định.

Bước thứ ba là lan tỏa. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các hoạt động marketing để khách hàng biết nhiều hơn tới thương hiệu như tặng quà kỷ niệm, phát tờ rơi,… Đây là một cách giúp mọi người biết nhiều hơn tới hoạt động ngay cả khi không tham gia.

Tóm lại, các hoạt động của Brand Activation mà triển khai một cách rời rạc, không tạo được màu sắc thì sẽ gây nên tốn kém chi phí mà không thu được kết quả gì. Mong rằng, câu trả lời Brand Activation là gì của vieclam123 sẽ đủ tạo tính thuyết phục đối với các bạn.

Trade Marketing là gì? Nhiệm vụ chính của Trade Marketing là gì?

Với những người làm marketing, chắc hẳn các bạn đã quen thuộc với thuật ngữ Trade Marketing. Đây là một trong những hoạt động quan trọng giúp quảng bá và phát triển sản phẩm. Vậy Trade Marketing cụ thể là cái gì? Đọc bài viết sau để có câu trả lời chính xác bạn nhé!

Trade Marketing

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.